Sản xuất lúa gạo thảo dược: Còn khó trong khâu tiêu thụ
Thời gian qua, một số đơn vị trong tỉnh sản xuất lúa gạo thảo dược nhưng gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ triển khai các biện pháp tháo gỡ, phối hợp với các sở, ngành đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm.
Yếu khâu tiếp thị
Năm 2019, Trại thực nghiệm giống cây trồng Suối Dầu, thuộc Trung tâm Khuyến nông đưa vào sản xuất thử nghiệm lúa thảo dược với diện tích 3.000m 2 , đạt sản lượng hơn 1 tấn. Nguồn giống lấy từ Công ty TNHH Khoa học và công nghệ Vĩnh Hòa – một đơn vị danh tiếng về sản phẩm lúa gạo thảo dược tại Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, do khâu tiêu thụ gặp khó nên phải tạm dừng. Ông Trần Thượng Hào – Trung tâm Khuyến nông cho biết: “Để phục vụ cho đề tài sản xuất phân trùn quế, đơn vị đã nghiên cứu sản xuất lúa thảo dược nhằm theo dõi chất lượng của phân trùn. Tất cả công đoạn sản xuất đều theo tiêu chuẩn hữu cơ rất nghiêm ngặt nên giá thành gạo đội lên cao. Giá bán gạo thảo dược lúc đó 40.000 đồng/kg, giá hòa vốn cũng 30.000 đồng/kg. Với đặc thù là đơn vị sự nghiệp, rất khó làm tốt khâu quảng bá, tiếp thị nên hiệu quả tiêu thụ kém”.
Sản xuất lúa thảo dược tại Ninh Đông, Ninh Hòa.
Tương tự, thời gian trước, do khâu liên kết, quảng bá sản phẩm của Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Ninh Đông, thị xã Ninh Hòa còn nhiều hạn chế nên đơn vị gặp khó trong khâu tiêu thụ. HTX sản xuất 2 mặt hàng chủ lực OCOP (mỗi xã một sản phẩm) là lúa thảo dược và nếp quạ (nếp cẩm). Trong đó, lúa thảo dược 1ha, nếp quạ 1ha; năng suất bình quân đạt 6 tấn/ha (nếp quạ), 8 tấn/ha (lúa thảo dược). HTX đã đầu tư dây chuyền sản xuất xay xát gạo và lò sấy đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra. Sản phẩm được đóng bao quy cách 1 và 2kg/bao, giá bán lẻ 22.000 đồng/kg, bán sỉ 20.000 đồng/kg. Tuy nhiên, do yếu khâu tiếp thị, điểm bán hàng ít, thiếu đại lý nên tiến độ bán 2 sản phẩm này của HTX còn chậm, ít người tiêu dùng biết đến.
Ông Nguyễn Điệt – Giám đốc HTX Nông nghiệp Ninh Đông cho hay, năm 2020, HTX sản xuất 3ha lúa thảo dược và nếp quạ, sản lượng đạt 15 tấn (7,5 tấn mỗi loại). Giống do HTX tự sản xuất. Được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương nên việc sản xuất lúa thảo dược khá thuận lợi. Sắp tới, HTX sẽ mở rộng diện tích lên 5ha, liên kết với 20 hộ nông dân sản xuất lúa thảo dược và nếp quạ. Hiện nay, việc tiêu thụ gạo thảo dược và nếp quạ đã có bước khởi sắc, đặc biệt là sau khi các sản phẩm này được công nhận OCOP. Tuy nhiên, khi thương hiệu được biết đến lại nảy sinh một số vấn đề khác liên quan tới khâu tiêu thụ. Một số đơn vị muốn thu mua sản phẩm với số lượng lớn nhưng HTX chưa dám ký hợp đồng vì ngại không đảm bảo sản lượng. Một số cơ sở xay xát lúa gạo phía nam đặt hàng mua sản phẩm thô, nhưng cách làm này không mang lại nhiều lợi nhuận, về lâu dài sẽ đánh mất thương hiệu. Một số đơn vị ở xa mong muốn nhận hàng ngay nhưng việc xây dựng phần mềm online đối với HTX còn lạ lẫm. Vì thế, HTX đã để vuột mất nhiều cơ hội.
Sẽ tăng cường quảng bá
Thực tế, trên thị trường, gạo thảo dược là mặt hàng rất “hot”. Nhiều cá nhân, đơn vị, tổ chức sản xuất rất có hiệu quả và phát triển thị trường gạo thảo dược. Điển hình là Công ty TNHH Khoa học và công nghệ Vĩnh Hòa, tỉnh Nghệ An. Vậy tại sao việc tiêu thụ gạo thảo dược ở Khánh Hòa gặp khó?
Ông Lê Bá Ninh – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thừa nhận, hiện tại, các mặt hàng lúa gạo thảo dược và nhiều sản phẩm OCOP còn khó trong khâu tiêu thụ. Nguyên nhân là do các sản phẩm này còn lạ lẫm, người tiêu dùng chưa biết đến và do công tác quảng bá, tiếp thị còn yếu. Hiện nay, việc sản xuất lúa thảo dược cũng chỉ là bước đầu. Trong tỉnh chỉ có HTX Nông nghiệp Ninh Đông là đơn vị sản xuất tương đối quy mô; còn lại không có đơn vị, tổ chức nào sản xuất, ngoại trừ Trung tâm Khuyến nông mới đưa vào thử nghiệm nhưng cũng đã tạm dừng.
Lãnh đạo HTX Ninh Đông thừa nhận việc tiêu thụ lúa gạo thảo dược tại HTX đã có bước khởi sắc khi công tác tuyên truyền được quan tâm. Tuy nhiên, HTX vẫn còn nhiều vấn đề cần Nhà nước trợ giúp như: Tiếp cận vốn vay ưu đãi; liên kết sản phẩm, hỗ trợ giống, phân bón…; hỗ trợ chi phí phân tích dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm (hiện nay chi phí test còn cao)…; đặc biệt là hỗ trợ xây dựng phần mềm online về tiếp thị, mua bán sản phẩm.
Video đang HOT
Ông Lê Bá Ninh cho biết, thời gian tới, sở sẽ phối hợp với các sở, ngành đẩy mạnh công tác quảng bá các mặt hàng OCOP của tỉnh nói chung, gạo thảo dược nói riêng. Trong đó, đưa sản phẩm OCOP lên sàn giao dịch điện tử nhằm tăng cường kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm gắn với phát triển du lịch…
CSGT đã ra quân, xe chở mía cồng kềnh vẫn tung hoành trên quốc lộ 26
Từ 24-2, Đội 2 CSGT tỉnh Đắk Lắk đã ra quân xử lý ngăn chặn tình trạng xe quá khổ, quá tải nhưng thực tế xe quá tải vẫn tung hoành trên quốc lộ 26.
Chạy trên quốc lộ 26, không khó để bắt gặp xe tải lại nối đuôi nhau chở theo những thùng mía cao ngất ngưởng, có dấu hiệu quá tải chạy ầm ầm, gây nguy hiểm cho người đi đường cả ngày lẫn đêm. Các xe chở mía từ cánh đồng mía của M'đrắk về nhà máy mía đường (tại thị trấn Ea Knốp, huyện Ea Kar và huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa).
Tài xế "canh" CSGT?
Xe mía có ngọn vẫn chạy ầm ầm - Ảnh: THẾ THẾ
Trên tuyến đường này, xe tải chở mía mang biển kiểm soát của các tỉnh như Gia Lai, Nghệ An, Phú Yên, biển số Lào... chạy dọc ngang, cơi nới thùng hàng chở mía cao ngút.
Tài xế Đ.N.T. (trú huyện Ea Kar) thừa nhận việc chở quá tải là sai quy định, nhưng vì chi phí nhiều nên đành làm liều.
"Chúng tôi biết chở quá tải là sai, cũng muốn chở đủ tải trọng nhưng do đoạn đường xa và chi phí nhiều nên phải ngậm ngùi chở hơn xíu. Khi qua đoạn đường có chốt CSGT thì sẽ có người báo, hoặc gần đến chốt CSGT thì sẽ dừng lại để trốn. Lực lượng CSGT về thì chúng tôi đi tiếp", tài xế T. nói.
Ông Lê Tuân, phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Mía đường 333, cho biết trách nhiệm để xe chở cơi nới, quá tải thuộc về đơn vị cung ứng vì khi ký hợp đồng công ty đã nhắc nhở xe chở đúng tải trọng, không chở hàng cồng kềnh.
"Mặc dù đã ký cam kết, thực ra hàng hóa nông sản chất cồng kềnh và chở vượt tải trọng vẫn xảy ra. Đơn vị đã cố gắng hết mức, nhưng nhiều tài xế vẫn chưa tuân thủ đúng quy định", ông Tuân khẳng định.
Xe xếp ngọn, vướng cả vào dây điện của người dân - Ảnh: THẾ THẾ
Đại úy Nguyễn Thanh Hùng - đội phó đội CSGT đường bộ số 2 (Phòng CSGT Công an tỉnh Đắk Lắk - PC08) - cho biết hiện mùa mía của người dân địa phương đang trong giai đoạn thu hoạch cao điểm, các hợp tác xã vận tải ký khoán với nhà máy mía đường dẫn tới tình trạng chở quá khổ quá tải, cồng kềnh gây nguy hiểm.
"Do tuyến quốc lộ 26 dài hơn 100km, công việc tuần tra kiểm soát vẫn còn nhiều khó khăn vì phải tuần lưu liên tục dọc tuyến. Thời gian qua, nhiều trường hợp xe quá khổ quá tải cố tình trốn tránh việc tuần tra kiểm soát của đơn vị nên khó phát hiện. Sắp tới, chúng tôi tiếp tục yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị vận tải ký cam kết chở hàng hóa đúng trọng tải, không cơi nới. Trường hợp vi phạm, trốn tránh sẽ bị xử lý nghiêm", ông Hùng nói thêm.
Xe vi phạm nhiều vì... anh em về đi họp (!)
Toàn xe cơi nới để chở được nhiều - Ảnh: THẾ THẾ
Trao đổi với phóng viên, thượng tá Vũ Tiến Thăng - trưởng PC08 Công an tỉnh Đắk Lắk - cho biết việc ra quân này nhằm lập lại trật tự an toàn giao thông dọc tuyến quốc lộ 26. Việc thực thi nhiệm vụ này được giao cho Đội CSGT đường bộ số 2.
Để ngăn chặn các xe chở mía vi phạm về chiều cao, trọng tải, chạy bạt mạng trên quốc lộ gây nguy hiểm cho người đi đường, từ 24-2 đội CSGT đường bộ số 2 PC08 Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quân để kiên quyết xử lý.
Tuy nhiên, ngày 1-3, phóng viên tiếp tục ghi nhận sau một tuần ra quân của Đội CSGT số 2, lượng xe tải chở mía có dấu hiệu vi phạm vẫn không giảm bớt, có dấu hiệu tung hoành hơn trước. Phóng viên đã thử dọc tuyến quốc lộ xem đội CSGT số 2 thực hiện việc tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thì không thấy cán bộ, chiến sĩ nào làm nhiệm vụ.
Các xe luôn bốc quá trọng lượng cho phép để kiếm thêm - Ảnh: THẾ THẾ
Trao đổi thêm về vấn đề này, trung tá Phan Ngọc Siêng - đội trưởng đội CSGT đường bộ số 2 PC08 Đắk Lắk - cho biết công việc tuần tra, kiểm soát dọc quốc lộ 26 của đơn vị nhằm ngăn chặn xe quá tải, quá khổ là thường xuyên. Tuy nhiên, do ngày thứ hai (ngày 1-3) đơn vị họp nên cả đội về Buôn Ma Thuột mới xảy ra tình trạng này (xe vi phạm chạy liên tục - PV).
Để có căn cứ xử lý, đơn vị sử dụng cân lưu động, nếu phát hiện các trường hợp quá khổ sẽ yêu cầu dừng xe kiểm tra, xử lý. Sau nhiều ngày ra quân, đơn vị đã lập biên bản 13 trường hợp vi phạm về quá khổ, quá tải, xếp hàng lệch...
Sau nhiều ngày quyết liệt ra quân, đội 2 CSGT Đắk Lắk đã lập biên bản được 13 trường hợp - Ảnh: THẾ THẾ
Tuy nhiên, ông Siêng thừa nhận việc xử lý vi phạm là rất nhỏ so với thực tế vi phạm về quá khổ, quá tải trên quốc lộ 26...
Không chặn xe có dấu hiệu vi phạm 'là do anh em sơ suất'
Phóng viên đi theo một xe mang biển số Lào từ quốc lộ 26 rẽ vào đường đi vào Công ty Mía đường 333. Tuyến đường dân sinh này đã bong tróc, hư hỏng nhiều. Tại đoạn giao nhau với Nhà máy đường 333 có một tổ công tác gồm ôtô chuyên dụng và 1 xe 'bồ câu' làm nhiệm vụ.
Tuy nhiên, xe chở mía "qua chốt", đi vào đường ngược chiều rồi vào sân nhà máy. Các cán bộ CSGT lúc này đang kiểm tra giấy tờ một xe chở mía khác và không có hiệu lệnh gì đối với xe biển số Lào có dấu hiệu vi phạm này.
Xe có dấu hiệu vi phạm ngang nhiên qua chốt rồi đi trước mặt CSGT đi vào đường ngược chiều - Ảnh: TRUNG TÂN
Một lãnh đạo Đội CSGT Công an huyện Ea Kar xác nhận tổ công tác đó là của đơn vị. Việc không kiểm tra xe có dấu hiệu vi phạm có thể "do anh em sơ suất".
Đổi mới toàn diện quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế Thủ tướng đánh giá cao Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nghiêm túc nghiên cứu, tổng hợp để hoàn thiện Đề án, trong đó đã đưa ra nhiều nội dung, giải pháp về đổi mới quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế. Dây chuyền sản xuất tại công ty Tôn Hòa Phát (Khu công nghiệp Phố nối B, huyện Văn...