Sản phẩm OCOP sẵn sàng phục vụ thị trường Tết
Tết Nguyên đán là thời điểm sức mua, bán tăng mạnh phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và thị trường quà tặng, quà biếu.
Nắm bắt xu thế này mà nhiều chủ thể sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã mạnh dạn thiết kế, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để sẵn sàng nguồn hàng hóa đưa ra cung ứng thị trường.
Công ty TNHH Sản xuất, kinh doanh thực phẩm Lương Sơn, xã Nhân Sơn, huyện Đô Lương tăng tốc hết công suất máy móc và thuê thêm nhân công sản xuất cả ngày nghỉ cuối tuần.
Tăng tốc sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm
Từ lâu bánh đa vừng đen đã không chỉ là một món ngon được ưa thích của vùng Đô Lương xứ Nghệ mà nó còn trở nên nổi tiếng với bạn bè trên khắp đất nước. Bánh đa đơn sơ, mộc mạc nhưng mang vị ngon của quê hương qua bàn tay chế biến tài hoa của những người thợ, những chiếc bánh tròn, xinh như chiếc lá sen, dày hơn, nhiều vừng đen hơn so với các loại bánh tráng ở miền Nam hay miền Bắc.
Bánh đa được làm từ bột gạo, tiêu, tỏi và các gia vị khác. Những nguyên liệu này tuy dễ kiếm nhưng phải đảm bảo nhiều yêu cầu khắt khe để có được chiếc bánh ngon. Gạo phải là thứ gạo trắng, tuyệt đối không lẫn trấu hay cám lọt vào, nếu không sẽ làm cho bánh bị cợn, vẩn đục gây mất ngon. Gạo được xay nhuyễn với nước rồi trộn với thứ vừng (mè) đen hảo hạng, không có hạt vỡ cùng với tỏi giã nhỏ, tiêu đâm mịn và những gia vị vừa đủ rồi tráng bằng nồi hấp.
Thời điểm này Công ty TNHH Sản xuất, kinh doanh thực phẩm Lương Sơn, xã Nhân Sơn, huyện Đô Lương tất bật sản xuất để kịp cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán 2023. Anh Nguyễn Bá Thắng – Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất, kinh doanh thực phẩm Lương Sơn chia sẻ: Bánh đa Lương Sơn được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Hiện tại công ty có gần 15 loại sản phẩm được sản xuất từ bánh đa, đặc biệt công ty vừa hoàn thiện và sản xuất thành công sản phẩm mới như bánh đa gạo lứt phục vụ thị trường Tết. Để kịp cung ứng số lượng đơn hàng cho đối tác, công ty đang tăng tốc hết công suất máy móc và thuê thêm nhân công sản xuất cả ngày nghỉ cuối tuần.
Ngoài nâng cao chất lượng sản phẩm, thiết kế lô-gô, bỏ kinh phí in bao bì, nhãn mác, xin cấp mã vạch, bánh đa Lương Sơn được đóng gói bằng một lớp bóng kính, có hộp giấy đẹp và tem nhãn ghi đầy đủ thành phần, hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng, nơi sản xuất… Chính điều này, tạo nên thương hiệu, uy tín cho sản phẩm.
Video đang HOT
Nhờ đó, sản phẩm bánh đa Lương Sơn “có tiếng” khắp cả nước và xuất khẩu sang Lào, Campuchia, Thái Lan, Nhật Bản… Hiện công ty đã liên kết được với 2.000 đại lý lớn, nhỏ, 350 cộng tác viên trên cả nước, tiêu thụ ổn định khoảng 40 triệu sản phẩm/năm, doanh thu trên 14 tỷ đồng, tạo việc làm cho hàng chục lao động.
Ngoài việc tăng sản lượng để kịp phục vụ thị trường Tết, những cơ sở sản xuất tại các làng nghề luôn chú trọng chất lượng nhằm giữ uy tín với khách hàng và xây dựng thương hiệu đặc sản của địa phương.
Thời điểm này, làng nghề sản xuất bánh cà làng Đông, xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên trở nên nhộn nhịp hơn, hàng chục hộ gia đình tất bật lao động. Mỗi người một việc, từ cân ký đến dán bao bì, đóng gói sản phẩm. Từ những nguyên liệu sẵn có, người dân nơi đây tạo ra sản phẩm chất lượng được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến.
Gia đình chị Nguyễn Thị Dung là một trong những hộ gia đình làm nghề bánh cà lâu năm tại làng Đông, xã Hưng Tân. Thay vì sản xuất thủ công truyền thống, năm nay gia đình đầu tư hơn 15 triệu đồng để trang bị máy trộn bột giải phóng sức lao động, tăng hiệu quả sản xuất. Sản phẩm bánh cà của gia đình từ lâu được người tiêu dùng trong và tỉnh biết đến bởi hương vị thơm ngon. Chỉ tính riêng từ tháng 8 tới nay, gia đình đã cung cấp ra thị trường gần 4 tấn bánh cà, sau khi trừ chi phí cho lãi ròng hàng trăm triệu đồng.
Chị Nguyễn Thị Dung cho biết: “Trung bình mỗi ngày, chúng tôi sản xuất 6-7 yến sản phẩm bánh cà các loại, riêng từ tháng 10 tới dịp cận Tết, sản lượng tăng lên 1 tạ sản phẩm/ngày. Thời điểm này, nhân công tại cơ sở tăng ca liên tục với mức thu nhập tăng thêm nửa ngày lương. Chúng tôi đang có nhu cầu tuyển dụng thêm lao động để kịp sản xuất”.
Để làm ra mẻ bánh cà đạt tiêu chuẩn, người làm bánh phải trải qua nhiều công đoạn công phu tỉ mỉ. Bánh cà được làm từ các nguyên liệu chính là bột nếp, trứng gà và đường cát trắng cùng gừng tươi để tạo nên hương vị đặc trưng riêng vừa giòn tan, thơm ngon. Đặc biệt bột phải được nhồi kỹ đến độ mềm mịn dẻo, cho vào vắt và vo tròn, rồi rán đến độ vàng tươi. Tùy theo thị hiếu của người tiêu dùng, người làm bánh có thể điều chỉnh độ ngọt và thêm các nguyên liệu khác. Để tạo ra sản phẩm bánh đạt tiêu chuẩn, người làm bánh phải tuân thủ nghiêm ngặt vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đến nay xã Hưng Tân có hơn 100 hộ sản xuất bánh cà quanh năm, chiếm gần 70% số hộ trong làng. Bánh cà Hưng Tân không chỉ được người dân trong tỉnh mà còn vươn ra các tỉnh thành trong cả nước. Việc phát triển làng nghề đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Ông Nguyễn Văn Tâm, Chủ tịch UBND xã Hưng Tân cho biết: “Tết năm nay, ngoài sản phẩm bánh cà truyền thống, làng nghề còn “tung” ra thị trường nhiều sản phẩm mới như bánh cà gấc, bánh cà sen, bánh quẩy, bánh cà bột ớt kim chi. ây là những dòng sản phẩm tiềm năng của làng nghề đang được xã xây dựng sản phẩm OCOP 4 sao vào năm 2023″.
ẩy mạnh các kênh bán hàng
Sản phẩm mới như bánh cà gấc, bánh cà sen, bánh quẩy, bánh cà bột ớt kim chi là những dòng sản phẩm tiềm năng đang được xây dựng sản phẩm OCOP 4 sao vào năm 2023.
Trong những mặt hàng OCOP của Nghệ An phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2023, các sản phẩm được chế biến từ sen của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Sen quê Bác được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Bộ sản phẩm OCOP “Sen quê Bác” đang trên đường trở thành thương hiệu sản phẩm Quốc gia.
Anh Phạm Kim Tiến – Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Sen quê Bác chia sẻ: Hợp tác xã đang trồng, chăm sóc, bảo tồn và cung ứng trên 100 giống sen khác nhau. Hiện có 15 sản phẩm được chế biến từ sen. Trong số đó, có 4 sản phẩm đạt OCOP 4 sao gồm trà tâm sen, hạt sen sấy, trà ướp bông sen, trà liên tu và 5 sản phẩm OCOP 3 sao khác được đưa vào hộp quà Tết, phục vụ thị trường trong và ngoài tỉnh.
Theo anh Tiến, hợp tác xã dự trù cung ứng 5.000 hộp quà Tết ở 3 mức giá khác nhau. ể chuẩn bị nguồn hàng, từ nhiều tháng trước, hợp tác xã đã đẩy mạnh hoạt động thu mua, chế biến nguyên liệu, tuyển dụng thêm lao động thời vụ để tham gia các hoạt động hội chợ Tết, các chương trình quảng bá sản phẩm ở nhiều tỉnh, thành. Hiện hợp tác xã đang mở rộng nhiều kênh phân phối qua các đại lý, tiếp cận với phương thức bán hàng trực tuyến, đẩy mạnh tham gia các sàn thương mại điện tử và xuất khẩu ra nước ngoài.
Được công nhận 3 sao OCOP cấp tỉnh năm 2021, sản phẩm cam Hương Hóa của hộ sản xuất Lê Thị Hương ở thôn Đỉnh Hợp, xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn cũng là một trong những mặt hàng “đắt khách” dịp Tết Nguyên đán. Trong 2 ha cam trồng theo hướng hữu cơ, đạt chuẩn VietGAP thì khoảng 1/2 diện tích là giống cam chín muộn phục vụ Tết Nguyên đán với sản lượng khoảng 10 tấn.
“Giống cam chín bán Tết chủ yếu là cam Xã Đoài lòng vàng nên được thị trường ưa chuộng. Cam chín vào dịp Tết nên bán giá cao hơn. Dòng cam này chủ yếu để trưng bàn thờ, làm quà biếu Tết nên chúng tôi cũng đầu tư nhãn mác, đóng gói vào thùng giấy đẹp; có tem truy xuất nguồn gốc. Hiện lượng cam Tết đang “treo cây” nhưng đã có khách đặt hàng cả rồi”, chị Lê Thị Hương cho biết.
Không chỉ hương trầm, nhiều hộ sản xuất các đặc sản mang hương vị miền núi như lạp xưởng, thịt chua, măng muối, bò giàng, lợn gác bếp cũng đã chủ động nguồn hàng để phục vụ dịp Tết Nguyên đán, nhất là vào thời điểm cận Tết khách hàng đặt mua số lượng nhiều hơn ngày thường.
“Năm nay Tết Nguyên đán đến sớm hơn mọi năm, vì vậy ngay từ thời điểm này, gia đình đã sẵn sàng nguồn nguyên liệu gấp đôi ngày thường phục vụ nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Cùng với đó, để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng khi chọn quà biếu, gia đình cũng thực hiện hút chân không sản phẩm, đóng gói thành giỏ quà Tết, mức giá dao động từ 200.000 – 2 triệu đồng/giỏ, với nhiều hình thức mẫu mã đẹp, bắt mắt, phù hợp với mục đích sử dụng”, chị Trương Thị Bảo ở bản Minh Tiến, xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu cho biết.
Nghệ An đã có 253 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 – 5 sao. Trong số đó, rất nhiều sản phẩm đang góp mặt để thị trường Têt thêm sôi động như nhút, tương, giò bê, tảo xoắn, rượu mú từn, chả cá trích, gà Thanh Chương, cam Vinh, trà ướp bông sen, trà hoa vàng, chè tuyết shan, chè vằng nguyên chất, tinh bột sắn dây, tôm bóc nõn, cá thu nướng… Đa số sản phẩm OCOP được trưng bày, giới thiệu, bán tại các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, các sàn thương mại điện tử như Voso.vn, Posmart.vn…
Thời gian qua, ngoài việc hỗ trợ cho các chủ thể mới xây dựng các sản phẩm đạt chuẩn OCOP thì các địa phương trên địa bàn Nghệ An cũng hỗ trợ các chủ thể đã được công nhận về quy trình sản xuất, cải tiến mẫu mã và chất lượng sản phẩm để có điều kiện thăng hạng, cũng như tạo dấu ấn riêng cho sản phẩm trên thị trường. Đặc biệt trong dịp Tết này, các chủ thể sản phẩm OCOP còn mạnh dạn quảng bá, tiếp thị sản phẩm dưới dạng hình thức quà tặng để tiếp cận với thị trường. Các sản phẩm sau khi được cấp chứng nhận OCOP đều được đưa đi xúc tiến thương mại nên sản lượng bán ra tăng từ 50-60% so với trước đó.
Phát động 'Tuần lễ thực phẩm an toàn vùng miền'
Chiều ngày 8/12, tại Trung tâm Thương mại Big C Thăng Long, TP Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ Khai mạc và phát động "Tuần lễ thực phẩm an toàn vùng miền" - một sự kiện nổi bật trong chuỗi hoạt động thuộc Chương trình Hành động vì an toàn thực phẩm năm 2022.
Các đại biểu tham dự lễ khai mạc.
Với thông điệp Kết nối thực phẩm an toàn vào hệ thống phân phối, chương trình nhằm giới thiệu, kết nối sản phẩm thực phẩm an toàn của các địa phương tới các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; các đối tác kinh doanh tiềm năng và người tiêu dùng tại Hà Nội.
Phát biểu tại chương trình, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn một cách ổn định, bền vững. Bộ Công Thương mong muốn tiếp tục nhận được sự phối hợp, hỗ trợ và đồng hành của các bộ, ngành, đơn vị liên quan, của các đơn vị truyền thông và đặc biệt là của các doanh nghiệp phân phối, kinh doanh thực phẩm.
Ông Lê Mạnh Phong - Giám đốc điều hành chuỗi BigC và Go khu vực miền Bắc của Tập đoàn Central Retail Việt Nam thông tin: "Bên cạnh việc ưu tiên hàng Việt nói chung, hiện nay có đến hơn 90% hàng hóa kinh doanh tại hệ thống chúng tôi là hàng Việt, hệ thống GO/Tops market và Big C của chúng tôi cũng đặt trọng tâm trong việc phát triển, đưa vào hệ thống các sản phẩm an toàn vùng miền với nhiều chính sách ưu đãi như nổi bật như ưu tiên hỗ trợ không chiết khấu với các hộ kinh doanh là các HTX. Ưu tiên các sản phẩm ocop, hỗ trợ trưng bày, chăm sóc hàng hóa và các chương trình thúc đẩy bán hàng. Hỗ trợ tư vấn toàn diện để các hộ kinh doanh nhỏ lẻ có thể gia nhập chương trình "Sinh Kế Cộng đồng".
Cũng tại buổi Lễ, đại diện các đơn vị quản lý nhà nước, hiệp hội ngành hàng và các đơn vị phân phối lớn đã cùng thực hiện Nghi thức khai mạc "Tuần lễ thực phẩm an toàn vùng miền" tại các hệ thống phân phối. Đồng thời, đại diện các nhà phân phối đã gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ các cơ sở sản xuất, hộ nông dân đưa thực phẩm an toàn vào các hệ thống phân phối.
Trước đó, các đại biểu, người tiêu dùng tham quan, trải nghiệm khu trưng bày thực phẩm an toàn vùng miền", cùng với những hoạt động giao lưu, tương tác trực tiếp giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng, giữa các doanh nghiệp với các doanh nghiệp, và tham gia sôi nổi vào hoạt động "Tìm hiểu về thực phẩm an toàn".
Vạn Ninh: Nâng tầm giá trị sản phẩm địa phương Năm 2022, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã được huyện Vạn Ninh triển khai đồng bộ, thu hút nhiều sản phẩm tham gia với số lượng và chất lượng được nâng cao hơn trước. Đây là tín hiệu đáng mừng trong việc nâng tầm giá trị, góp phần phát huy thế mạnh các sản phẩm OCOP của huyện. Hội đồng...