Sản xuất công nghiệp tìm hướng đi mới trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Đại diện Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng Chính phủ và thành phố cần có những chính sách quyết liệt hơn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn và ổn định sản xuất.
Công nhân vận hành dây chuyền sản xuất tại một công ty sợi. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
Tình hình sản xuất công nghiệp 3 tháng đầu năm 2020 gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh những chính sách hỗ trợ của Chính phủ, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang nỗ lực tìm hướng đi mới để vượt khó.
Đặc biệt, trước dự báo tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong những tháng tiếp theo sẽ tiếp tục gặp nhiều thách thức do những diễn biến mới của dịch COVID-19, các sở, ngành thành phố đang đồng hành cùng doanh nghiệp nỗ lực sản xuất nhưng vẫn đảm bảo an toàn ở mức cao nhất có thể.
Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm
Theo Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, 3 tháng đầu năm 2020, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) trên địa bàn thành phố giảm 1% so với cùng kỳ năm 2019. Riêng trong tháng 3/2020, chỉ số IIP tăng 3,4% so với tháng 2/2020 và giảm 6,6% so cùng kỳ năm 2019.
Báo cáo của sở, ngành cũng cho thấy chỉ có một số ngành công nghiệp chủ yếu có chỉ số IIP 3 tháng đầu năm 2020 tăng cao hơn chỉ số sản chung của toàn ngành công nghiệp như sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 12,2%; sản xuất sản phẩm điện tử tăng 11,5%; sản xuất da và sản phẩm liên quan tăng 2,9%.
Các ngành công nghiệp chủ yếu còn lại có chỉ số IIP thấp hơn chỉ số chung của toàn ngành.
Đơn cử, chỉ số IIP 3 tháng đầu năm 2020 của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 1,7% so cùng kỳ 2019; trong đó, ngành chế biến lương thực, thực phẩm tiếp tục giảm do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Cùng với đó, một số doanh nghiệp lớn tiếp tục dịch chuyển dây chuyền sản xuất sang tỉnh khác. Trong khi đó, ngành sản xuất đồ uống tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông cùng Luật Phòng chống tác hại rượ-u, bia năm 2019.
Đối với 4 ngành công nghiệp trọng điểm, chỉ số IIP 3 tháng đầu năm 2020 bằng cùng kỳ năm 2019 và tăng hơn 1,0 điểm phần trăm so với chỉ số IIP chung của toàn ngành công nghiệp. Trong số đó, có hai trong 4 ngành có chỉ số sản xuất tăng so với cùng kỳ – ngành hóa dược tăng 8,0% và ngành sản xuất điện tử tiếp tục tăng 11,5%.
Đại diện Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng Chính phủ và Thành phố Hồ Chí Minh cần có những chính sách quyết liệt hơn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn và ổn định sản xuất. Thực trạng doanh nghiệp thiếu hụt nguyên liệu sản xuất và xuất khẩu hàng hóa sang những quốc gia khác sẽ tiếp tục gây gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, một số ngành có chỉ số tồn kho giảm khá mạnh so cùng thời điểm năm 2019. Đây cũng là vấn đề thách thức đối với doanh nghiệp và toàn ngành công nghiệp thành phố trong thời gian tới.
Dẫn chứng cụ thể, ông Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cho hay ở lĩnh vực xuất khẩu, tính chung 3 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh tại cửa khẩu trên cả nước đạt hơn 9,85 tỷ USD, tăng 7,5 % so cùng kỳ năm 2019; còn kim ngạch xuất khẩu không tính dầu thô đạt hơn 9,28 tỷ USD, tăng 8,5% so cùng kỳ năm trước.
Về thị trường xuất khẩu, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với doanh nghiệp Tành phố Hồ Chí Minh với kim ngạch xuất khẩu trong 3 tháng đầu năm 2020 đạt hơn 2,15 tỷ USD (tăng 31,6% so cùng kỳ năm 2019 và chiếm 23,4% tỷ trọng xuất khẩu).
Thị trường xuất khẩu lớn thứ hai là Hoa Kỳ với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1,58 tỷ USD (tăng 5,9% so cùng kỳ và chiếm 17,2% tỷ trọng xuất khẩu); tiếp theo là thị trường Nhật Bản đạt 777,2 triệu USD (giảm 1,8% so cùng kỳ và chiếm 8,5% tỷ trọng xuất khẩu).
Riêng đối với những thị trường mà Việt Nam đã tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA), thì giá trị xuất khẩu trong 3 tháng đầu năm 2020 có xu hướng giảm.
Video đang HOT
Điển hình, xuất khẩu sang thị trường châu Âu trong 3 tháng đầu năm 2020 đạt hơn 1,15 tỷ USD, giảm 8,4% so cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 12,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố.
Đầu tư theo xu hướng thị trường
Theo các chuyên gia, dịch COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp khi lao động tham gia sản xuất sụt giảm và thiếu nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất.
Đặc biệt, những doanh nghiệp phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu gặp nhiều thách thức hơn để duy trì và ổn định sản xuất.
Đáng chú ý, vừa qua, Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã thông qua việc triển khai Bộ chỉ số đánh giá tính rủi ro lây nhiễm COVID-19 tại doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu doanh nghiệp tự đánh giá mức rủi ro và lãnh đạo quận, huyện sẽ rà soát.
Ngoài ra, Bộ chỉ số được thành phố triển khai trên tinh thần ủng hộ sản xuất nhưng phải đảm bảo an toàn, nên doanh nghiệp cần chủ động các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19, đồng hành cùng thành phố.
Sản xuất hàng may mặc tại Công ty Cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu May Phương Nam (quận Gò Vấp). (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)
Trước bối cảnh sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như xu thế “ảm đạm” trên cả thị trường trong nước lẫn xuất khẩu, ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng Giám đốc Vinamit cho rằng cần có tâm thế chủ động ứng phó với diễn biến thị trường và giải bài toán khủng hoảng. Tuy nhiên, những điều này đòi hỏi người chủ doanh nghiệp phải có sự linh hoạt trong quản trị sản xuất kinh doanh, cũng như quản trị doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp muốn phát triển bền vững, phải luôn bám sát thông tin thị trường để khi xuất hiện nguy cơ, rủi ro… có thể kịp thời xử lý và vượt qua.
Để duy trì ổn định hoạt động sản xuất, tìm đầu ra cho sản phẩm và chia sẻ khó khăn chung của khách hàng trong mùa dịch COVID-19, bà Nguyễn Thùy Ngân, Giám đốc thương hiệu SolarBK cho biết, SolarBK triển khai nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng.
Theo ghi nhận thực tế trên thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp đã thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh nhằm tìm ra hướng đi mới để vượt khó.
Ngoài việc doanh nghiệp sản xuất công nghiệp bắt tay đầu tư và trực tiếp thực hiện khâu quảng bá, tiếp thị, khuyến mãi sản phẩm và giao hàng tay người tiêu dùng, còn có những doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, tung ra thị trường những dòng sản phẩm đáp ứng thị hiếu tiêu dùng và xu hướng thị trường hiện nay./.
Mỹ Phương
Giám đốc thị trường vốn Cushman & Wakefiel: 6 nút thắt cần gỡ bỏ để BĐS phục hồi sau đại dịch Covid-19
Dưới tác động của Covid-19, theo đại diện Cushman & Wakefiel cần giải quyết các vấn đề cơ cấu chính cho thị trường bằng cách hợp tác với các doanh nghiệp tư nhân để cải thiện khung pháp lý và rót một lượng tiền mặt cần thiết vào các khu vực ngân hàng và cho vay tư nhân trên các thị trường vốn.
Ông Ben Gray, Giám đốc Thị tường vốn và ông Paul Tonkes, Giám đốc Dịch vụ Logistics và Công nghiệp, Cushman & Wakefield Vietnam nêu ra 6 nút thắt cũng như các hướng giải quyết có thể đem đến các cơ hội quan trọng cho các nhà đầu tư BĐS vượt qua cuộc khủng hoảng Covid-19.
Sự minh bạch trong giá chuyển nhượng đất
Ưu tiên hàng đầu là cần chấm dứt bất ổn xung quanh việc xem xét giá chuyển nhượng đất hiện nay. Ngoài ra, việc xem xét các mức giá dự án đã được trả bởi các nhà phát triển bất động sản cần được đẩy nhanh và đưa ra khung pháp lý rõ ràng để giải quyết. Quá trình xem xét đã gây cản trở cho sự phát triển, ảnh hưởng đến thị trường thương mại và tạo ra những hạn chế về nguồn cung trên một thị trường đang lớn mạnh với nguồn cầu cao.
Kinh tế học đơn giản dạy cho chúng ta biết rằng những nút thắt về nguồn cung trong những thời điểm nguồn cầu tăng sẽ dẫn đến tăng giá đất, giá mua bán và giá thuê. Chúng ta đã kinh nghiệm điều này trong những tháng qua và hiện việc thẩm định tài sản sinh lời nói chung tại Việt Nam có ít mối tương quan với các mức giá chuẩn trên thị trường và tính khả thi nói chung.
"Việc ban hành chính sách rõ ràng và khung pháp lý chặt chẽ cho các nhà phát triển bất động sản sẽ giúp giải quyết các vấn đề về cung mà không áp đảo thị trường hay làm thị trường mất ổn định. Việc xây dựng cơ chế rõ ràng để thẩm định giá trị đất trước kia và hiện tại - mà không dựa vào đấu giá hay đầu cơ công - sẽ là một động thái thận trọng của nhà nước", ông Ben Gray, Giám đốc, Thị tường vốn Cushman & Wakefield Vietnam nhấn mạnh.
Tăng niềm tin qua hợp tác công-tư
Một đề xuất đã được thảo luận bởi các nhà đầu tư và các nhà phát triển bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp đó là nhà nước cần tiếp tục phát triển mô hình PPP (hợp tác công - tư) đối với đất do quân đội và nhà nước sở hữu. Mô hình này sẽ giúp tăng cơ hội tiếp cận đất phù hợp của nhà đầu tư cho mục đích phát triển, và mô hình này có thể được sử dụng bởi các chủ sở hữu đất để phát triển thêm các cơ sở dựa theo mức đầu tư. Những vị trí này sẽ giúp tăng FDI và giúp thu hút các nhà đầu tư và người sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất, công nghiệp và logistics.
Một đề xuất khác được đưa ra bởi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đó là phát triển quy trình áp dụng và phê duyệt thiết thực và minh bạch. Quy trình này sẽ đòi hỏi phải chỉ định ba chuyên gia thẩm định độc lập để thẩm định giá trị tài sản của nhà phát triển và nhà đầu tư bất động sản. Việc thẩm định sẽ có tính chất bắt buộc đối với tất cả các bên và được đưa vào quy trình chuyển đổi và định giá Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (LURC).
Theo ông Paul Tonkes, Giám đốc, Dịch vụ Logistics và Công nghiệp, Cushman & Wakefield Vietnam, quy trình này sẽ đem lại niềm tin cho các nhà phát triển và các nhà đầu tư bất động sản để có thể tiếp cận các dự án theo cách thức kịp thời, và các vấn đề về cung sẽ được tháo gỡ. Chính phủ có thể tăng cường quy trình này có đầu tư quy mô lớn trong đăng ký trực tuyến vì tổng quy hoạch nhiều thành phố và tỉnh thành đã được thực hiện trực tuyến. Việc truy cập công khai đối với các tài nguyên này cũng sẽ thúc đẩy sự minh bạch hơn.
Cần k hung pháp lý, quy trình và giá cả rõ ràng hơn
Các quy trình và các khung pháp lý cho phép quy trình này có thể được sử dụng để giải quyết nút thắt khác trên thị trường: thời hạn và điều kiện cấp LURC. 50 năm là thời hạn thích hợp để các nhà đầu tư thu được lợi từ đất hoặc tài sản, và họ có thể thu được kết quả trong thời hạn thuê này. Các thị trường khác trong khu vực đã tận dụng thành công thời hạn thuê đất.
Điều các nhà đầu tư không hài lòng đó là bất ổn gia tăng do thiếu đường lối chỉ đạo hoặc khung pháp lý rõ ràng đối với các vấn đề tiềm ẩn. Trong trường hợp này, việc hết hạn LURC của dự án hoặc tài sản, và quy trình gia hạn LURC khiến cho các nhà đầu tư và các nhà phát triển bất động sản băn khoăn.
Dự luật mới về đất đai có lẽ tháo gỡ được nút thắt này. Tuy nhiên, chừng nào dự luật còn thay đổi liên tục, khung pháp lý sẽ còn cồng kềnh và ảnh hưởng đến hầu hết các khu vực bất động sản, dẫn đến dự án chậm trễ và tăng chi phí phát triển. Bằng việc đưa ra đường lối chỉ đạo, quy trình và mức giá rõ ràng, nhà nước có thể mở cửa đón nhận các nguồn vốn chảy vào Việt Nam.
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng
Nút thắt thứ ba đó là thiếu cơ sở hạ tầng làm cản trở thị trường bất động sản. Trong trường hợp miền Nam Việt Nam, việc hoàn thành các đường vành đai bên trong và bên ngoài, kết nối các cảng và khu công nghiệp bằng các đoàn tàu chở hàng, và phát triển các nút giao thông nhanh chóng sẽ hỗ trợ cho việc sử dụng hiệu quả và thành công vốn đầu tư.
Ví dụ điển hình là các dự án PPP thành công tại Quảng Ninh, nơi Tập đoàn Sun Group đã cho xây dựng sân bay, bến du thuyền và đường cao tốc chất lượng cao. Mô hình tương tự có thể được áp dụng cho các nút giao thông công cộng bằng việc đầu tư vào các giải pháp vận chuyển liên hợp hiệu quả, bao gồm đẩy mạnh phát triển hệ thống đường sắt và cải thiện đường đi vào nội thành.
Mô hình này sẽ giải quyết những hạn chế về cơ sở hạ tầng đang cản trở sự phát triển và đầu tư vào nhiều loại hình bất động sản.
Một sáng kiến do nhà nước chỉ đạo mang lại kết quả đó là kế hoạch "Năm Thành phần của Cơ sở hạ tầng". Kế hoạch tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng đối với các khu vực kinh tế ven biển và cửa khẩu cũng như phát triển các khu công nghiệp, khu công nghệ cao và khu nông nghiệp.
Quy hoạch phát triển và phân bổ vốn đã được các khu vực tư và công xác định là cần thiết đối với sự phát triển bền vững của các thị trường bất động sản. Việc cung cấp cho các bên hữu quan hiểu biết rõ ràng về tác động của dự án đầu tư đảm bảo rằng dự án đầu tư của họ đã được thực hiện theo cách thức hiệu quả. Tương tự như vậy, các nhà phát triển bất động sản tìm kiếm các nhà đầu tư có thể thay đổi linh hoạt để phục vụ nhu cầu vốn của mình.
Cải thiện cơ hội tiếp cận tín dụng
Vào tháng 12/2019, tiếp cận tín dụng đã được bởi Ngân hàng Thế giới xác định là yếu tố quan trọng nhất cho tăng trưởng kinh tế. Các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam cần giải quyết các hạn chế về tài chính nếu họ muốn quốc gia tiếp tục "tăng trưởng nhanh và toàn diện".
Nâng cao quản trị và minh bạch thông tin sẽ đòi hỏi có sự can thiệp của nhà nước. Tiếp cận tín dụng đối với các nhà phát triển bất động sản và chủ sở hữu tài sản là yếu tố then chốt để mở rộng cơ sở của nhà đầu tư tại Việt Nam. HIện nay, rủi ro chính đối với những người cho vay muốn làm việc với những người vay Việt Nam rất đơn giản: trong trường hợp không thể thanh khoản, việc tịch thu tài sản thế chấp khá khó khăn nếu không có sự phân xử của tòa án.
Để giảm thiểu rủi ro, những người cho vay sử dụng các biện pháp kiểm soát tiêu cực như các vị trí trong ban quản trị, quyền chọn mua cổ phiếu của công ty vay nợ, kiểm soát tài khoản tiền, quyền phủ quyết đối với các quyết định của cấp Ban quản trị hoặc, trong một vài tường hợp, kiểm soát giấy đăng ký của công ty. Điều này tạo ra trở ngại đối với hầu hết các nguồn vốn muốn chảy vào Việt Nam vì họ bị buộc phải hạn chế rủi ro, dẫn đến tăng chi phí vốn mà họ triển khai.
Do đó, việc giải quyết vấn đề thu hồi nợ sẽ giúp tăng tính thanh khoản. Các nhà phát triển và các chủ sở hữu có thể tiếp cận các nguồn vốn khác với chi phí rẻ và loại bỏ rủi ro đối với các ngân hàng nhà nước và địa phương.
Hồi phục và bứt ph á
Theo đại điệnCushman & Wakefield Vietnam, chúng ta có thể đang tiến tới một sự suy giảm có hệ thống của các nền kinh tế thế giới chưa từng thấy trong hơn 100 năm qua. Nếu giải quyết không đúng cách, các chuyên gia cảnh báo rằng đại dịch có thể gây ra một sự ảnh hưởng giống như cuộc Đại khủng hoảng trong những năm 1920. Đối với một thị trường mới nổi như Việt Nam, bất động sản cần thúc đẩy tăng trưởng đất nước và phục hồi viện trợ trong trường hợp suy thoái kinh tế.
Theo đó, sự tăng trưởng này phụ thuộc vào nguồn vốn FDI trong các lĩnh vực công nghiệp, bán lẻ, văn phòng và cơ sở hạ tầng. Việc cho phép các chủ sở hữu tài sản sử dụng các tòa nhà làm tài sản đảm bảo cho các dòng tín dụng tư nhân, kích thích thị trường trong nước đối với các công ty và nhà sản xuất, và mở rộng hoạt động sẽ đặt tiền vào túi của người dân theo hình thức tiền công.
"Việt Nam có thể tháo gỡ nhanh chóng các nút thắt này, từ đó tăng niềm tin của nhà đầu tư và giúp thúc đẩy tăng trưởng nhanh nền kinh tế. Chính phủ có thể giải quyết một vài trong số những vấn đề này để nâng cao uy tín trên thế giới là một nhà nước có khả năng thích ứng với một thế giới luôn biến đổi", đại diện ushman & Wakefield Vietnam nhấn mạnh.
Hạ Vy
Đại dịch Covid-19: Cú sốc kinh tế có bị đánh giá thấp? Nhà kinh tế Jean Peyrelevade người Pháp cho rằng, thế giới đang bước vào một kịch bản kinh tế chưa từng có tiền lệ, bởi vậy, trước sự bùng phát đột ngột của đại dịch Covid-19, chúng ta không có kinh nghiệm và chưa có bất cứ sự chuẩn bị nào. Thế giới đang bước vào một kịch bản kinh tế chưa từng...