Sẵn sàng ứng phó, không để xảy ra cháy lớn
Khu vực Nam Bộ đang ở giai đoạn mùa khô, thời tiết diễn biến bất thường, không khí khô hanh là “chất xúc tác” dễ gây ra cháy rừng. Do đó, các địa phương trong tỉnh và các lực lượng đã sẵn sàng phương án phòng chống cháy rừng.
Lực lượng kiểm lâm thuộc Hạt Kiểm lâm Xuyên Mộc tuần tra rà soát khu vực cửa rừng thuộc xã Bình Châu.
Cuối tuần qua, một vụ cháy rừng đã xảy ra tại khu vực núi Trương Phi (TT. Phước Hải, huyện Đất Đỏ). Diện tích cháy khoảng 1ha, chủ yếu là cỏ le và bụi rậm. Hơn 200 người đã được huy động để chữa cháy và sau 4 giờ, ngọn lửa đã được dập tắt. Đây là vụ cháy rừng đầu tiên xảy ra trên địa bàn tỉnh ngay trong đầu mùa khô 2020-2021.
Ông Nguyễn Văn Lời, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm liên huyện Long Điền – Đất Đỏ cho biết: Các diện tích rừng chủ yếu nằm ở khu vực đồi núi, có địa hình phức tạp, hiểm trở. Nắng nóng kéo dài, nền nhiệt cao cùng với sức nóng của núi đá, khiến rừng ở những khu vực này rất dễ cháy và công tác chữa cháy gặp nhiều khó khăn. Do đó, bên cạnh sự chủ động, tích cực của ngành chức năng cũng như các địa phương, người dân, các tổ chức, DN có hoạt động ven rừng cần nêu cao ý thức, trách nhiệm trong phòng chống cháy rừng, qua đó hạn chế thấp nhất các vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn 2 huyện Long Điền và Đất Đỏ.
Video đang HOT
Huyện Xuyên Mộc là địa phương có diện tích rừng lớn nhất tỉnh với hơn 16.200ha. Địa bàn rộng xen lẫn khu dân cư nên tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao. Ngoài ra, vào mùa khô, dưới các tán rừng thường có thảm thực bì khô rất dễ bén lửa, nếu không có biện pháp phòng chống thì khả năng cháy rừng rất cao. Vì vậy, sau khi mùa mưa kết thúc, lực lượng kiểm lâm huyện đã chỉ đạo các trạm và chủ rừng khẩn trương xây dựng phương án chủ động phòng chống cháy rừng cho mùa khô.
Ông Phạm Hữu Phương, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Xuyên Mộc cho biết, địa bàn huyện có diện tích rừng lớn nên Hạt Kiểm lâm huyện đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng và triển khai các phương án phòng chống cháy rừng mùa khô 2020-2021. Lực lượng kiểm lâm cùng lực lượng canh gác rừng đã tăng cường nhân lực túc trực, kiểm soát người ra vào rừng, ứng cứu khi có sự cố xảy ra.
Toàn tỉnh có hơn 33.600ha đất rừng và đất lâm nghiệp, chiếm gần 17% diện tích tự nhiên của tỉnh. Nhằm chủ động ứng phó với “giặc lửa” trong thời kỳ cao điểm mùa khô, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, ngành tăng cường các biện pháp cấp bách phòng chống cháy rừng. Ngay từ đầu tháng 12/2020, lực lượng kiểm lâm đã tổ chức lực lượng ứng trực 24/24 giờ, canh phòng và kiểm soát chặt chẽ người vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao, tạm dừng các hoạt động xử lý thực bì bằng lửa trong suốt thời kỳ cao điểm cháy rừng. Đồng thời triển khai diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng quy mô cấp huyện và cấp tỉnh với phương châm “4 tại chỗ”. Các công trình phòng cháy chữa cháy rừng như đường băng cản lửa, hồ chứa nước, kênh mương cản lửa… đã được hoàn thành trước ngày 20/1/2021.
Ông Trần Giang Nam, Phó Trưởng Phòng Quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên, Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết, ngay từ đầu năm, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở NN-PTNT đã chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm, chủ rừng xây dựng phương án phòng chống cháy rừng mùa khô. Cùng với việc triển khai các phương án phòng chống cháy rừng, ngành kiểm lâm cũng đã thực hiện tốt công tác dự báo và cảnh báo nguy cơ cháy rừng, phối hợp với các cơ quan truyền thông đưa tin kịp thời về cấp dự báo cháy rừng…
“Tuy nhiên, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp nên nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Vì vậy, để ngăn chặn và hạn chế thấp nhất các vụ cháy rừng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố chủ động đối phó với các tình huống xấu có thể xảy ra, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức bảo vệ, phòng chống cháy rừng trong nhân dân; đồng thời kiểm tra, nhắc nhở các chủ rừng tăng cường công tác tuần tra, canh lửa, đề phòng xảy ra cháy trong các lâm phần”, ông Trần Giang Nam cho hay.
Tuyên Quang bố trí 80 trạm, chốt bảo vệ rừng tại gốc
Tỉnh Tuyên Quang có 48 xã, thị trấn nằm trong khu vực nguy cơ cháy rừng cấp IV (cấp nguy hiểm), ngoài ra còn khoảng 30 xã khác nguy cơ cháy rừng cấp III (cấp cao).
Lực lượng Kiểm lâm tổ chức đi tuần tra, bảo vệ trong khu rừng đặc dụng có các loại cây quý, hiếm tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Thực tế, diện tích rừng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang vẫn được đảm bảo, chưa ghi nhận dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên, qua kiểm tra của tổ công tác tại một số địa phương trên địa bàn huyện Lâm Bình, Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên và Yên Sơn, tình trạng người dân đi rừng mang lửa theo để sưởi ấm, nấu thức ăn, bắt ong, đốt thực bì chuẩn bị vào vụ trồng rừng vẫn diễn ra, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao.
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang đã chủ động lên phương án phòng chống cháy rừng; trong đó, chú trọng kiểm tra, giám sát chặt chẽ tại các điểm có nguy cơ cháy cao; huy động lực lượng kiểm lâm viên thường trực 24/24h tại các chốt, nghiêm cấm người dân mang lửa và vật dụng tạo ra lửa vào khu vực rừng. Đối với đội ngũ tuần rừng thực hiện tuần tra, kiểm soát các khu vực trọng điểm, đường mòn, lối mở nhằm phát hiện, ngăn ngừa, xử lý sớm nguy cơ cháy rừng xảy ra.
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang cũng đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn tăng cường thông tin về tình hình rừng, cảnh báo cháy rừng, khuyến cáo bà con không đốt thực bì trên diện tích rừng trồng đã khai thác trong thời điểm mùa hanh khô như hiện nay nhằm hạn chế nguy cơ cháy rừng xảy ra.
Bên cạnh đó, Hạt Kiểm lâm các huyện yêu cầu các chủ rừng, hộ gia đình, cá nhân thực hiện nghiêm các yêu cầu về bảo vệ rừng, tuyệt đối không sử dụng lửa để tiêu hủy tàn dư rừng trong thời điểm hanh khô; xây dựng đường băng cản lửa giữa các khu rừng.
Ông Dương Văn Xy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang cho biết, chi cục đã bố trí 80 trạm, chốt bảo vệ rừng để thực hiện bảo vệ rừng tại gốc, trong vùng lõi các khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ và các khu rừng giáp ranh với các tỉnh bạn.
Đồng thời, áp dụng hệ thống cảnh báo sớm cháy rừng trên điện thoại thông minh của các lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, lãnh đạo các hạt, các trạm kiểm lâm. Khi có thông tin về điểm cháy, lực lượng kiểm lâm đều được cảnh báo sớm và chỉ đạo kiểm tra xác minh, xử lý đám cháy ngay từ khi mới phát sinh.
Đội cơ động phòng cháy, chữa cháy rừng cũng sẵn sàng lực lượng, phương tiện nhận nhiệm vụ khi tình huống xấu xảy ra, duy trì 1.650 tổ đội bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng với 16.100 người tham gia.
Nắng hạn khốc liệt, hơn 60 ha rừng trồng mới ở thị xã Kỳ Anh chết khô Nắng nóng kéo dài khiến hơn 60 ha rừng keo của bà con xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh) chết khô khi vừa trồng được vài tháng. Ông Bình chỉ về số cây keo của gia đình bị chết khô Do nắng hạn kéo dài nên 3 ha rừng trồng năm 2020 của gia đình ông Nguyễn Huy Bình (SN...