Sàn thương mại điện tử ngừng chính sách đồng kiểm, khách hàng dễ bị lừa khi mua online
Phản ánh tới Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (CT&BVNTD- Bộ Công Thương), nhiều người tiêu dùng khiếu nại việc mua hàng trên một số sàn thương mại điện tử (TMĐT), khi nhận hàng không đúng như nội dung quảng cáo.
Nhiều người bán hàng online bán hàng kém chất lượng
Theo cơ quan bảo vệ người tiêu dùng, một số khách hàng của Lazada.vn đã khiếu nại về tình trạng “đặt hàng một đằng, nhận hàng một nẻo”, hàng nhận không đúng như quảng cáo trên sàn TMĐT. Khi liên hệ với Lazada.vn, khách hàng nhận được giải thích giao dịch này nằm ngoài hệ thống của Lazada.vn nên không được hưởng chính sách trả hàng – hoàn tiền, khiến họ rất bức xúc.
Anh Nguyễn An, một khách hàng gặp phải tình trạng trên, cho biết: “Sau khi tôi đặt hàng, đã có người xác nhận lại là đúng tên, địa chỉ, điện thoại, sản phẩm để thông báo giao hàng, nhưng khi nhận hàng không đúng, khiếu nại lại không được”. Đáng chú ý là tình trạng này diễn ra ngày càng phổ biến. Trước đó, một số khách hàng mua hàng từ Shopee.vn cũng gặp rủi ro trên.
Đại diện Cục CT&BVNTD cho rằng, vụ việc có dấu hiệu lừa đảo được thực hiện bởi người bán hàng trên sàn TMĐT. “Cụ thể, sau khi tiếp nhận đơn hàng, nhà bán hàng sẽ tự ý hủy đơn hàng, sau đó tự liên hệ với người tiêu dùng để giao một sản phẩm khác”- đại diện Cục CT&BVNTD cho hay.
Phản hồi về vụ việc nêu trên, sàn TMĐT cho biết, trong những trường hợp trên, mã đơn hàng giao đến người tiêu dùng không giống với mã đơn hàng trên sàn TMĐT, đơn vị vận chuyển cũng không phải đơn vị vân chuyển liên kết của sàn TMĐT. Do đó, khách hàng không được đảm bảo quyền lợi.
Video đang HOT
Thực tế cho thấy, từ tháng 3-2019, một số sàn TMĐT tại Việt Nam như Lazada.vn, Shopee.vn đồng loạt ra thông báo ngừng cung cấp dịch vụ đồng kiểm khi nhận hàng. Điều này cũng đồng nghĩa, người mua hàng chỉ được kiểm tra hàng sau khi đã thanh toán đầy đủ cho nhân viên giao hàng, vô hình trung khiến không ít người dùng cảm thấy hoang mang trước nguy cơ bị lừa đảo khi mua hàng trên các sàn TMĐT. Lợi dụng chính sách này, một số gian thương đã sử dụng các chiêu trò tinh vi để lừa đảo người mua hàng.
Cục CT&BVNTD khuyến cáo, người tiêu dùng chỉ nhận hàng khi trạng thái đơn hàng trên trang web là “Đang giao hàng”, không nhận hàng khi trạng thái đơn hàng là “Đã hủy”, “Đang lấy hàng”…
Khi nhận hàng, khách hàng cần kiểm tra mã đơn hàng. Mã trên gói hàng phải khớp với mã đơn hàng trên trang web/email xác nhận đặt hàng; Kiểm tra xem đơn vị vận chuyển có đúng là đơn vị được sàn thương mại điện tử liên kết hay không; Kiểm tra xem hình ảnh vận đơn trên kiện hàng có đúng mẫu do sàn TMĐT phát hành hay không.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng cần lưu ý xem xét kỹ nhà bán hàng trước khi đặt mua (các phản hồi của người mua trước; cửa hàng tư vấn tận tình, không hối thúc; giá cả không quá thấp so với thị trường…) để tránh rủi ro.
Theo Cục CT&BVNTD, 8 tháng đầu năm 2019, khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng chiếm tỷ lệ cao (12%).
Các hành vi này chủ yếu liên quan đến việc giao hàng chậm, số lượng, chất lượng hàng không đúng như nội dung quảng cáo, trong đó, phần lớn giao dịch liên quan của người tiêu dùng được thực hiện thông qua các sàn TMĐT hoặc qua mạng xã hội.
Theo An Ninh Thủ Đô
Gian hàng 'ma' trên các trang thương mại điện tử liên tục xuất hiện lừa người dùng
Lợi dụng chính sách không cho kiểm tra khi nhận hàng của một số website thương mại điện tử, các gian hàng 'ma' đã gửi cho khách mua hàng rác, gạch đá thay vì sản phẩm.
Tình trạng kẻ gian gửi hàng là hộp giấy, rác, gạch cho khách hàng mua hàng trên các website thương mại điện tử hiện nay xảy ra khá phổ biến. Lợi dụng chính sách không cho phép thực hiện đồng kiểm giữa người bán hàng, bên giao hàng và khách hàng của các website, kẻ gian đã dễ dàng thực hiện thủ đoạn của mình.
Đầu tiên, những đối tượng xấu lên các website thương mại điện tử có chính sách đơn giản trong việc đăng ký và xác thực người bán mở gian hàng. Sau đó những gian hàng này đăng bán các sản phẩm với giá chỉ bằng một nửa hoặc một phần ba giá thị trường để thu hút khách hàng.
Khách hàng đặt mua và chọn hình thức thanh toán khi nhận hàng sẽ nhận được rác, bọc giấy, viên gạch hoặc một sản phẩm nhái, không liên quan đến hàng mình đặt. Khách hàng cũng không kịp phản ứng gì khi nhận hàng vì không được mở hộp sản phẩm ra kiểm tra trước khi thanh toán.
Đối với những đơn hàng được thực hiện qua website thương mại điện tử, người mua hàng còn có cơ hội được hoàn lại sản phẩm khi yêu cầu khiếu nại. Nhưng các đối tượng lừa đảo hiện nay đã có thủ đoạn tinh vi hơn.
Sau khi khách hàng đặt hàng, các đối tượng này sẽ lấy địa chỉ của khách để gửi hàng qua một đơn vị chuyển phát khác, đồng thời hủy đơn hàng trên website thương mại điện tử. Như vậy khách hàng sẽ không còn cơ hội để phản hồi.
Gần đây, thủ đoạn này lại được cộng đồng người dùng smarthome trên Facebook phát giác.
Cảnh báo về gian hàng lừa đảo trên Shopee được chia sẻ.
Đối với các sàn giao dịch, các trang web thương mại điện tử, sau khi đơn hàng bị hủy từ phía người bán, các trang web đều tuyên bố không còn trách nhiệm vì về mặt nguyên tắc, đơn hàng không được hoàn thành bởi các website đó.
Điều đáng nói là phản ứng của các website thương mại điện tử này đều khá chậm chạp.
Với vụ việc được group người dùng smarthome tại Việt Nam phát hiện, các thành viên trong nhóm này đã chủ động báo cáo gian hàng lừa đảo lên Shopee, đồng thời cảnh báo mọi thành viên không nhận hàng có dấu hiệu lừa đảo. Nhưng phải vài ngày sau, gian hàng này mới bị đóng cửa.
Gần như tất cả các trường hợp lừa đảo theo thủ đoạn này đều xảy ra tại các website đang quản lý, xác nhận người bán lỏng lẻo. Đi kèm với đó là có chính sách không chấp nhận người mua hàng kiểm tra sản phẩm trước khi thanh toán với hình thức thu tiền sau (COD).
Các bảo vệ người mua hàng tốt nhất hiện nay là người dùng phải kiểm tra kỹ tình trạng đơn hàng của mình trên các website thương mại điện tử. Đồng thời xem kỹ sản phẩm trước khi nhận hàng, có đúng được gửi từ website mình đặt mua không.
Theo BizLIVE
Mỹ: Công ty chuyển phát FedEx cắt quan hệ với Amazon Công ty chuyển phát FedEx vừa thông báo sẽ ngừng cung cấp dịch vụ chuyển phát đường bộ cho tập đoàn công nghệ Amazon. Một trung tâm chuyển phát đường bộ của FedEx. (Ảnh: AP) Ngày 7/8, công ty chuyển phát FedEx của Mỹ đã thông báo việc chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ chuyển phát đường bộ với công ty...