Sản phụ tử vong sau nhiều lần uống rượu gừng để ấm bụng
Người phụ nữ 26 tuổi ở TP HCM bị suy gan nặng sau hơn 2 tháng liên tục uống rượu gừng, kể từ lúc sinh con.
Ảnh minh họa
Tiến sĩ Bùi Minh Trạng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115, cho biết nữ bệnh nhân vào viện ngày 12/1 với chẩn đoán viêm gan cấp chưa rõ nguyên nhân.
Cách nhập viện 10 ngày, bệnh nhân đột ngột thấy vàng mắt tăng dần, nước tiểu vàng sậm. Sau đó chị mệt mỏi, chán ăn, vàng da nhiều và đến bệnh viện khám. Chị mới sinh con hơn 2 tháng. Sau sinh mỗi ngày chị đều uống rượu gừng do gia đình tự ngâm với mục đích “ làm ấm bụng”.
Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa, rối loạn đông máu, hôn mê sâu, phải thở máy qua nội khí quản, lọc máu liên tục, dùng thuốc vận mạch liều cao. Bệnh nhân cuối cùng vẫn không thể qua khỏi.
Video đang HOT
Bệnh viện Nhân dân 115 đã có báo cáo gửi các cơ quan chức năng huyện Củ Chi để làm rõ thêm nguyên nhân tử vong.
Bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền Lê Thân cho biết rượu gừng nóng nên thường dùng để xoa bên ngoài da cho phụ nữ sau sinh nhằm đẹp da, giảm mỡ bụng, chống cảm lạnh… Rượu gừng có thể kết hợp với nghệ, hạt gấc.
“Phụ nữ sau sinh không nên uống bất cứ rượu gì chứ không chỉ riêng rượu gừng”, bác sĩ Thân khuyến cáo. Trường hợp này có thể bệnh nhân ngộ độc rượu chứa cồn công nghiệp, hoặc rượu ngâm gừng dùng lâu ngày gây ảnh hưởng các bộ phận cơ thể.
Lê Phương
Theo VNE
Sau cơn ho, răng giả chui 'tọt' vào cổ họng người đàn ông 35 tuổi
Sau cơn ho, chiếc răng giả đột nhiên rơi ra, chui thẳng xuống họng khiến bệnh nhân sặc sụa ngay sau đó.
Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận một trường hợp hy hữu có dị vật "lạ" trong đường thở. Bệnh nhân 35 tuổi, trú tại huyện Hóc Môn.
Khi đang đi xe máy thì người này bị ho. Do ho quá mạnh nên chiếc răng giả rơi ra, chui "tọt" xuống họng.
Tại Bệnh viện Nhân dân 115, qua hình ảnh phim chụp X-quang, nội soi phế quản, các bác sĩ phát hiện cuối khí quản của bệnh nhân có dị vật là một chiếc răng giả có kèm móc kim loại, một đầu móc vào niêm mạc khí quản, còn đầu kia ở phế quản gốc phải.
Bệnh nhân được các bác sĩ nội soi, gắp, loại bỏ dị vật khỏi đường thở.
Dị vật là chiếc răng giả có kèm móc kim loại được nội soi gắp bỏ ra khỏi đường thở bệnh nhân. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp)
Thông tin về ca bệnh, BS CKI Lê Thị Xuân Mai, bác sĩ khoa Hô hấp cho biết, dị vật đường thở thường hay xảy ra ở tất cả lứa tuổi từ trẻ nhỏ tới người lớn. Trong một số trường hợp hy hữu, dị vật đường thở xuất hiện ở những người thường xuyên dùng răng giả, nhưng răng không được gắn chặt.
Nếu bị dị vật đường thở, người đó có thể gặp các biến chứng nặng nề như: Gây ngưng thở, thủng, xước khí phế quản hay gây viêm, xẹp thùy phổi do bị tắc.
Bác sĩ Mai cũng khuyến cáo người dân cần chú ý khi ăn uống, không nên đùa nghịch, cười nói khi đang ăn. Bên cạnh đó, khi ăn những món ăn có xương như cá, gà, lợn, vịt... cần để ý, không nên chặt xương quá nhỏ để xương dính vào thịt, gây hóc, mắc xương.
Cuối cùng, bác sĩ Mai nhấn mạnh, với những người có tiền sử gắn, sử dụng răng giả nên đi kiểm tra răng thường xuyên, định kỳ, nếu thấy phát hiện răng bị lỏng, dễ rơi cần đi gắn, chỉnh cho chặt để tránh như trường hợp bệnh nhân trên.
Theo vtc
Ăn cơm, bị xương gà đâm thủng thực quản Bệnh nhân nam 62 tuổi bị mảnh xương gà đâm cắm sâu vào thành thực quản gây viêm trung thất. Bác sĩ nội soi thực quản cho một trường hợp bệnh nhân bị hóc dị vật - ẢNH: BỆNH VIỆN CUNG CẤP Hôm nay (2.1), Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) cho biết, hai tuần trước, bệnh viện tiếp nhận một bệnh nhân...