Sàn TMĐT cung cấp thông tin người bán định kỳ cho cơ quan thuế qua cổng thông tin điện tử
Trách nhiệm kê khai, nộp thuế thay các cá nhân bán hàng của các sàn TMĐT tiếp tục được quy định rõ, khi Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi một số nội dung của Nghị định 126 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.
Gian hàng nước ngoài ‘lấn át’ shop Việt trên các sàn TMĐT
Thách thức của doanh nghiệp logistic trong dòng chảy TMĐT xuyên biên giới
Theo thông tin từ Tổng cục Thuế, dự thảo quy định bổ sung trách nhiệm khai thuế thay, nộp thay cho cá nhân (bao gồm cả trong nước và nước ngoài) có phát sinh bán hàng hóa, dịch vụ thông qua sàn của các tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT).
Theo đó, đối với hàng hóa, dịch vụ được bán thông qua chức năng đặt hàng trực tuyến của sàn, tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT có trách nhiệm đại diện cho người bán là cá nhân (bao gồm cả trong nước và nước ngoài) để khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân.
Đối với hàng hóa, dịch vụ được bán không thông qua chức năng đặt hàng trực tuyến của sàn, các sàn giao dịch TMĐT thực hiện việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho người bán là cá nhân (bao gồm cả trong nước và nước ngoài) trên cơ sở sự ủy quyền bằng văn bản. Người bán là cá nhân có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin cho chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT để thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định.
Video đang HOT
Các sàn TMĐT phải cung cấp thông tin định kỳ hàng quý. Ảnh minh họa: Internet
Việc khai thuế thay, nộp thuế thay đã được quy định tại Nghị định số 126. Tuy nhiên, chưa có quy định về trách nhiệm của chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT (như quy định tại Nghị định số 85 năm 2021 về TMĐT). Trong đó, chưa có quy định rõ về nội dung thông tin phải cung cấp, hình thức và tần suất cung cấp thông tin. Vì vậy, tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 126, Bộ Tài chính cũng trình Chính phủ bổ sung quy định về trách nhiệm của chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT trong việc cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý thuế.
Theo đó, tổ chức là chủ sở hữu sàn TMĐT có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan thuế thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân có tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên sàn giao dịch TMĐT bao gồm: Tên người bán hàng, mã số thuế hoặc số định danh cá nhân hoặc chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu, địa chỉ, số điện thoại liên lạc; doanh thu bán hàng thông qua chức năng đặt hàng trực tuyến của sàn (nếu chủ sở hữu sàn không thực hiện khai thay, nộp thay thuế cho người bán).
Việc cung cấp thông tin được thực hiện định kỳ hằng quý, chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng đầu quý sau, bằng phương thức điện tử, qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế theo định dạng chuẩn dữ liệu do Tổng cục Thuế công bố.
Các thông tin do chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT cung cấp được đánh giá là quan trọng và cần thiết cho công tác quản lý thuế đối với các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ thông qua sàn giao dịch TMĐT. Vì vậy, để triển khai việc yêu cầu chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý, thì việc bổ sung tại Nghị định của Chính phủ quy định về nội dung thông tin phải cung cấp, hình thức và tần suất cung cấp thông tin để có sở pháp lý thực hiện thống nhất là cần thiết.
Apple đã chuyển 11 nhà máy trong chuỗi cung ứng của họ sang Việt Nam
Thông tin này được chia sẻ tại Hội nghị về tình hình và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh 6 tháng cuối năm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 27/6.
Tại Hội nghị, bà Đỗ Thị Thúy Hương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI), Uỷ viên Ban chấp hàng Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) cho biết, tác động của đại dịch COVID-19, xung đột giữa Nga - Ukraine và chính sách Zero-Covid của Trung Quốc đã khiến giá nhiên, nguyên liệu tăng phi mã, chuỗi cung ứng sản xuất linh kiện bị gián đoạn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, nhất là ngành công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử.
Cũng chính vì thiếu vật liệu sản xuất, các doanh nghiệp điện tử Việt Nam đã phải cắt giảm sản lượng. Riêng trong tháng 5/2022 đã giảm 20%. Mặt khác, ngành công nghiệp hỗ trợ nói chung và ngành sản xuất linh kiện điện tử nói riêng còn đối mặt với tình trạng thiếu lao động, nhất là lao động có tay nghề, lao động có trình độ cao.
Song, theo bà Hương, ngành sản xuất linh kiện điện tử Việt Nam vẫn có một số lợi thế nhất định, đơn cử như việc được hưởng lợi từ xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng. Các hãng lớn của thế giới đã và đang dịch chuyển nhà máy, chuỗi sản xuất từ Trung Quốc sang các nước xung quanh.
Trong đó, các nhà sản xuất trong chuỗi cung ứng toàn cầu của những hãng lớn đang dần tập trung vào Việt Nam: Apple đã chuyển 11 nhà máy của các doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) trong chuỗi cung ứng của hãng này sang Việt Nam; nhiều hãng khác như Foxconn, Luxshare, Pegatron, Wistron cũng mở rộng cơ sở sản xuất sẵn có tại Việt Nam...
Samsung xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển lớn nhất của Tập đoàn tại khu vực Đông Nam Á trị giá 220 triệu USD tại Hà Nội, và cũng đang có kế hoạch tiếp tục mở rộng nhà máy tại Bắc Ninh, Thái Nguyên. Đầu năm nay, Đồng Nai đã cấp giấy phép đầu tư cho 2 dự án 100 triệu USD của nhà cung cấp linh kiện cho Samsung là công ty Hansol Electronics Việt Nam (Hàn Quốc).
Để nắm được cơ hội trên, Phó Chủ tịch VASI kiến nghị Chính phủ có những chính sách chọn lọc quy mô lớn để thu hút các "ông lớn" nước ngoài về Việt Nam. Tuy nhiên, các chính sách này phải kèm theo điều kiện sản xuất "sạch", bảo vệ môi trường và không xả thải ra môi trường. Bà Hương cũng kiến nghị một số vấn đề như nên có thêm các chính sách hỗ trợ nâng cao chất lượng lao động; các cơ quan chức năng cần tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tiếp cận với các chính sách hỗ trợ tín dụng của Chính phủ.
Đón "đại bàng" nhưng phải bảo vệ tài nguyên mềm cho doanh nghiệp trong nước
Trước đó, trao đổi với báo chí, bà Hương từng cho biết, nguyên nhân sâu xa của xu hướng chuyển dịch của chuỗi cung ứng vào Việt Nam, phần lớn đến từ việc, Trung Quốc có ngành công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin đến nay đã tương đối phát triển. Trong chuỗi cung ứng toàn cầu, họ đã phát triển lên tầm cao hơn là chỉ lắp ráp đơn thuần như trước. Việt Nam là nước khá tương đồng với Trung Quốc trong các hoạt động về sản xuất điện tử, cả về nhân công và vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, logistics... và sẽ rất phù hợp để tiếp nhận dòng dịch chuyển vốn, cũng chính là dòng dịch chuyển về công nghệ.
Phó Chủ tịch VASI cho rằng, liên quan đến việc thu hút các "ông lớn" nước ngoài, trong giai đoạn đầu, khi doanh nghiệp nội còn yếu, đương nhiên phải cho FDI vào, nhưng phải có điều tiết. Lúc này cần đến bàn tay của Nhà nước, không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài, mà còn có vườn ươm hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt để họ đủ năng lực tiếp nhận công nghệ, dần dần từng bước sẽ làm chủ công nghệ để có năng lực cạnh tranh, giữ được thị trường trong nước. Nếu doanh nghiệp không đủ mạnh thì không thể bảo vệ "nguồn tài nguyên mềm" là thị trường của mình.
Thứ nhất, mở cửa cho FDI nhưng phải chọn lọc công nghệ thượng nguồn, không mang tính cạnh tranh cao với những công nghệ đã có sẵn của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước. FDI vào Việt Nam cần tạo được hiệu ứng lan tỏa, tạo công ăn việc làm và tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI đó, đồng thời tạo cơ hội tiếp nhận và chuyển giao công nghệ tiên tiến.
Thứ hai, c ông nghệ đưa vào Việt Nam không được phép là công nghệ tiêu thụ nhiều năng lượng không tái tạo, hủy hoại môi trường. Nếu FDI vào Việt Nam là nhà sản xuất đầu chuỗi, lại kéo theo một loạt vendor là doanh nghiệp nước ngoài để chiếm lĩnh thị trường, cạnh tranh với doanh nghiệp Việt, tiêu thụ toàn bộ đất đai và các nguồn tài nguyên không tái tạo của mình để thu lợi cho chính họ thì Việt Nam sẽ chẳng có lợi gì.
Bên cạnh việc ưu đãi, Chính phủ cần đặt điều kiện cho họ. Ví dụ như là một nhà sản xuất đầu chuỗi vào Việt Nam thì cần có yêu cầu mục tiêu phát triển được bao nhiêu nhà cung ứng là doanh nghiệp Việt trong 5 năm đầu tiên, rồi cho 5 tiếp theo. Như vậy thì doanh nghiệp Việt mới có cơ hội tận dụng được thị trường trong nước của mình và tham gia được vào sân chơi toàn cầu, tạo công ăn việc làm và cơ hội học hỏi, nâng cao tay nghề cho lao động.
Toan tính của Elon Musk với thương vụ Twitter Ẩn ý đằng sau màn "quay xe" của người đàn ông giàu nhất hành tinh trong thương vụ mua lại Twitter? Elon Musk Elon Musk từng coi đề xuất mua lại Twitter của mình không chỉ đơn thuần là một thỏa thuận kinh doanh. Ông tuyên bố nền tảng mạng xã hội này, dù nhỏ bé hơn so với Facebook hay Instagram song...