Sẵn sàng điều trị người bệnh theo phương châm “4 tại chỗ”
Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch có công điện đề nghị UBND và Sở Y tế các tỉnh, thành trực thuộc TW khẩn trương rà soát và tăng cường năng lực điều trị người bệnh theo phương châm “4 tại chỗ.”
Bệnh viện dã chiến tại Bắc Giang có 620 giường đã cơ bản được lắp đặt xong. (Ảnh: Danh Lam- TTXVN)
Ngày 26/5, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã có công điện đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương rà soát và tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực, điều trị người bệnh COVID-19 tại các địa phương theo đúng phương châm “4 tại chỗ.”
Công điện nêu rõ từ ngày 28/4 đến nay dịch bệnh COVID-19 có những diễn biến rất nghiêm trọng, cả nước ghi nhận trên 2.000 ca tại 30 tỉnh, thành phố, 9 trường hợp tử vong. Khoảng 10% ca bệnh có diễn biến nặng và rất nặng.
Một số địa phương không có sự chuẩn bị tốt về các điều kiện cấp cứu, hồi sức tích cực nên khi có ca bệnh nặng đã xử lý lúng túng và chuyển lên tuyến trên, gây áp lực và quá tải cho các bệnh viện tuyến cuối.
Video đang HOT
Trước thách thức nghiêm trọng này, Ban Chỉ đạo Quốc gia yêu cầu Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương củng cố các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện cấp cứu đặc biệt là máy thở, hệ thống oxy trung tâm, khí nén, vật tư tiêu hao, thuốc thiết yếu; tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực tại các bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố và các bệnh viện được phân công thu dung điều trị các ca bệnh COVID-19.
Các tỉnh, thành phố chưa phát hiện ca bệnh COVID-19 lập tức cử ngay các kíp điều trị đi đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị tại các bệnh viện tuyến cuối (hoặc đào tạo trực tuyến).
Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phê bình các bệnh viện được phân công điều trị COVID-19 nhưng lại thiếu chủ động trong công tác cấp cứu, hồi sức tích cực, điều trị ca bệnh COVID-19.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố được yêu cầu chỉ đạo Giám đốc Sở Y tế và giám đốc các bệnh viện rà soát lại năng lực điều trị người bệnh COVID-19 của các bệnh viện trên địa bàn; chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để tiếp nhận, cách ly và điều trị người bệnh theo phương châm ” 4 tại chỗ .”
Sở Y tế và các bệnh viện cần báo cáo diễn biến của ca bệnh hằng ngày, năng lực điều trị, cấp cứu, hồi sức tích cực trên phần mềm trực tuyến cdc.kcb.vn theo hướng dẫn của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế.
Các địa phương cần chuẩn bị sẵn sàng phương án phân công ít nhất một bệnh viện trong địa bàn làm bệnh viện dã chiến (căn cứ theo quy mô dân số địa phương), trong đó có bố trí khu cấp cứu, hồi sức tích cực và chuẩn bị các trang thiết bị, khí y tế và các điều kiện khác.
Bộ Y tế – Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 – đề nghị Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện; chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực, điều trị các ca bệnh COVID-19 trên địa bàn.
Việt Nam ghi nhận bệnh nhân COVID-19 qua đời thứ 36
Chiều 15/5, Bộ Y tế thông tin về ca bệnh COVID-19 tử vong thứ 36 tại Việt Nam do mắc nhiều bệnh lý nền kèm theo.
Bệnh nhân nữ 89 tuổi (BN3839) mắc COVID-19 đã tử vong do các bệnh lý nền.
Bệnh nhân có địa chỉ tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh; là F1 của BN3521, đã được cách ly từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 13/5 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.
Bệnh nhân được đưa đến điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ngày 13/5 với chẩn đoán viêm phổi nặng do COVID-19, suy hô hấp tiến triển trên bệnh nhân có tiền sử tiểu đường type 2, tăng huyết áp nhiều năm, xẹp đốt sống thắt lưng (đã phẫu thuật bơm xi măng ngày 6/4/2021).
Bệnh nhân được đặt nội khí quản thở máy xâm nhập, lọc máu liên tục, dẫn lưu khí màng phổi kháng sinh, kháng virus và ECMO (hệ thống tim, phổi nhân tạo).
Bệnh nhân tử vong ngày 15/5 với chẩn đoán suy hô hấp, viêm phổi nặng do SARS- CoV-2, tăng huyết áp, đái tháo đường, tiền sử xẹp đốt sống thắt lưng đã phẫu thuật.
Đây là ca tử vong của bệnh nhân COVID-19 thứ 36 tại Việt Nam.
Đến thời điểm này vẫn chưa cần thiết thực hiện giãn cách xã hội Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết dịch Covid-19 đã ghi nhận ở 26 tỉnh, thành phố với 486 ca mắc từ 27-4 đến nay. Tuy nhiên, đến giờ phút này, nước ta vẫn là một trong những nước chống dịch tốt nhất thế giới. Sáng 11-5, trao đổi với báo chí về việc tại sao một số tỉnh ít ca mắc...