Sản xuất ma túy tổng hợp giữa Hà Nội
Từ công tác đấu tranh, truy xét một đối tượng tàng trữ trái phép ma túy tổng hợp, Đội CSĐT tội phạm về ma túy CAQ Hai Bà Trưng, Hà Nội đã lần ra tụ điểm sản xuất ma túy tổng hợp quy mô lớn tại phố Thành Công, quận Ba Đình.
Từ trái qua: các đối tượng Hùng, Tuấn, Khang
Manh mối thoảng qua
Sau hơn nửa năm xác lập chuyên án đấu tranh, trung tuần tháng 4-2012, CQĐT CAQ Hai Bà Trưng đã kết thúc giai đoạn 1, chuyển hồ sơ đến Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố 3 bị can về các tội danh sản xuất trái phép, tàng trữ trái phép chất ma túy; gồm: Hoàng Phúc Khang (SN 1970), trú ở số 1 ngõ 6B phố Thành Công, quận Ba Đình; Đỗ Duy Hùng (SN 1972), trú ở ngõ Lương Sử B, phố Quốc Tử Giám, phường Văn Chương, Đống Đa; và Trần Anh Tuấn (SN 1965), trú ở phố Lò Sũ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Manh mối của chuyên án này bắt đầu từ Đỗ Duy Hùng, một “dân chơi” ma túy có thâm niên của Hà Nội. Ngày 18-5-2011, khoảng 3h sáng, tổ công tác Đội CSĐT tội phạm về ma túy CAQ Hai Bà Trưng trong khi làm nhiệm vụ tại phố Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, đã phát hiện một chiếc taxi lòng vòng nhiều lần ở dãy nhà nghỉ trong ngõ 624. Trên xe có một vị khách nam giới với biểu hiện bất minh. Quyết định yêu cầu dừng xe và kiểm tra hành chính, lực lượng công an thu được trong người vị khách 1 túi nilon bên trong đựng tinh thể màu trắng, về sau giám định là ma túy tổng hợp nhóm ATS; 1 viên nén màu hồng trên bề mặt có logo hình cá ngựa, giám định được là ma túy tổng hợp loại 2C-B, cùng 1 chiếc ĐTDĐ và hơn 2 triệu đồng. Vị khách mang theo ma túy đó là Đỗ Duy Hùng. Về nguồn gốc số ma túy, Hùng khai anh ta có được từ 2 “nguồn” khác nhau. Một là mua của một đối tượng không quen biết với giá 500.000 đồng, mục đích để sử dụng. Số ma túy tên gọi “bột đá” còn lại, Hùng khai được một người bạn cho để… dùng thử. “Em đến nhà bạn chơi. Nó rủ lên tầng 2 và cho một ít “bột đá”, nói là nhờ dùng thử. Có vẻ như trong nhà nó có rất nhiều thứ “hàng” này”, Hùng nhớ lại.
Lời khai bâng quơ của Đỗ Duy Hùng khiến các trinh sát, điều tra viên Đội CSĐT tội phạm về ma túy CAQ Hai Bà Trưng linh cảm một sự thật khác. Ngay sau đó, chỉ huy CAQ Hai Bà Trưng đã yêu cầu lực lượng chống ma túy thực thi 2 nhiệm vụ: khám xét khẩn cấp nơi ở của Đỗ Duy Hùng, và đặc biệt, rà soát, xác định “người bạn tốt” đã tặng Hùng ma túy đá. Tại nhà Hùng, lực lượng công an thu thêm 8 túi nilon đựng ma túy tổng hợp. Tất cả số ma túy này đều từ người bạn của Hùng mà ra.
Chặt đứt dây chuyền sản xuất
Video đang HOT
Kẻ “tặng” ma túy tổng hợp cho Hùng là Hoàng Phúc Khang. Sinh ra tại Lào Cai, sau đó, Khang cùng gia đình về Hà Nội sinh sống. Cho đến trước khi bị cơ quan công an ra lệnh truy nã, Hoàng Phúc Khang có nhân thân khá “sạch”, chưa tiền án, tiền sự và không có biểu hiện côn đồ, “ xã hội đen”. Một thời gian dài, Khang đi Nga, sau đó về Hà Nội kinh doanh ô tô. Khoảng thời gian sống ở ngõ 6B phố Thành Công, theo thông tin từ đồng chí CSKV CAP Thành Công, “Khang thường ít khi ở nhà và không hay giao du với hàng xóm”.
Ngay sau khi tổ chức khám xét nơi ở của Đỗ Duy Hùng, CAQ Hai Bà Trưng đã ra lệnh khám xét khẩn cấp đối với Hoàng Phúc Khang. Thời điểm này, Khang đã bỏ trốn. Cơ quan công an thu giữ được gần đầy thùng chiếc xe ô tô bán tải, chứa các dụng cụ liên quan đến việc sản xuất trái phép chất ma túy. Tang chứng, vật chứng rành rành, nhưng phải đến ngày 11-7-2011, khi Hoàng Phúc Khang bị bắt theo lệnh truy nã, nhiều tình tiết vụ án mới được làm sáng tỏ.
Khang khai, khoảng tháng 11-2011, Khang quen Trần Anh Tuấn, thường gọi là Tuấn “Giảng” – SN 1965, nhà ở phố Lò Sũ, quận Hoàn Kiếm. Khang biết rõ Tuấn liên quan đến hoạt động ma túy. Một thời gian ngắn sau, Tuấn đặt vấn đề với Khang: “Tôi có một ông anh xã hội biết điều chế ma túy tổng hợp, đang có nhu cầu thuê nhà. Nếu ông muốn kiếm tiền, cho thuê tầng 5, ông anh tôi trả 10 triệu đồng/ tháng”. Nghe bùi tai, Khang đồng ý, và nói với người nhà việc cho thuê tầng 5 nhưng không nói rõ mục đích thuê của khách.
Giữa tháng 4-2011, Trần Anh Tuấn trực tiếp đứng ra giao dịch thuê nhà với người nhà của Khang, và ứng trước một phần tiền. Mấy ngày sau, Tuấn rủ về một nhóm người, có cả trẻ con, đến ở, mục đích để che mắt hàng xóm, lực lượng chức năng. Tại đây, nhóm người lạ mang theo nguyên liệu, phương tiện đến để sản xuất ma túy. Tường trình với cơ quan công an về sau này, người nhà Hoàng Phúc Khang khai, “từ khi đám người lạ đến thuê nhà, có ngửi thấy mùi khét lạ giống mùi thuốc sâu, song vì đã cho thuê phòng nên gia đình không quan tâm và không can thiệp sinh hoạt của người khác”.
Ngày 21-2-2012, Trần Anh Tuấn bị bắt. Khám xét nhà Tuấn, cơ quan công an thu một lượng khá lớn ma túy tổng hợp cùng một chiếc cân điện tử, dùng để cân – chia ma túy. Phát hiện, chặt đứt dây chuyền sản xuất ma túy là thành công của giai đoạn một; giai đoạn hai đã được CAQ Hai Bà Trưng bắt tay thực hiện, bằng việc xác minh, truy bắt những kẻ trực tiếp sản xuất ma túy tại địa chỉ số 1 ngõ 6B phố Thành Công.
Theo ANTD
Bố bé bị bắt cóc đòi bồi thường 120 triệu đồng
Sáng nay, 9-4, TAND TP Hà Nội xử sơ thẩm vụbắt cóc trẻ sơ sinh tại Bệnh viện phụ sản Trung ương. Ngoài tội danh "chiếm đoạt trẻ em", bị cáo Nguyễn Thị Lệ bị yêu cầu bồi thường 120 triệu đồng.
Anh Phạm Xuân Chiều cho con uống sữa sau khi cơ quan công an trao cháu bé cho gia đình.
Trước đó, như đã thông tin, trong vụ án bắt cóc trẻ sơ sinh tại Bệnh viện phụ sản trung ương, ngay sau khi tìm thấy cháu Phạm Xuân Trường, anh Phạm Xuân Chiều (bố cháu bé) nói với báo giới, sẽ tùy cơ quan pháp luật xét xử đối tượng bị buộc tội bắt cóc Nguyễn Thị Lệ.
Anh Phạm Xuân Chiều cho biết, hiện con trai anh - cháu Phạm Xuân Trường được 5 tháng tuổi, nặng 8kg, hay ăn, chóng lớn.
Tuy nhiên, trong phiên xét xử dự kiến vào ngày 9 - 4, ngoài việc bị truy tố đối tượng Nguyễn Thị Lệ về tội "chiếm đoạt trẻ em", về dân sự, anh Phạm Xuân Chiều cũng yêu cầu đối tượng bồi thường 120 triệu đồng.
Anh Chiều cho biết, ngay khi cơ quan điều tra tiếp nhận vụ án, đã hỏi gia đình về chi phí trong những ngày tìm kiếm cháu bé. Anh Chiều cho biết, tốn 120 triệu đồng. Qua tham khảo ý kiến, anh Chiều yêu cầu bồi thường đúng với số tiền đã bỏ ra để tìm cháu Trường.
Tuy nhiên, anh Chiều cũng cho biết, việc đền bù này không quan trọng với gia đình anh.
"Số tiền đó không quan trọng, gia đình cũng không yêu cầu nhất thiết phải được đền bù số tiền đó" - Anh Chiều nói.
"Chiếm đoạt trẻ em"
Vụ án bắt cóc trẻ sơ sinh ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương xảy ra đầu tháng 11-2011.
Theo cáo trạng, Nguyễn Thị Lệ (SN 1982, ở Việt Yên, Bắc Giang) bị truy tố về hành vi "chiếm đoạt trẻ em".
Đối tượng Nguyễn Thị Lệ.
Trước đó, ngày 3-11-2011, Lệ đóng giả làm bác sỹ, vào khoa sản 2 Bệnh viện Phụ sản Trung ương, lừa bế cháu Phạm Xuân Trường (ba ngày tuổi), con của sản phụ Trần Thị Thơm (SN 1977, quê Hưng Yên) và anh Phạm Xuân Chiều. Sau đó, Lệ đưa bé về nhà chồng ở huyện Đông Anh (Hà Nội).
Sau năm ngày kể từ khi cháu bé bị bắt cóc, ngày 8-11-2011, Phòng cảnh sát hình sự (PC 45 - Công an TP Hà Nội) phối hợp với công an huyện Đông Anh giải cứu thành công cháu Trường, bắt giữ Nguyễn Thị Lệ.
Cặp vợ chồng hờ nhiễm HIV vẫn buôn ma túy Dù biết mình bị nhiễm căn bệnh quái ác - HIV/AIDS, thế nhưng, gã nghiện Bùi Đình Tiến vẫn cùng với ả nhân tình buôn ma túy để gieo rắc cái chết trắng đến một bộ phận thanh thiếu niên trên địa bàn. Cặp vợ chồng hờ Bùi Đình Tiến và Phan Thị Kim Cúc cùng tang vật thu giữNgày 4-4, Cơ quan...