“Sẵn sàng vì HILLARY”
Cựu ứng cử viên Tổng thống Mỹ Hillary Clinton dù chưa tuyên bố có tiếp tục chạy đua vào Nhà Trắng một lần nữa hay không, song bà đang nổi lên là ứng cử viên nặng ký nhất trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016
Bà Hillary Clinton (trái) đang nổi lên là ứng cử viên Tổng thống tiềm năng
và được ưa thích nhất với cử tri Mỹ
Theo kết quả cuộc thăm dò do trường Đại học Quinnipiac (Mỹ) công bố ngày 2-10, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hiện đang được cử tri nước này chọn làm người đứng đầu danh sách ứng cử viên Tổng thống tiềm năng năm 2016. Bà Hillary được 61% trong tổng số 1.497 cử tri Mỹ được phỏng vấn ngẫu nhiên từ ngày 23 đến 29-9 vừa qua ủng hộ.
Tỷ lệ cử tri trong cuộc thăm dò dư luận mới nhất ủng hộ bà Hillarry trong nội bộ đảng Dân chủ nhiều gấp 6 lần người đứng thứ hai là đương kim Phó Tổng thống Joe Biden với 11%. Những ứng cử viên tiềm năng của đảng Dân chủ là Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren chỉ được 7% và Thống đốc bang New York Andrew Cuomo vẻn vẹn 2%.
Video đang HOT
Cũng theo kết quả thăm dò, bà Hillary tỏ ra vượt trội so với các ứng cử viên tiềm năng nhất của đảng Cộng hoà. Bà nhận được sự ủng hộ cao hơn hàng chục phần trăm so với các đối thủ của đảng Cộng hòa, cụ thể bà Hillary dẫn Thống đốc bang New Jersey Chris Christie với tỷ lệ 49% – 36%, dẫn Thượng nghị sĩ Rand Paul bang Kentucky 53% – 36% và dẫn Thượng nghị sĩ Ted Cruz bang Texas 54% – 31%.
Kết quả cuộc thăm dò dư luận của trường Đại học Quinnipiac trùng hợp với kết quả các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy bà Clinton sẽ là ứng viên sáng giá nhất trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016. Đánh giá về kết quả cuộc thăm dò dư luận, ông Peter Brown, Trợ lý giám đốc Viện Thăm dò thuộc trường Đại học Quinnipiac, cho rằng vị trí của bà Hillary không gây bất ngờ do bề dày chính trị cùng sự ủng hộ đặc biệt mạnh mẽ của các đảng viên Dân chủ và phụ nữ dành cho bà.
Kể từ khi rời chiếc ghế Ngoại trưởng đầu tháng 2-2013 đến nay, bà Clinton chưa khẳng định có tham gia cuộc chạy đua vào Nhà Trắng hay không, song cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ, Thượng nghị sỹ của New York này vẫn là “người phụ nữ được ái mộ nhất nước Mỹ”, là ngôi sao sáng trên bầu trời chính trị Mỹ. Đa số thành viên đảng Dân chủ đã thể hiện sự ủng hộ đối với bà Hillary cũng như bày tỏ hy vọng bà sẽ ra tranh cử một lần nữa để trở thành nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử của nước Mỹ, như ông Barack Obama là Tổng thống da màu đầu tiên của hợp chủng quốc này.
Thể hiện sự ủng hộ bà Hillary tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016, các thành viên đảng Dân chủ đã lập trang web ReadyforHillary.com (Sẵn sàng vì Hillary). Thượng nghị sĩ Claire McCaskill của đảng Dân chủ bang Missouri tuyên bố trên trang web tạo dựng nền tảng ủng hộ cho chiến dịch tranh cử của bà Hillary: “Khi tôi nhìn tới năm 2016 và nghĩ về người tốt nhất để lãnh đạo đất nước này đi lên, tôi tự hào thông báo rằng mình đã Sẵn sàng vì Hillary”.
Tuy nhiên, dù đang được coi là ứng cử viên tiềm năng sáng giá nhất nhưng bà Hillary cũng có thể gặp phải những trở ngại khi tái tranh cử. Một trong những trở ngại đáng kể nhất được cho là vấn đề tuổi tác khi bà Hillary sẽ ở tuổi 69 vào năm 2016, bên cạnh đó là sự gia tăng uy tín khá nhanh của đối thủ tiềm năng là Thống đốc Chris Christie của đảng Cộng hoà.
HOÀNG TUẤN
Theo ANTD
Việt Nam được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Thống đốc IAEA
Ngày 23/9/2013, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Thống đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) niên khóa 2013-2014 tại Viên, Áo, 35 nước thành viên Hội đồng đã nhất trí bầu Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng cho niên khóa này.
Ngày đầu tiên của Khóa họp 57 Đại hội đồng IAEA tại Viên, Áo, ngày 16/9 (Ảnh IAEA).
Trước đó, ngày 19/9/2013, tại Khóa họp 57 Đại Hội đồng IAEA, các nước thành viên IAEA đã đồng thuận bầu Việt Nam và 10 nước khác làm thành viên Hội đồng Thống đốc IAEA nhiệm kỳ 2013-2015.
Tại phiên họp, Đại sứ Nguyễn Thiệp, thành viên Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Thống đốc đã cảm ơn sự tin tưởng và ủng hộ của các nước thành viên IAEA dành cho Việt Nam. Việc Việt Nam lần đầu đảm nhận chức vụ Chủ tịch Hội đồng Thống đốc đánh dấu sự trưởng thành rõ rệt của Việt Nam tại Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và các diễn đàn đa phương, đồng thời là một bước tiến mới thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế chủ động và tích cực của Việt Nam.
Đại sứ nước ta khẳng định với chương trình Điện hạt nhân đang được triển khai ở Việt Nam, việc tham gia và làm Chủ tịch Hội đồng Thống đốc IAEA chắc chắn sẽ là cơ hội để Việt Nam đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu của IAEA, thể hiện chính sách nhất quán của mình về việc thúc đẩy sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hòa bình cũng như chủ trương chống phổ biến vũ khí hạt nhân tiến tới giải trừ hoàn toàn và triệt để vũ khí hạt nhân.
Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), một tổ chức quốc tế liên chính phủ, thành lập năm 1957 đóng vai trò trung tâm trong hợp tác quốc tế để thúc đẩy sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, nâng cao đời sống người dân, bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.
IAEA đồng thời cũng có chức năng kiểm soát, ngăn ngừa việc phổ biến vũ khí hạt nhân, bảo đảm để việc sử dụng nguồn năng lượng này không phục vụ cho mục đích quân sự, tăng cường an ninh và an toàn hạt nhân thông qua việc xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế về an ninh, an toàn hạt nhân, triển khai thực hiện các quy định về thanh sát hạt nhân. Gần đây, IAEA còn giữ vị trí hàng đầu trong bảo đảm an toàn hạt nhân, xây dựng và thực hiện các Quy định, Quy tắc ứng xử, chỉ dẫn trong lĩnh vực này cũng như hỗ trợ các nước thực hiện Kế hoạch hành động về an ninh hạt nhân đã được thông qua vào tháng 9/2011.
Hội đồng Thống đốc, với 35 thành viên, trong đó nhiều nước có công nghệ hạt nhân tiên tiến, là cơ quan hoạch định chính sách của IAEA, thông qua các cuộc họp thường kỳ trong năm, xem xét các hoạt động của IAEA dưới sự điều hành của ông Tổng Giám đốc IAEA. Hội đồng Thống đốc có chức năng bổ nhiệm Tổng giám đốc IAEA, thảo luận, ra quyết định về chương trình hoạt động của IAEA, thúc đẩy thực hiện Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), phê duyệt các Hiệp định bảo đảm (Safeguards Agreements) và Nghị định thư bổ sung do IAEA ký với các nước thông qua các tiêu chuẩn về an toàn, an ninh hạt nhân, thúc đẩy hợp tác kỹ thuật giữa IAEA và các nước, đề xuất ngân sách để Đại Hội đồng thông qua...
Việt Nam tham gia IAEA từ năm 1978, trong đó đã 3 lần được bầu làm thành viên Hội đồng Thống đốc (1991-1993; 1997-1999; 2003-2005) với những tham gia, đóng góp tích cực vào công việc của Hội đồng Thống đốc được IAEA và các nước đánh giá cao. Sự tham gia của Việt Nam đã góp phần thúc đẩy hợp tác giữa IAEA và Việt Nam nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển và sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình ở Việt Nam.
PV
Theo Dantri
Ông Mamnoon Hussain đắc cử Tổng thống Pakistan Ứng cử viên của đảng cầm quyền Liên đoàn Hồi giáo Pakixtan (PML-N) Mamnoon Hussain đã được bầu làm Tổng thống thứ 12 của nước này và sẽ lên nhậm chức vào tháng 9 tới. Ông Mamnoon Hussain (phải) đã đánh bại đối thủ Wajihuddin Ahmed để trở thành Tổng thống thứ 12 của Pakistan vào tháng 9 tới. Ủy ban Bầu cử...