San sẻ yêu thương với người xứ Quảng
Tỉnh đoàn Khánh Hòa cùng Hội Doanh nhân trẻ tỉnh vừa tổ chức đoàn đi thăm, tặng những món quà thiết thực, ý nghĩa, góp phần hỗ trợ, sẻ chia với người dân bị thiệt hại do thiên tai ở hai tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam.
Cách TP. Tam Kỳ chỉ hơn 60km, con đường vốn đã ngoằn ngoèo, sau cơn bão số 9 lại bị hư hỏng nặng, đầy ổ gà, ổ voi và lầy lội, vì thế, phải mất hơn 2 giờ đi xe, đoàn chúng tôi mới đến được xã Hiệp Thuận (huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam). Từ sớm, người dân đã tập trung đông đủ ở UBND xã khi được thông báo có đoàn công tác đến thăm, tặng quà hỗ trợ. Ông Bùi Văn Quang (thôn Tân Thuận) chia sẻ: “Trước cơn bão số 9, nhà tôi đã giằng chống, chằng mái tôn lại nhưng bão lớn quá, nhà lại cũ kỹ nên không chống chịu được, đổ sập hoàn toàn, vật dụng trong nhà cũng hư hỏng hết. Được xã thông báo có đoàn công tác đến hỗ trợ người dân, tôi mừng lắm”. Tại đây, Tỉnh đoàn cùng Hội Doanh nhân trẻ Khánh Hòa đã trao 100 suất hỗ trợ cho người dân, mỗi suất gồm 1 triệu đồng tiền mặt cùng nhu yếu phẩm như: Gạo, sữa, mì tôm, quần áo… để kịp thời hỗ trợ cuộc sống trước mắt cho mọi người.
Lãnh đạo Tỉnh đoàn trao quà hỗ trợ cho người dân xã Tịnh Bình, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
Ông Mai Tấn Lựu – Chủ tịch UBND xã cho biết, địa phương có 504 hộ. Do ảnh hưởng của bão số 9, toàn xã có 2 nhà sập hoàn toàn; 30 nhà thiệt hại 50 đến 70%; 13 nhà tốc mái 100%; nhà bị thiệt hại từ 10 đến 30% chưa có thống kê cụ thể… Từ sau bão, trời mưa liên tục, vì vậy, người dân chưa có điều kiện để sửa sang nhà cửa hay tái sản xuất, khiến cuộc sống càng khó khăn hơn. Được Tỉnh đoàn cùng Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Khánh Hòa đến hỗ trợ là niềm động viên rất lớn đối với người dân địa phương.
Về xã Tịnh Bình (huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi), chúng tôi cũng cảm nhận được sự vui mừng của người dân khi được hỗ trợ nhu yếu phẩm phục vụ cuộc sống trong những ngày sau bão. “Đã mấy ngày sau bão, khu vực dân cư ở đây chưa có điện trở lại, thời tiết cũng không thuận lợi nên hầu hết đời sống người dân rất khó khăn. Bản thân gia đình tôi cũng bị tốc mái nhà, chuồng heo, chuồng bò bị hư hỏng, phải đi nhặt nhạnh lại để chắp vá đỡ. Vì vậy, sự giúp đỡ của các đoàn tình nguyện trong những ngày này rất ý nghĩa với chúng tôi”, ông Từ Minh Quyết (thôn Bình Nam) bộc bạch.
Video đang HOT
Tỉnh đoàn cùng Hội Doanh nhân trẻ tỉnh trao quà hỗ trợ người dân xã Hiệp Thuận, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.
Anh Bùi Hoài Nam – Bí thư Tỉnh đoàn cho biết, với tinh thần san sẻ yêu thương cùng miền Trung, Tỉnh đoàn đã phát động, kêu gọi ủng hộ tiền, vật chất, nhu yếu phẩm cần thiết để hỗ trợ kịp thời cho người dân vùng thiên tai. Qua đó, 400 triệu đồng tiền mặt cùng hơn 30 tấn hàng hóa nhu yếu phẩm các loại trị giá hơn 400 triệu đồng đã được vận động từ các tổ chức đoàn – hội – đội trên toàn tỉnh; sự hỗ trợ của các mạnh thường quân, nhà hảo tâm và Hội Doanh nhân trẻ tỉnh. Vượt hàng trăm cây số, đoàn đã đến trực tiếp thăm hỏi, trao quà cho người dân nhiều địa phương đang gặp khó khăn sau thiên tai của hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi gồm: Xã Tịnh Bình, xã Tịnh Trà, huyện Sơn Tịnh, làng thanh niên lập nghiệp Sơn Bua, huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi); xã Phước Gia, xã Hiệp Thuận (huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam). Tại mỗi tỉnh, đoàn trao 200 phần quà cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn chịu thiệt hại nặng do thiên tai thời gian qua, mỗi phần quà gồm 1 triệu đồng tiền mặt và các nhu yếu phẩm. Bên cạnh đó, đoàn cũng trao cho các địa phương máy ATM gạo để triển khai cấp phát gạo miễn phí cho người dân; tập vở để hỗ trợ học sinh trở lại trường học sau thiên tai… Mỗi phần quà thể hiện sự sẻ chia khó khăn, tinh thần tương thân tương ái của người dân Khánh Hòa đối với người dân hai tỉnh đã chịu thiệt hại nặng do cơn bão số 9. Qua đó, góp phần động viên người dân sớm khắc phục thiệt hại, tái sản xuất, lao động vượt khó vươn lên trong cuộc sống.
Cần đánh giá nguyên nhân xảy ra sạt lở ở miền trung trên các cứ liệu khoa học
Theo Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, cơn bão số 9 vừa rồi là mạnh nhất trong 20 năm qua, cùng với lượng mưa đã vượt qua các chỉ số đo lịch sử, tạo ra tổ hợp các dạng thiên tai.
Do đó, nếu dựa trên cơ sở khoa học thì không nên kết luận các vụ sạt lở vừa qua tại Rào Trăng 3, Trà Leng... là do thủy điện.
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà.
Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội ngày 5-11 về các vấn đề liên quan tới thiên tai, bão lũ thời gian gần đây, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết trong bốn cơn bão vừa qua thì cơn bão số 9 là mạnh nhất trong 20 năm qua, hết sức nguy hiểm. Cùng với đó là trạng thái vùng áp suất duy trì rất lâu ở miền trung đã tạo ra lượng mưa vượt qua các chỉ số đo lịch sử, trong đó có những ngày lượng mưa như ở Quảng Nam lên đến trên 500mm/ngày.
"Chúng ta tưởng tượng là nửa mét nước mỗi ngày, và có những nơi kéo dài trong suốt giai đoạn đó. Tổng lượng mưa được tính toán vượt qua con số từ 2.000 đến 4.000 mm. Lượng mưa đấy có thể nói là trời đổ nước xuống chứ không phải là mưa nữa", Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.
Theo Bộ trưởng, đây là một vấn đề lịch sử nên chưa có số liệu để tính toán được. Số liệu hết sức khách quan ở các vùng sạt lở này (các khu vực như ở khu kiểm lâm 67 Phong Điền, Cha Lo, Minh Hóa; khu vực Binh đoàn 337 Hướng Hóa, Trà Leng, Trà Vân, Nam Trà My, Quảng Nam; Phước Lộc, Phước Sơn; vùng sạt lở Rào Trăng 3) cho thấy đây là những khu vực ở độ cao từ 300 đến 900m.
"Nên nếu chúng ta kết luận là do thủy điện thì ở đây chưa có thủy điện, và thủy điện Trà Leng 3 hiện nay chưa xây dựng. Tôi muốn nói là chúng ta không nên đưa ra những suy đoán mà phải dựa trên cơ sở khoa học", Bộ trưởng nêu quan điểm.
Bộ trưởng cho biết, yếu tố chung là toàn bộ khu vực này nằm trong khu vực đứt gãy địa chất và các đứt gãy này thời gian vừa qua đã có sự cà sát và tạo ra độ phong hóa từ 9 đến 16m. Cũng quá trình đó thì độ phong hóa này đã tạo ra đất, cát, sét, sỏi với độ gắn kết rất thấp và nằm trên địa hình đồi núi dốc, trọng lực trượt và độ dốc của sông, suối đều theo hình chữ V, vì thế luôn luôn nằm trong một động thái địa chất kiến tạo, đó là đứt gãy do tai biến địa chất đã hình thành.
"Quá trình địa chất đó luôn làm cho đất đá bị nát vụn, cộng thêm vấn đề ngoại sinh là một lượng mưa lớn, người ta tính trong vòng khoảng 5 đến 10 ngày mà lượng mưa 100mm thì tất cả những khu vực này đều dẫn đến nguy cơ sạt lở", Bộ trưởng lý giải.
Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng, lượng mưa mỗi ngày 500mm cũng làm gia tăng trọng lực trượt của đất và phá vỡ sự gắn kết của các mảng trượt.
"Sự kết hợp của các yếu tố cấu thành tổ hợp các thiên tai, từ sạt lở đất nhỏ gắn với đồi núi dốc và các sông suối hẹp tạo nên những biển hồ nước và kích hoạt các hoạt động địa chất nội sinh đó là hoạt động trượt đã xảy ra sạt lở đất. Qua số liệu ban đầu chúng tôi có đánh giá như vậy", Bộ trưởng cho biết.
Phiên thảo luận của Quốc hội ngày 5-11.
Cũng theo Bộ trưởng, về vai trò của các hồ chứa tại các tỉnh miền trung mặc dù không có khả năng để cắt lũ nhưng có sự điều tiết rất nhịp nhàng, chặt chẽ và khoa học để thực hiện hai chức năng là tích nước phát điện và cung cấp nước cho mùa khô. Tuy không được thiết kế quy mô và dung lượng để cắt được đỉnh lũ, nhưng các hồ chứa này có thể cắt giảm được từ 30% đến 70% nguy cơ và độ ngập ở hạ lưu.
"Chúng ta bổ sung được nước trong mùa cạn từ 30 đến 50%. Vào mùa khô hạn, lượng nước trên các dòng sông thường mất đi khoảng 80- 90%, đặc biệt là miền trung. Nhu cầu tất yếu, chúng ta cần phải có các hồ chứa và các hồ chứa đều đặt mục tiêu này lên hàng đầu", Bộ trưởng cho biết.
Theo Bộ trưởng, từ năm 2009, Đảng và Nhà nước đã quan tâm và chỉ đạo tiến hành hai chương trình nghiên cứu. Một là về dự báo lũ ống, lũ quét các tỉnh miền núi, Tây Nguyên và miền trung. Chương trình thứ hai triển khai từ năm 2012 liên quan đến điều tra tai biến địa chất nhằm dự báo, cảnh báo sạt lở ở các khu vực vùng núi, Tây Nguyên, Tây Bắc và miền trung.
"Chúng ta cần phải có nghiên cứu độc lập, lúc này còn quá sớm nhưng cho thấy rằng hiện trạng của các điểm vừa rồi xảy ra là tổ hợp các dạng thiên tai", Bộ trưởng nói.
Quảng Ngãi ước thiệt hại 3.200 tỷ đồng do bão số 9 gây ra Cơn bão số 9 với sức gió khủng khiếp càng quét qua tỉnh Quảng Ngãi đã làm cho địa phương này thiệt hại nặng, ước tính 3.200 tỷ đồng. Theo thống kê sơ bộ tính đến 10 giờ 30 phút ngày 30/10, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 194 nhà bị sập, đổ; 100.816 nhà ở, 164 trường học, 68 cơ sở y tế,...