Sàn tiền số ngang nhiên chuyển toàn bộ tiền của nhà đầu tư thành Dogecoin, có người số dư giảm từ 20.000 USD xuống còn 7.000 USD sau 1 đêm
Sàn Coinseed còn vô hiệu hóa mọi chức năng trong ứng dụng khiến người dùng không thể rút tiền.
Ngày 6/5 vừa qua, bà Letitia James – Tổng chưởng lý New York đã có hành động pháp lý để tạm dừng hoạt động của sàn giao dịch tiền mã hóa Coinseed với cáo buộc chuyển tất cả tiền của các nhà đầu tư sang Dogecoin mà không có sự cho phép của họ.
Theo hồ sơ mà Bloomberg có được, ngày 16/4, Coinseed đã chuyển đổi tất cả tài sản của nhà đầu tư thành Bitcoin mà không thông báo trước đồng thời vô hiệu hóa tất cả các chức năng trong ứng dụng. Do đó, họ sẽ không thể rút được tiền của mình. Vào buổi tối cùng ngày, Coinseed đã giao dịch và chuyển số Bitcoin trên thành Dogecoin – đồng tiền số được miêu tả là “cực kỳ dễ bốc hơi”.
Hồ sơ cho biết văn phòng Tổng chưởng lý đã nhận hàng trăm đơn khiếu nại từ các nhà đầu tư, nói rằng Coinseed đã thực hiện giao dịch trái phép như trên.
Một người khiếu nại cho biết từ 20.000 USD vào đêm hôm trước, sau khi bị Coinseed chuyển sang Dogecoin, số dư của anh ngay lập tức đã giảm xuống còn 7.000 USD. Nhiều người khác cũng tố cáo Coinseed với tình huống tương tự.
Video đang HOT
Trong một tuyên bố gần đây, Bộ trưởng bộ Tư pháp Mỹ khẳng định: “Các nền tảng giao dịch tiền kỹ thuật số không được kiểm soát và có hành vi gian lận không được phép tồn tại ở New York.
3 tháng trước, chúng tôi đã đệ đơn kiện chống lại Coinseed cùng các giám đốc của công ty này với cáo buộc vi phạm luật của New York và sử dụng bất hợp pháp tiền của các nhà đầu tư. Kể từ đó, sự tham lam của Coinseed không những không dừng lại mà còn tiếp tục tăng lên”.
Tháng 2 vừa qua, văn phòng của bà Letitia James đã đệ đơn kiện công ty này và 2 giám đốc cấp cao với cáo buộc lừa đảo hàng nghìn nhà đầu tư số tiền hơn 1 triệu USD thông qua những khoản phí không được tiết lộ và bán các token CSD vô giá trị.
Văn phòng này cho biết: “Bất chấp đơn kiện của chúng tôi, Coinseed vẫn tiếp tục giữ tiền của nhà đầu tư, thực hiện giao dịch trái phép và chuyển tiền số sang một sàn giao dịch nước ngoài. Hiện tại, văn phòng đã yêu cầu tòa án ban hành lệnh cấm tạm thời đối với Coinseed. Ngoài ra, chúng tôi cũng đề nghị tòa án chỉ định một người giám sát tài sản để bảo vệ các khoản đầu tư còn lại”.
Về phần mình, CEO của Coinseed – Delger Davaasambuu nói rằng những cáo buộc trên đều sai sự thật. Delger khẳng định Coinseed đã rời thị trường New York từ năm 2019 và không chấp nhận bất kỳ người dùng nào từ New York kể từ năm 2018.
Cách hoạt động của Coinseed khá đơn giản: Cho phép người dùng đầu tư tiền lẻ vào 17 loại tiền kỹ thuật số khác nhau. Coinseed liên kết với ứng dụng như Acorns hay Stash. Đây là những app kết nối với ngân hàng của người dùng. Khi tiêu bất cứ thứ gì, số tiền được làm tròn (ví dụ 10,5 USD làm tròn thành 11 USD) và đến lúc đủ 5 USD sẽ được chuyển vào tài khoản Acorns để đầu tư. Thời điểm hiện tại, ứng dụng Coinseed đã bị xóa khỏi kho ứng dụng của Apple và Google.
Apple đối diện vụ kiện vì bình luận về Trung Quốc của CEO Tim Cook năm 2018
Cổ đông Apple cáo buộc CEO Tim Cook che giấu nhu cầu iPhone sụt giảm tại Trung Quốc, dẫn đến tổn thất hàng tỷ USD của các nhà đầu tư.
CEO Tim Cook. (Ảnh: AP)
Hôm 4/11, Thẩm phán quận Yvonne Gonzalez Rogers cho biết các cổ đông do một quỹ hưu trí tại Anh dẫn đầu đã kiện Apple vì bình luận của CEO Tim Cook ngày 1/1/2018. Khi các nhà phân tích đề cập đến áp lực doanh số của Apple tại một số thị trường mới nổi, ông Cook đã nói "sẽ không đưa Trung Quốc vào danh mục này".
Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, Apple thông báo cho các nhà cung ứng hạn chế sản xuất và vào ngày 2/1/2019, công ty bất ngờ hạ mức dự báo doanh thu tối đa 9 tỷ USD. CEO Cook đổ lỗi một phần do căng thẳng thương mại giữa hai nước Mỹ - Trung. Đây là lần đầu tiên "táo khuyết" hạ mức dự báo doanh thu kể từ khi iPhone ra đời năm 2007. Cổ phiếu của hãng giảm 10% vào ngày tiếp theo, xóa bỏ 74 tỷ USD giá trị thị trường.
Apple và Tim Cook khẳng định không có bằng chứng họ lừa đảo hay cố tình lừa đảo nguyên đơn.
Trong quyết định dài 23 trang, Thẩm phán Rogers cho biết cổ đông cáo buộc một cách chính đáng rằng phát ngôn của ông Cook trong cuộc gọi với các nhà phân tích về Trung Quốc là sai và gây hiểu nhầm. Theo Thẩm phán, có thể ông Cook chưa nắm được cụ thể về "các dấu hiệu rắc rối" tại Trung Quốc mà công ty đã bắt đầu ghi nhận song khá khó tin nếu ông hoàn toàn mờ tịt về căng thẳng thương mại và tác động tiềm tàng đối với Apple.
Nguyên đơn kết luận CEO Cook biết về rủi ro khi bàn về Trung Quốc và ông không hề đưa ra bình luận một cách ngây thơ.
Microsoft làm nóng cuộc đua công nghệ tại Indonesia Microsoft sẽ đầu tư vào 'kỳ lân' Bukalapak, cho thấy sự quan tâm của gã khổng lồ công nghệ với nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á. Hôm 3/11, Microsoft thông báo "đầu tư chiến lược" vào kỳ lân công nghệ Bukalapak của Indonesia. Trước đó, Bloomberg đưa tin Bukalapak sẽ nhận được 100 triệu USD từ một nhóm các nhà đầu...