Sẵn sàng tâm thế cho giai đoạn mới
Hành trình xây dựng nông thôn mới (NTM) có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, bởi mục tiêu cuối cùng hướng tới là thực sự nâng cao đời sống của người dân cả về vật chất và tinh thần.
Với tinh thần đó, các xã NTM, NTM nâng cao trên địa bàn thành phố đều quyết tâm cao trong củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí, hướng tới xây dựng NTM bền vững.
Nâng mức thụ hưởng
Hệ thống giao thông nông thôn ở xã NTM nâng cao Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, cơ bản hoàn thiện, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại, vận chuyển của người dân.
Mới đây, Hội đồng thẩm định xã NTM nâng cao TP Cần Thơ đã họp xét và thống nhất đề nghị Chủ tịch UBND thành phố công nhận xã Thạnh Thắng, Thạnh Lợi (huyện Vĩnh Thạnh) và xã Mỹ Khánh, Nhơn Ái (huyện Phong Điền) đạt chuẩn NTM nâng cao. Trước đó, thành phố đã có 6 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, gồm: Trung An, Trung Thạnh, Thới Hưng (huyện Cờ Đỏ); Định Môn, Trường Thành (huyện Thới Lai); Tân Thới (huyện Phong Điền). Quá trình xây dựng NTM nâng cao tăng mức thụ hưởng cho người dân cũng như nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế địa phương.
Video đang HOT
Qua kết quả điều tra thu nhập bình quân đầu người năm 2020 xã Thạnh Lợi đạt 60,45 triệu đồng, đây là mức thu nhập cao đối với khu vực nông thôn. Để có kết quả này, ông Bùi Quang Nam, Chủ tịch UBND xã Thạnh Lợi, chia sẻ: Những năm qua, xã tập trung thực hiện chủ trương tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp với trọng tâm là đầu tư phát triển các cây trồng, vật nuôi phù hợp với lợi thế địa phương. Đồng thời, phối hợp tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật, vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, giúp giảm chi phí sản xuất, nông sản làm ra hướng đến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Đồng thời hướng đến liên kết nông dân, hình thành các mô hình tổ hợp tác và hợp tác xã kiểu mới. Hiện xã có 5 hợp tác xã làm ăn hiệu quả.
Tại xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, đến nay, trên địa bàn xã chỉ còn 9 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,25%. Theo ông Nguyễn Trường Ca, Chủ tịch UBND xã Mỹ Khánh, xã đã phối hợp với các ngành, đoàn thể xã và ấp tổ chức rà soát thực tế đối với các hộ nghèo trên địa bàn. Từ đó, xác định đúng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo của từng hộ, hướng dẫn đăng ký thoát nghèo và lập danh sách những hộ có khả năng thoát nghèo. Trên cơ sở đó, xã xây dựng giải pháp trợ giúp cụ thể đối với những hộ đã đăng ký thoát nghèo để họ nỗ lực vươn lên thoát nghèo một cách bền vững như: đào tạo nghề gắn với giới thiệu việc làm; hỗ trợ vay vốn đối với các hộ có mô hình cụ thể; mở các lớp dạy nghề chăn nuôi, lớp đan túi bằng lục bình, xây dựng nhà ở.
Qua xây dựng NTM nâng cao, cơ sở hạ tầng tại các địa phương ngày càng hoàn thiện, tăng mức thụ hưởng cho người dân nông thôn. Điển hình tại xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, hệ thống giao thông cơ bản hoàn thiện phục vụ đi lại và vận chuyển hàng hóa cho người dân. Đến nay, 94,2% đường trục ấp và đường liên ấp của xã được cứng hóa; 100% đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa; 100% đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện. Với số lượng trường học khá nhiều, song, với sự quan tâm của các cấp, 6/7 trường học của xã được đầu tư đạt chuẩn quốc gia theo quy định…
Chuẩn bị tốt cho giai đoạn mới
Theo Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Ngọc Hè, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuẩn bị ban hành Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025. Bộ tiêu chí này vẫn có 19 tiêu chí nhưng đến 59 chỉ tiêu, trong đó có những chỉ tiêu định lượng yêu cầu rất cao. Chẳng hạn, thu nhập bình quân đầu người tăng dần theo từng năm, đến năm 2025 là 80 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo, có bằng chứng chỉ, bằng cấp phải đạt từ 25% trở lên. Về tiêu chí tổ chức sản xuất yêu cầu xã phải có sản phẩm đạt chuẩn theo Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”; phải có mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao hoặc có mô hình áp dụng cơ giới hóa các khâu sản xuất gắn với an toàn thực phẩm… Do vậy, các xã đã đạt chuẩn NTM nâng cao cần xây dựng kế hoạch nâng chất các tiêu chí ngay trong năm 2021 nhằm đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới.
Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Phong Điền, cho biết: Quá trình xây dựng NTM nâng cao ở huyện vẫn còn một số hạn chế. Do vậy, bước sang năm 2021, huyện đã có chủ trương để khắc phục các hạn chế, nâng cao chất lượng các tiêu chí. Trong đó, huyện dành một phần kinh phí năm 2021 đầu tư xây dựng giao thông nông thôn, nâng cấp trường học đạt chuẩn theo quy định. Đồng thời, tiếp tục phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, nhất là mô hình vườn cây ăn trái gắn với du lịch. Huyện chỉ đạo 2 xã rà soát số hộ nghèo, có phương án hỗ trợ thiết thực, hiệu quả, tiến đến xóa hộ nghèo trên địa bàn xã.
Đồng quan điểm trên, theo ông Đỗ Thanh Thảo, Bí thư Huyện ủy – Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh, được công nhận xã Thạnh Thắng và Thạnh Lợi đạt chuẩn NTM nâng cao, đây là vinh dự cũng là trách nhiệm rất lớn. Do vậy, huyện Vĩnh Thạnh quan tâm sát sao cùng 2 xã quyết tâm nâng chất các tiêu chí NTM nâng cao theo hướng bền vững. Trong đó, chú trọng tổ chức hình thức sản xuất phát huy thế mạnh xã thuần nông; có giải pháp nâng cao thu nhập người dân…
Sáng tươi bộ mặt nông thôn
Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) được ví như cuộc cách mạng, giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, làng quê thay da đổi thịt.
Hàng trăm con đường NTM mở ra đã tạo điều kiện giúp người dân đi lại thuận lợi, kinh tế phát triển. Trong ảnh: Con đường NTM tại ấp Vĩnh Bình (xã Bình Giã, huyện Châu Đức).
NÔNG THÔN KHANG TRANG, SẠCH ĐẸP
Những ngày cận kề Tết cổ truyền dân tộc, tới thăm ấp Vĩnh Bình (xã Bình Giã, huyện Châu Đức), con đường dẫn từ tổ 6 sang tổ 7 của ấp bây giờ được trải bê tông sạch đẹp, hai bên rực rỡ sắc hoa. Hơn 1 năm nay, con đường này luôn phủ màu sắc rực rỡ, ngát hương của các loại hoa. Thế nhưng, ít ai biết được, chỉ chừng vài năm về trước, đây là con đường lầy lội, đi lại khó khăn, người dân muốn bán nông sản phải có xe thồ ra đến đường chính. Ông Hồ Văn Đức, Phó chủ tịch UBND xã Bình Giã cho biết: "Trước đây, ấp Vĩnh Bình không có đường thông với xã. Muốn đi qua tổ 6 hay tới trung tâm xã, bà con phải đi đường vòng ra TT. Ngãi Giao, quãng đường khoảng 4-5 cây số nữa. Thực hiện chương trình xây dựng NTM, địa phương đã vận động các hộ có đất nằm trên tuyến đường, hiến đất để khơi thông con đường nối 2 thôn".
Ông Nguyễn Huy Hoàng (tổ 6, ấp Vĩnh Bình, xã Bình Giã) nhớ lại: "Tôi thấy bà con đi lại khó khăn quá, mùa mưa đường lầy lội, mùa nắng thì bụi bặm. Năm ấy, cùng với sự vào cuộc của địa phương, tôi lén bà nhà đi đăng ký hiến đất làm đường, để bà con có lối đi, làm ăn buôn bán. Từ ngày con đường được mở ra, không chỉ kinh tế của các hộ dọc con đường khấm khá hơn mà tình làng nghĩa xóm cũng ngày một vun đắp, đầm ấm hơn".
Ông Hoàng là một trong những người tiên phong đi đầu phá dỡ tường rào, cắt dọc diện tích vườn, hiến 600m2, để mở thông con đường nối từ tổ 6, sang tổ 7. Ngoài hiến đường, ông còn huy động bà con góp ngày công để vệ sinh, trồng hoa dọc 2 bên. Trên dọc tuyến đường còn có gia đình ông Lê Quang Đũ là hộ nghèo của địa phương vẫn tình nguyện hiến 200m2 đất. Nhờ đó, hiện con đường đã khang trang hơn, rộng 5,5m, dài hơn 1.500m.
Tại ấp Phú Lộc (xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc), 12 hộ dân tại địa phương đã tình nguyện hiến hơn 3.600m2 đất trồng tiêu, ước tính trị giá 1,4 tỷ đồng để mở con đường liên thôn rộng 8m, dài hơn 900m nối từ đường số 1 thông sang đường số 4. Ông Trịnh Văn Tiến, trưởng ấp Phú Lộc chia sẻ: "Con đường mở ra, được bê tông hóa, khang trang, sạch đẹp. Đường được lắp đèn chiếu sáng nên bà con rất phấn khởi, an ninh trật tự cũng được bảo đảm hơn, giúp bà con nơi đây ngày càng an tâm".
Trong 10 năm xây dựng NTM, hàng ngàn con đường, ngõ hẻm đã được hình thành, bê tông hóa, nhựa hóa. Đường mới được mở đã đem lại những cơ hội đổi thay tích cực, tạo tiền đề phát triển kinh tế, xã hội cho người dân khắp các địa phương trong tỉnh.
NÂNG CAO THU NHẬP CHO NGƯỜI DÂN
Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân được xác định là mục tiêu cốt lõi trong xây dựng NTM, do đó, trong 10 năm qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã triển khai các chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học- kỹ thuật vào sản xuất. Nhiều mô hình liên kết giữa sản xuất giữa nông dân và DN được hình thành, từng bước chuyển đổi sang sản xuất hàng hóa, tạo ra chuỗi liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm.
Ông Vũ Ngọc Đăng, Phó Chánh văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM tỉnh cho biết, việc triển khai đồng bộ cac chinh sach đê hô trơ nhân dân phat triên san xuât; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đăc biêt phat triên diên tich trông cac loai cây chu lưc, cây đăc san co hiêu qua kinh tê, phu hơp vơi quy hoach nông nghiêp cua huyên; khuyến khích liên kết sản xuất, tiêu thụ... Qua đó, chất lượng cuộc sống không ngừng được nâng lên. Hiện thu nhập bình quân của người dân tại các xã NTM đạt 54 triệu đồng/người/ năm, các xã NTM nâng cao là 60 triệu đồng/năm/người. Trong giai đoạn tới, vấn đề tổ chức sản xuất nhằm thay đổi cuộc sống và thu nhập của người dân, đưa nông thôn mới thành nơi đáng sống đã được triển khai mạnh tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh BR-VT, hướng tới mục tiêu xây dựng NTM kiểu mẫu. Các địa phương cũng đẩy mạnh các giải pháp tiếp tục nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn, giúp bà con có điều kiện sống văn minh; khu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng tiệm cận với đô thị, kinh tế phát triển.
Chuyện người đàn ông ở Hà Tĩnh gần 50 tuổi vẫn quyết tâm vào Đảng Đi học cảm tình Đảng ở tuổi 48 và kết nạp Đảng ở tuổi 49, anh Tô Ngọc Toàn (thôn Mỹ Tân, xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã hoàn thành tâm nguyện mà mình trăn trở và quyết tâm thực hiện bấy lâu. Cuốn sổ này là phần thưởng cho học viên xuất sắc trong lớp đảng viên mới được...