Sản phụ lên bàn đẻ nặng 159kg: Cả ê kíp mổ phải vật lộn đến toát mồ hôi, em bé sinh ra khiến gia đình hốt hoảng
Với sự nỗ lực của đội ngũ y bác sĩ, sản phụ cuối cùng đã hạ sinh thành công một bé trai nặng 5.25kg. Nhưng do căn bệnh béo phì và tiểu đường ở mẹ, đứa bé mới sinh đã có hiện tượng hạ đường huyết và phải đưa đến khoa sơ sinh để điều trị.
Các bà bầu khi mang thai đều rất chú trọng đến vấn đề dinh dưỡng để con được phát triển khỏe mạnh. Thế nhưng điều gì quá mức cũng không tốt, thai phụ tăng cân quá nhiều hay em bé sinh ra quá to đều là những hiện tượng không hề có lợi cho sứ khỏe của mẹ và bé.
Đầu tháng 10, Khoa sản Bệnh viện trực thuộc Đại học Giang Tô, Trung Quốc đã đón một sản phụ đặc biệt. Sản phụ này nặng đến hơn 150kg, khiến cả ê kíp 7-8 đã rất vất vả mới có thể đưa sản phụ lên bàn mổ lấy thai. Vì sản phụ “siêu trọng lượng” nên kéo theo không ít vấn đề rắc rối như béo phì, tiểu đưởng, thai nhi to… Ê kíp mổ phải “vật lộn” đến toát mồ hôi mới hoàn thành ca phẫu thuật mổ lấy thai này.
Theo thông tin ghi nhận, sản phụ Trần Nhiễm (tên nhân vật đã được thay đổi) năm nay 26 tuổi, trước khi mang thai đã mắc chứng béo phì khi nặng tới 125kg. Thời gian mang thai, cô cũng không chú ý đến chế độ ăn uống nên cân nặng tăng rất nhanh. Khi thai nhi được 7 tháng, cô bị chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ. Qua đánh giá và thảo luận, các bác sĩ quyết định mổ lấy thai cho Trần Nhiễm ở tuần thai thứ 37. Lúc này cân nặng của cô đã đạt 159kg.
Bà bầu siêu trọng lượng gây ra những siêu khó khăn
Do cân nặng vượt mức so với một sản phụ bình thường, chiếc bàn mổ không vừa người Trần Nhiễm nên các nhân viên y tế đã phải dùng dụng cụ để nới rộng chiếc giường. Qua đó mới giải quyết được vấn đề giường nằm.
Chiếc giường được nới rộng cho vừa với cơ thể đồ sộ của sản phụ.
Sản phụ nặng gấp đôi người bình thường.
Làm thế nào để gây tê tủy sống được nhanh và chính xác cũng là cả một vấn đề thách thức đội ngũ y bác sĩ. Bác sĩ trưởng khoa Gây mê hồi sức Lí Chí Khánh và bác sĩ mổ chính Trần Lợi cho biết, với một sản phụ bình thường thì chỉ cần đâm kim sâu khoảng 4-6cm là có thể đạt được hiệu quả gây tê mong muốn. Nhưng với Trần Nhiễm thì phải đâm kim sâu tới 8.5cm, xuyên qua lớp mỡ dày ở lưng cô. Điều đó làm cho việc gây tê tủy sống trở nên khó khăn vì có thể kim sẽ không thể chọc đúng vị trí mong muốn, phải chọc đi chọc lại nhiều lần gây đau đớn cho sản phụ và nguy cơ thất bại cũng cao.
Cuối cùng các bác sĩ sử dụng phương pháp siêu âm cột sống để tìm chính xác vị trí cần gây tê. Thông qua siêu âm để điều khiển kim gây tê, từ đó gây tê vùng thắt lưng cho sản phụ một cách nhanh và chính xác nhất.
Video đang HOT
Đội ngũ y bác sĩ tiến hành gây tê tủy sống cho sản phụ.
Ngoài ra, với những sản phụ béo phì thì vết mổ cũng là một vấn đề phải lo lắng. Nên mổ ngang hay mổ dọc, làm thế nào để sau đó vết khâu không bị bục chỉ và phục hồi tốt? Các bác sĩ nhận định, sản phụ béo phì và mắc bệnh tiểu đường thì vết khâu khó lành và dễ bị bục chỉ hơn người bình thường. Do đó ê kíp mổ quyết định sử dụng công nghệ hiện đại trong quá trình mổ và xử trí hậu phẫu. Trong quá trình mổ, bác sĩ sẽ sử dụng một loại chỉ có khả năng làm giảm sức căng, qua đó có thể làm giảm độ căng của 2 mép vết thương, khiến cho vết mổ nhanh lành và sự khép lại của các mô được tốt hơn.
Đối với Trần Nhiễm, vấn đề nguy hiểm nhất là bệnh huyết khối tĩnh mạch. Bệnh tiểu đường và béo phì là những yếu tố nguy cơ cao gây ra huyết khối tĩnh mạch. Phòng ngừa sớm, chẩn đoán sớm và điều trị sớm là những biện pháp chính để giảm thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch. Trong thời gian Trần Nhiễm khám thai ở bệnh viện, các bác sĩ đã tiến hành can thiệp sớm cho cô, làm giảm đáng kể tỷ lệ huyết khối.
Bé trai nặng 5.25kg với những nguy cơ về sức khỏe
Với sự nỗ lực của đội ngũ y bác sĩ, Trần Nhiễm cuối cùng đã hạ sinh thành công một bé trai nặng 5.25kg. Nhưng do căn bệnh béo phì và tiểu đường ở Trần Nhiễm, đứa bé mới sinh đã có hiện tượng hạ đường huyết và phải đưa đến khoa sơ sinh để điều trị.
Hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh sau khi chào đời mà một triệu chứng hiển hình của những em bé nặng cân. Một thai phụ bị tiểu đường thai kỳ sẽ khiến thai nhi bị thừa cân, lượng đường mẹ cung cấp cho thai nhi cũng cao hơn các thai phụ bình thường. Khi đứa trẻ chào đời, nguồn cung cấp đường ấy bị cắt đứt đột ngột, song cơ thể trẻ vẫn tiết ra mức insulin như cũ. Insulin dư thừa sẽ làm tiêu hao lượng đường trong cơ thể trẻ và trẻ nhanh chóng bị hạ đường huyết.
Sản phụ sinh hạ thành công bé trai nặng 5.25kg.
Hạ đường huyết có thể khiến trẻ mệt mỏi, suy nhược, vã mồ hôi, khó thở, thậm chí co giật. Nếu tình trạng hạ đường huyết nặng và kéo dài sẽ gây ra các di chứng thần kinh như chậm phát triển trí tuệ, một số trẻ sơ sinh nặng cân còn dễ bị biến chứng hạ canxi máu, vàng da hoặc dị tật.
Nghe các bác sĩ giải thích mà gia đình Trần Nhiễm không khỏi hốt hoảng và lo sợ. May mắn đứa trẻ được điều trị kịp thời, sức khỏe không có nguy hiểm gì lớn. Trần Nhiễm cũng được đội ngũ y bác sĩ chăm sóc cẩn thận, do đó mẹ con cô đã được xuất viện về nhà.
Cân nặng của bà mẹ mang thai là một vấn đề quan trọng
Tăng cân trong quá trình mang thai là biểu hiện tích cực cho thấy sự phát triển của thai nhi. Thế nhưng nếu thai phụ tăng cân quá nhiều, ngược lại, sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của bà mẹ và em bé.
Tăng cân vượt mức luôn khiến thai phụ gặp phải các vấn đề từ đau lưng cho đến mệt mỏi, đau chân, giãn tĩnh mạch, chứng ợ nóng, bệnh trĩ, khó thở và cả đau khớp. Ngoài ra sản phụ còn phải đối mặt với các biến chứng khi mang thai như cao huyết áp, tiểu đường, ợ nóng, nhiễm trùng, đau đầu…
Các biến chứng trong quá trình chuyển dạ, sinh con cũng rất nguy hiểm với cả mẹ và bé. Các em bé sơ sinh lớn thường khó sinh, sẽ phải cần sự hỗ trợ của các dụng cụ hoặc bạn sẽ phải sinh mổ. Em bé chào đời với cân nặng lớn cũng mang trong mình nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe. Ngoài ra, phụ nữ tăng quá nhiều cân trong thời gian mang thai và không có biện pháp giảm cân sau đó sẽ có khả năng gặp phải các vấn đề về sức khỏe, bao gồm cao huyết áp, tiểu đường, đột quỵ và các bệnh về tim mạch.
Không phải cứ mang thai là cần ăn nhiều mới tốt. Thai phụ cần hết sức chú ý đến chế độ dinh dưỡng, thời gian nghỉ ngơi và vận động hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và em bé trong bụng.
Người phụ nữ Sơn La sốc vì tăng từ 49 lên 115kg
Từ thân hình mảnh mai, chị A. đã tăng liền 65 kg lên 115 kg, dù tìm mọi cách giảm cân nhưng không hiệu quả.
Chị P.T.A., 32 tuổi ở Sơn La nhiều năm nay đi lại khó khăn do thân hình quá khổ nặng tới 115 kg, BMI lên tới 41. Tình trạng béo phì nghiêm trọng còn khiến chị bị tiểu đường, các nếp gấp da thường xuyên bị hăm, có mùi hôi khó chịu.
Trong cuộc sống thường ngày, chị cũng khó thực hiện tư thế ngồi do thành bụng dày mỡ và da thừa nhiều.
Chị A. chia sẻ, trước khi lấy chồng, chị nặng 49 kg với chiều cao 1,6 m. Tuy nhiên sau khi sinh con đầu năm 22 tuổi, chị tăng thêm 32 kg lên 82kg và sau sinh lần 2, cân nặng tiếp tục vượt qua mốc 85 kg rồi tiếp tục tăng thêm 30 kg trong vài năm qua.
Bệnh nhân đã tham khảo giảm cân bằng nhiều cách nhưng đều thất bại do bị hiện tượng hạ đường huyết. Chị A. cũng từng có ý định phẫu thuật cắt dạ dày hay đặt đai nhưng bác sĩ không đồng ý do sức khoẻ không cho phép.
Trong cuộc sống hàng ngày, chị A luôn mặc cảm với thân hình thừa cân của mình khi đi cạnh chồng cao gầy. Nhiều lần chị ngậm ngùi từ chối đi dự các sự kiện cùng chồng vì tự ti, sợ chồng xấu hổ. Nhiều lúc chị thấy tuyệt vọng vô cùng.
Chị A. luôn mặc cảm vì cơ thể quá khổ của bản thân
Cách đây 5 tháng, qua người quen giới thiệu, chị tìm gặp BS Nguyễn Đình Minh, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện E để tư vấn tạo hình cơ thể.
BS Minh khuyên bệnh nhân về áp dụng các chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng như tham khảo các phương pháp can thiệp ngoại khoa để giảm cân. Bệnh nhân lựa chọn phương pháp tuân theo chế độ ăn cùng bác sĩ dinh dưỡng và giảm được 10 kg trong vòng 5 tháng.
Mới đây bệnh nhân quay lại bệnh viện tha thiết xin cắt bớt da thừa và hút bớt mỡ thừa tối đa có thể để vận động dễ dàng hơn.
Với những mong muốn chính đáng của bệnh nhân, các bác sĩ khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện E đã quyết tâm đưa ra phương án điều trị thích hợp và an toàn nhất cho bệnh nhân, với mong muốn sớm giúp cho bệnh nhân trở lại với cuộc sống bình thường.
Ngày 13/10, chị A. thực hiện ca phẫu thuật tạo hình thành bụng và hút mỡ kéo dài hơn 5 giờ. Trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân, BS Minh cho biết, điểm khó khăn của ca mổ là thể trạng bệnh nhân quá béo, lượng mỡ nhiều, kèm theo đái tháo đường đang được điều trị insulin ... vì vậy việc hồi sức sau mổ sẽ rất khó khăn, chậm liền vết mổ do đường huyết tăng cao.
"Trong hầu hết các trường hợp có cả thừa da và mỡ thừa thành bụng, chúng tôi sẽ kết hợp phẫu thuật nhằm cắt bỏ da thừa, tạo hình lại cân thành bụng và hút mỡ giúp thành bụng mỏng hơn đồng thời loại bỏ các vùng mỡ thừa tại vùng eo để làm vòng 2 thon gọn hơn", BS Minh chia sẻ.
BS Minh lưu ý, khi cắt loại bỏ da thừa thành bụng cần chú ý không cắt quá nhiều nếu không sẽ không đóng thành bụng lại được, nếu cố đóng dễ có nguy cơ hoại tử vùng da mới được tạo hình. Vì vậy tạo hình thành bụng cần được thực hiện bởi các bác sĩ có kinh nghiệm.
Trong ca phẫu thuật, bệnh nhân được cắt bỏ 3,2 kg mỡ thừa vùng bụng và hút thêm 2 lít mỡ ở bụng và vùng nách.
4 ngày sau phẫu thuật, hiện sức khoẻ bệnh nhân ổn định, các chỉ số sinh tồn, mạch huyết áp bình thường, đường huyết duy trì 6-7 mmol/l. Dự kiến bệnh nhân có thể kiến xuất viện trong một vài ngày tới.
BS Minh cùng ekip thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân
Tuy nhiên, BS Minh cũng cảnh báo bệnh nhân hoàn toàn có khả năng béo trở lại nếu không có chế độ ăn uống và tập luyện tích cực sau phẫu thuật.
Theo BS Minh, một người bình thường có chỉ số BMI trên 25 được xác định mắc béo phì, nếu BMI trên 40 là béo phì độ 3 - mức cao nhất.
Ngoài ảnh hưởng sinh hoạt, vận động hàng ngày, béo phì còn gây ra bệnh tim, trầm cảm, tiểu đường, rối loạn lipid máu dễ đột quỵ, gan nhiễm mỡ, bệnh xương khớp, thoái hoá khớp, nguy cao mắc các bệnh ung thư như ung thư đại trực tràng, ung thư cổ tử cung...
Khi bị béo phì, cách tốt nhất là thực hiện giảm cân khoa học thông qua dinh dưỡng, tập luyện. Trường hợp giảm cân không hiệu quả mới tính đến các phương án can thiệp phẫu thuật.
Cách để tăng lượng đường trong máu nhanh chóng và an toàn Để tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng, hãy ăn hoặc uống thứ gì đó có chứa khoảng 15 gram carbs đơn giản như đường, mật ong, nước ép trái cây...để nhanh chóng phục hồi lượng đường trong máu. Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu xuống quá thấp và cần được phục hồi nhanh chóng. Nếu tình...