Sàn thương mại điện tử đẩy trách nhiệm cho người bán phải cung cấp thông tin chính xác
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam đề nghị các cơ quan quản lý giảm tối đa gánh nặng chi phí và chi phí tuân thủ, để các sàn thương mại điện tử phát triển.
Đây là một trong những nội dung được Hiệp hội Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam (VECOM) gửi tới Tổng cục Thuế, trên cơ sở tổng hợp ý kiến từ các sàn TMĐT thành viên, khi được khảo sát về việc cung cấp thông tin người bán.
Theo đó, VECOM ủng hộ phương án cung cấp thông tin theo phương thức điện tử để thuận tiện cho công tác quản lý thuế của cơ quan Thuế và thuận tiện cho hoạt động kinh doanh của các sàn. Tuy nhiên, việc báo cáo, cung cấp thông tin cần ở mức hợp lý, bám sát quy định pháp luật hiện hành, không vượt quá quyền hạn, trách nhiệm của doanh nghiệp sàn TMĐT, đảm bảo đúng nguyên tắc “tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của sàn giao dịch TMĐT”.
Hiệp hội này cho rằng, cần làm rõ cơ sở của việc cung cấp thông tin của tổ chức cung cấp hàng hóa dịch vụ thông qua sàn giao dịch TMĐT. Cụ thể là quy định nếu sàn TMĐT không thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân kinh doanh thì Cục Thuế phối hợp với sàn giao dịch TMĐT trong việc chia sẻ và cung cấp thông tin của cá nhân kinh doanh theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế, để quản lý thuế theo quy định của pháp luật. Trong khi đó, công văn khảo sát đã mở rộng đối tượng mà các sàn TMĐT phải cung cấp thông tin để bao gồm các “tổ chức cung cấp hàng hóa, dịch vụ thông qua sàn”.
Video đang HOT
Các sàn TMĐT tiếp tục gửi nhiều kiến nghị về việc cung cấp thông tin người bán. Ảnh minh hoạ: Internet
VECOM đánh giá các sàn TMĐT là động lực quan trọng nhất góp phần phát triển TMĐT, góp phần cho công cuộc chuyển đổi số, tạo ra hàng triệu việc làm mỗi năm và đóng góp không nhỏ vào nguồn thu ngân sách nhà nước thông qua các loại thuế. Tuy nhiên, hoạt động của các sàn còn rất khó khăn, đòi hỏi đầu tư lớn, chi phí hoạt động cao nhưng hầu hết vẫn đang lỗ. Hiệp hội này đề nghị Tổng cục Thuế và các cơ quan quản lý nhà nước lưu ý thực tế này, giảm tối đa các gánh nặng chi phí, gánh nặng tuân thủ, tạo điều kiện cho các sàn TMĐT phát triển.
Một số sàn TMĐT đề nghị thời gian cung cấp thông tin định kỳ là hằng năm, cùng với thời hạn nộp quyết toán thuế thu nhập cá nhân để phục vụ cho việc quyết toán thuế và xác định nghĩa vụ thuế của cá nhân, hộ kinh doanh, để giảm bớt gánh nặng tổng hợp thông tin cho cả cơ quan thuế và các sàn, bởi cơ quan thuế vẫn phải dựa vào dữ liệu cuối năm để đối chiếu thông tin kê khai của cá nhân, hộ kinh doanh. Do đó, tần suất cung cấp thông tin ngắn hơn kỳ năm là chưa hợp lý, tạo gánh nặng tuân thủ không cần thiết cho doanh nghiệp và cũng không có tác dụng đối với việc xác định trách nhiệm thuế của cá nhân, hộ kinh doanh.
Một số trường thông tin của người bán được Tổng cục Thuế yêu cầu sàn TMĐT cung cấp chưa phù hợp với các quy định (không bao gồm thông tin về số căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu, cũng như thông tin tài khoản ngân hàng của người bán trên sàn TMĐT. Trong khi đó, khi đăng ký mã số thuế cá nhân hay mã số thuế tổ chức, cơ quan thuế đã thu thập rất nhiều trường thông tin của cá nhân, tổ chức nộp thuế, bao gồm họ tên cá nhân/tên tổ chức, địa chỉ, tài khoản ngân hàng…
Các sàn cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý trên cơ sở những thông tin mà họ thu thập được từ nhà bán hàng trên sàn và hoàn toàn không đủ vị thế hay thẩm quyền để chịu trách nhiệm thay cho nhà bán hàng trong trường hợp các thông tin cung cấp không chính xác. Trong khi đó, vẫn chưa rõ cơ chế xác định trách nhiệm trong trường hợp thông tin của nhà bán hàng không chính xác… Do đó, các sàn TMĐT đề nghị Tổng Cục Thuế có quy định cụ thể về trách nhiệm của các bên liên quan trong nghĩa vụ cung cấp thông tin. Theo đó, người bán cần phải chịu trách nhiệm về việc cung cấp thông tin đúng và chính xác và sàn không phải chịu trách nhiệm trong trường hợp thông tin không chính xác hay do hệ thống chặn nộp tờ khai vì các lý do định dạng dữ liệu hay thông tin còn thiếu… dẫn đến sự chậm trễ trong việc cung cấp thông tin.
Trong khi đó, sàn TMĐT cho rằng lộ trình áp dụng thủ tục cung cấp thông tin gấp gáp và chưa hợp lý khi thời gian dự kiến hoàn thiện hệ thống chậm nhất là 21/10 và triển khai chính thức từ tháng 11. Khi các sàn hiện nay còn hạn chế về nguồn lực để thực hiện bởi từ tháng 10/2022 đến cuối tháng 1/2023 (Tết Nguyên Đán) là thời gian cao điểm kinh doanh, nên nguồn lực của các sàn không đáp ứng được các nhiệm vụ khác.
Vì sao thị trường thương mại điện tử Việt Nam hấp dẫn nhất khu vực?
Người tiêu dùng cởi mở và sẵn sàng với các dịch vụ kỹ thuật số là một trong những động lực giúp Việt Nam trở thành một trong những thị trường thương mại điện tử (TMĐT) hấp dẫn nhất khu vực.
Báo cáo SYNC Đông Nam Á do Meta vừa công bố nhận định Việt Nam được đánh giá là nước đứng đầu về tỷ lệ tiếp nhận công nghệ tương lai. "Tại Việt Nam, gần 8/10 dân số tiêu biểu là người tiêu dùng kỹ thuật số", báo cáo nhận định.
Việt Nam đang trở thành thị trường lớn thứ 2 khu vực Đông Nam Á với dân số trẻ và lượng người dùng Internet đông đảo. Theo số liệu của các cơ quan quản lý, Việt Nam có khoảng 75 triệu người dùng Internet và nhiều người tiêu dùng sẵn sàng với dịch vụ kỹ thuật số.
Người tiêu dùng Việt Nam thích ứng nhanh với tiêu dùng số. Ảnh minh họa (Meta)
Số lượng người tiêu dùng trực tuyến ở Việt Nam tăng nhanh qua từng năm. Năm 2020 tại Việt Nam, có khoảng 49,3 triệu người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến. Từ khi bắt đầu đại dịch đến nửa đầu năm 2021, Việt Nam có thêm 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới. Trong đó, có tới hơn một nửa đến từ các khu vực không phải thành phố lớn. Ước tính, số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến ở Việt Nam lần đầu tiên có thể chạm mốc 60 triệu, chiếm tới gần 74,8% số người sử dụng Internet. Với con số này, Việt Nam là thị trường có tỷ lệ người tiêu dùng mua sắm trực tuyến cao thứ 2 trong khu vực.
Trở lại với nghiên cứu của Meta, đóng góp trung bình của TMĐT vào tổng bán lẻ đã tiếp tục tăng ở mức 15% trong năm qua, với tỷ trọng trực tuyến trên tổng bán lẻ là 6%. Tổng lượng hàng hóa (GMV) của Việt Nam dự kiến tăng từ 10 tỷ USD năm 2021 lên 12 tỷ USD vào năm 2022, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm khoảng 28% từ năm 2022 đến năm 2027.
Gần 3 năm sau đại dịch, nghiên cứu cho thấy người tiêu dùng đang ở một giai đoạn phát triển mới, ưu tiên trải nghiệm mua sắm tích hợp kết hợp hiệu quả giữa các dịch vụ trực tuyến và trực tiếp. Sau đại dịch, 10% người Việt Nam được khảo sát đã chuyển ít nhất một trong các danh mục mua sắm của họ từ kênh trực tuyến sang kênh trực tiếp vì yếu tố "giao diện" mà các kênh bán hàng trực tiếp mang lại. Tuy vậy, vẫn có nhiều danh mục mua sắm nhất định vẫn được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn "chốt đơn" online, cho thấy mua sắm trực tuyến tiếp tục đóng vai trò là một kênh quan trọng đối với người mua sắm kỹ thuật số trong nước.
Đây là giai đoạn người tiêu dùng kỹ thuật số Việt Nam sử dụng nhiều nền tảng hơn bao giờ hết với sự thống trị của thị trường TMĐT chiếm 51% chi tiêu trực tuyến, trong khi các mạng xã hội chiếm gần một nửa lượng khám phá trực tuyến, bao gồm hình ảnh (16%), video trên mạng xã hội (22%) và các công cụ liên quan như nhắn tin (9%).
Nghiên cứu của Meta cũng nhận định, người tiêu dùng kỹ thuật số Việt Nam ngày càng hiểu biết hơn, chuyển đổi các thương hiệu thường xuyên hơn và tăng số lượng nền tảng mà họ sử dụng để tìm kiếm giá trị tốt hơn, với 22% số đơn hàng trực tuyến được thực hiện trên các nền tảng thương mại điện tử khác nhau.
Giá trị là một trong những yếu tố chính thúc đẩy hành vi này khi "giá tốt hơn" được chọn là lý do hàng đầu để chuyển đổi nền tảng, tiếp theo là chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng nhanh hơn. Số lượng nền tảng trực tuyến được người tiêu dùng Việt Nam sử dụng, từ 8 nền tảng năm 2021 lên 16 nền tảng trong năm 2022.
Giới đầu cơ iPhone: "Săn sale Shopee rẻ hơn đặt cọc tại đại lý" Kể từ khi Apple có kênh phân phối chính thức trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT), giới đầu cơ iPhone có thêm "địa chỉ" mua hàng iPhone giá rẻ trong đợt đầu mở bán. Cách thức đặt trước iPhone trên TMĐT khác với đại lý bán lẻ 0 giờ ngày 7/10, Apple cho phép các kênh phân phối tại Việt Nam...