Sản phẩm mới chứng quyền có bảo đảm (CW) trước giờ “G”: Cơ hội nào cho nhà đầu tư?
Theo công bố của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE), ngày 28/6 là ngày giao dịch đầu tiên của các chứng quyền có bảo đảm (CW). Trong đợt đầu, có 7 công ty chứng khoán được cấp chứng nhận chào bán với 10 mã chứng quyền.
Từ trái qua: Bà Trần Thị Mỹ Linh, ông Võ Văn Cường, bà Nguyễn Thị Việt Hà, ông Trần Anh Dũng
Nhận định của HoSE cho rằng, với đặc điểm là tỷ lệ đòn bẩy cao, chi phí đầu tư thấp, giao dịch và thanh toán dễ dàng chứng quyền thu hút nhà đầu tư cá nhân. Nhưng bên cạnh các ưu điểm, sản phẩm này có những rủi ro, vì vậy sở khuyến nghị các nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ trước khi giao dịch để hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra.
Vậy các công ty chứng khoán – bên tham gia “cuộc chơi” CW với vai trò tổ chức phát hành nhận định ra sao về sản phẩm mới này, cơ hội cho nhà đầu tư ra sao?
CW ít tác động đến giá chứng khoán cơ sở
Bà Nguyễn Thị Việt Hà, thành viên Hội đồng quản trị chuyên trách HoSE
Việc chọn chứng khoán cơ sở nằm trong rổ VN30 bởi rổ này tập trung cổ phiếu có thanh khoản tốt, có giá trị vốn hóa cao. Khi triển khai sản phẩm hợp đồng tương lai (future contract) và bây giờ là CW đều lựa chọn chứng khoán trong rổ này. Để hạn chế tác động giao dịch CW lên chỉ số VN30 và ngược lại, UBCK đã đưa ra hạn mức. Ví dụ hiện tại CTCK phát hành CW ở mức 10% chứng khoán tự do chuyển nhượng của các chứng khoán cơ sở.
Với 6 chứng khoán cơ sở được lựa chọn cho 10 CW phát hành đợt đầu tiên thì hạn mức chào bán dừng lại ở cổ phiếu FPT hạn mức chào bán 10% thì lượng CW phát hành chỉ đạt 1,87%, cổ phiếu MWG lượng CW phát hành chiếm 3,06%… tức, hiện lượng phát hành CW của các công ty chứng khoán với các chứng khoán cơ sở dừng lại ở mức độ thấp và tác động lên chỉ số VN30 và ngược lại ở mức không đáng kể.
Một đặc điểm của CW chỉ được thanh toán một lần vào ngày đáo hạn. Trong suốt vòng đời của sản phẩm được giao dịch mua bán trên thị trường mà chưa chốt lời, lỗ. Việc chốt lời, lỗ chỉ được thực hiện vào thời điểm đáo hạn và sẽ dựa vào giá cả ở thời điểm này. Tuy nhiên ở thời điểm đáo hạn có quy định một biện pháp có thể hạn chế thao túng giá của cổ phiếu cơ sở dẫn đến thao túng lời, lỗ của nhà đầu tư, đó là giá thanh toán của chứng khoán cơ sở là giá bình quân của 5 phiên giao dịch liền trước thời điểm đáo hạn, theo đó hạn chế tác động lên giá thanh toán của CW.
Việc giao dịch CW lên chỉ số cơ sở thì tác động thông qua việc gì? Khi CTCK phát hành CW thì họ phải giao dịch chứng khoán cơ sở để thực hiện phòng ngừa rủi ro. Việc giao dịch này có thể tác động ngược lại tới giá chứng khoán cơ sở theo đó tác động lên chỉ số chứng khoán.
Theo tính toán với khối lượng CTCK hiện tại mỗi ngày số lượng CW phát hành ra thị trường CTCK phải mua bán chứng khoán cơ sở để phòng ngừa rủi ro. Nếu toàn bộ khối lượng được phân phối thì khối lượng chứng khoán cơ sở mà CTCK phải mua bán vào chiếm từ 2,1% đến 6% giá trị giao dịch của các chứng khoán cơ sở đó. Ví dụ với HPG chiếm 2,1%, MWG chiếm khoảng 6%… với khối lượng như vậy chúng tôi đánh giá tác động thấp đến biến động giá của chứng khoán cơ sở.
Rủi ro ít hơn phái sinh, cơ hội kiếm lời cao hơn
Bà Trần Thị Mỹ Linh, Phụ trách Phát triển sản phẩm CTCK TP.HCM (HSC)
Trong 2 năm gần đây TTCK Việt có xu hướng khác với trước, xu hướng lên xuống khó đoán định. Sản phẩm CW ra mắt thời gian đầu là phù hợp để mọi người thử nghiệm. Vì sau khi giao dịch phái sinh nhà đầu tư cũng kỳ vọng có những sản phẩm khác trên thị trường ra mắt để nhà đầu tư có thể đầu tư và CW là một trong những sản phẩm như vậy.
Video đang HOT
Tôi cho rằng đầu tư CW rủi ro ít hơn so với phái sinh trong khi cơ hội kiếm lời cao hơn. Thị trường chứng khoán Việt ở thời điểm này tôi đánh giá tuy khó tăng mạnh nhưng khả năng giảm sâu thấp hơn so với năm ngoái nên thời điểm ra CW hiện nay hợp lý hơn năm 2018. Chúng ta kỳ vọng dòng vốn đổ vào Việt Nam trong thời gian tới sẽ đẩy thị trường lên, khi đó các công ty tiên phong phát hành CW trong giai đoạn này sẽ thành công.
Nhà đầu tư phải xác định mình kỳ vọng gì ở cổ phiếu nào, chọn tài sản cơ sở ra sao; thứ hai chọn tỷ lệ đòn bẩy, thứ ba là khẩu vị rủi ro nhà đầu tư như thế nào.
Trong thời gian đầu mất nhiều thời gian để nhà đầu tư hiểu rõ những yếu tố tác động đến giá của CW, cũng như mỗi công ty phát hành sẽ có cách tạo lập khác nhau. Nhà đầu tư cần quan sát trong thời gian đầu để lựa chọn khẩu vị của mình. Giống như có nhà đầu tư thích biến động nhiều, có người thích an toàn hoặc cũng có những nhà đầu tư muốn bán nhanh. Lúc đó nhà đầu tư sẽ quan sát CW nào phù hợp với mục đích của họ.
Trước khi đầu tư vào CW, HSC có những nghiên cứu nhất định ở thị trường các nước. Để tồn tại trong thời gian dài họ phải có chiến lược rõ ràng ví dụ phải xác định được sản phẩm nào là phù hợp và việc tạo lập thị trường và phòng ngừa rủi ro phải đủ chi phí để cover cho hoạt động ổn định của họ. Ví dụ CTCK thu về 10 tỷ đồng nhưng những chi phí liên quan khi niêm yết nếu làm không tốt có thể lỗ hơn con số ấy. CTCK phải có nhiều chi phí, rủi ro trong quá trình vận hành và nếu không thực sự hiểu rõ sản phẩm CTCK phải chịu rủi ro cao.
Với nhà đầu tư mua chứng quyền thì tiềm năng lợi nhuận cao hơn so với rủi ro, với CTCK là bên phát hành cũng kỳ vọng thị trường phát triển nhưng để mang lại lợi ích về cho CTCK cũng chưa chắc công ty nào phát hành nhiều thì thành công đường dài với sản phẩm này.
Nhà đầu tư lo lắng về “làm giá” CW?
Ông Tr ần Anh D ũng, Giám đ ốc Chiến l ư ợc thị tr ư ờng, CTCK VNDirect (VND)
Theo tôi, cân đối lợi ích bán chứng quyền so với hoạt động làm giá, điều này là không logic. Chứng quyền quyền phát hành liên tục giống như thị trường HĐTL nên vòng đời cũng tương tự. Nếu nói đến rủi ro “bắt tay” với tổ chức phát hành để làm giá thì ngay khi mua chứng khoán cơ sở, nhà đầu tư đã phải chịu rủi ro. Vì vậy, không phải việc ra đời CW sẽ dẫn tới cổ phiếu giảm.
Trong quá trình vòng đời của CW, CTCK liên tục mua một lượng hàng để chia sẻ rủi ro đối với nhà đầu tư. Nhà đầu tư chỉ giới hạn rủi ro trong mua phí ban đầu chứ không phải chịu rủi ro như CTCK khi mua lượng hàng hedging.
Công ty chứng khoán có lo ngại việc tổ chức bên ngoài có thể thao túng giá? Thực tế, thị trường HĐTL đâu đó có xuất hiện tượng như vậy. Giải pháp VND và các công ty chứng khoán đưa ra là phải triển khai nhanh mô hình tính toán, kiểm soát khi biến động giá quá lớn đối với chứng khoán cơ sở.
CW về ngắn hạn sẽ có những tác động tới thanh khoản thị trường cơ sở. Tuy nhiên, UBCK đã quy định hạn mức 10% nên về lâu dài, giao dịch CW sẽ không ảnh hưởng nhiều tới chứng khoán cơ sở.
CTCK phải làm nhiệm vụ market making sao cho thanh khoản của CW phù hợp với thị trường cơ sở. Giai đoạn đầu triển khai sản phẩm, đã có những quy định nhất định từ phía UBCK. CTCK sẽ đảm bảo sẽ luôn có giao dịch, nhà đầu tư ra vào thoải mái trong khi CW còn tồn tại.
Tôi nhận định sản phẩm CW sẽ có tác động tích cực tới thị trường chứng khoán. Giống như các thị trường đi trước như Đài Loan, Thái Lan, thanh khoản của CW sẽ kích thích giao dịch chứng khoán cơ sở qua đó càng tăng tính sôi động cho thị trường chung.
Mở ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư kiếm lợi nhuận
Ông Võ Văn Cư ờng, Gi ám đ ốc đ ầu t ư CTCK Everest (EVS)
CW là sản phẩm tài chính cấu trúc được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Nguyên nhân là do thị trường giao dịch trong biên độ nhỏ, việc tìm kiếm các cơ hội đang ngày một khó khăn. Việc một sản phẩn cấu trúc với đòn bẩy cao ra mắt sẽ mở ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư kiếm lợi nhuận trên thị trường.
Đây là sản phẩm có đòn bẩy cao, nhà đầu tư nên nắm giữ CW với tỷ trọng có chừng mực trên tổng tài sản. Nhà đầu tư có thể hiểu rằng đây gần như “zero sum game”.
Ví dụ như việc họ đầu tư vào CW của HPG mà giá CW tới ngày đáo hạn thấp hơn giá thực hiện thì họ sẽ mất trắng khoản đánh cược này. Ở trường hợp này, nhà đầu tư sẽ thua lỗ 100%. Còn công ty chứng khoán vẫn có thể có lãi hoặc chỉ thua lỗ ít do đã thu được một khoản premium từ trước.
Còn trong trường hợp ngược lại, nếu giá HPG cao hơn giá thực hiện thì nhà đầu tư mới có lãi và công ty chứng khoán cũng có lãi nhưng ít hơn. Khi đó mới là trường hợp cả 2 bên cùng có lợi (win-win).
Ngoài ra, cũng cần lưu ý tới việc ảnh hưởng của CW lên thị trường cơ sở vào những thời điểm IPO chứng quyền và đáo hạn chứng quyền. Vào những thời điểm này, cung cầu trên thị trường sẽ có đôi chút xáo trộn. Còn trong dài hạn, do hạn mức chào bán chỉ là 10% tổng số cổ phiếu tự do chuyển nhượng nên sẽ không có nhiều ảnh hưởng lên thị trường.
Tôi mong rằng, các công ty chứng khoán sẽ truyền tải đầy đủ các khía cạnh cơ hội và rủi ro đến nhà đầu tư. Hiện chúng ta mới chỉ làm tốt việc truyền thông về các cơ hội từ CW.
Giai đoạn vừa qua, CW đã bị trì hoãn ra mắt trong vài năm nên công tác đào tạo và truyền thông chưa làm tốt. Vì thế tôi cho rằng, các công ty chứng khoán đặc biệt là 8 công ty chứng khoán vừa được UBCK cấp phép chào bán CW cần phải đẩy mạnh công tác đào tạo nhà đầu tư.
Hiện nhiều CTCK đã đáp ứng các tiêu chí về tài chính như vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu cao hơn 1.000 tỷ đồng, không có lỗ lũy kế… nhưng chưa gia nhập thị trường. Tôi cho rằng trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều CTCK được UBCK cấp phép chào bán CW. Các công ty này chưa tham gia là do chưa đầu tư hệ thống, xây dựng quy trình tính toán định giá, bảng giá để theo dõi.
Tuy nhiên, hầu hết các CTCK sẽ không phân bổ đầu tư quá lớn vào sản phẩm này. Ngoài ra, việc các tổ chức phát hành mới xuất hiện trên thị trường còn để hướng đến mục tiêu giữ chân khách hàng, đảm bảo thị phần giao dịch.
Theo bizlive.vn
Có gì hot trong sản phẩm chứng quyền đảm bảo cho FPT, MWG, MBB, HPG?
Chứng quyền có đảm bảo là một sản phẩm mới đang được nhiều nhà đầu tư kỳ vọng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chính thức cho phép đưa vào giao dịch. Vậy mua chứng quyền có đảm bảo đem lại lợi ích hay rủi ro gì với nhà đầu tư?
Ông Nguyễn Duy Linh - Phó Giám đốc Khối Dịch vụ Chứng khoán Khách hàng Cá nhân phát biểu tại hội thảo "Chứng quyền có đảm bảo - đón đầu cơ hội mới". Ảnh: Thu Hằng
Theo thông tin từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, việc niêm yết và giao dịch chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant -CW) trên thị trường chứng khoán dự kiến diễn ra vào ngày 28.6.2019. Đây là thông tin mà các nhà đầu tư đang rất chờ đợi.
Cùng với Cổ phiếu, Chứng khoán phái sinh - Hợp đồng tương lai, việc Chứng quyền có bảo đảm được đưa vào hoạt động kỳ vọng không chỉ góp phần hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường chứng khoán mà còn giúp đa dạng hóa các kênh đầu tư, phòng ngừa rủi ro trong bối cảnh thị trường năm 2019 dự báo sẽ có nhiều biến động.
Có gì đặc biệt trong sản phẩm chứng quyền có đảm bảo?
Chứng quyền bảo đảm là sản phẩm do CTCK phát hành, được niêm yết trên sàn chứng khoán và có hoạt động giao dịch tương tự như chứng khoán cơ sở. CW luôn gắn liền với 1 mã chứng khoán cơ sở để làm căn cứ tham chiếu xác định lãi/lỗ. Nhà đầu tư mua CW có thể bán khi chứng quyền niêm yết trên sàn giao dịch hoặc giữ đến đáo hạn.
Ông Nguyễn Duy Linh - Phó Giám đốc Khối Dịch vụ Chứng khoán Khách hàng Cá nhân của Cty CPCK SSI cho biết: "Chứng quyền có đảm bảo cho phép người nắm giữ nó có quyền mua một chứng khoán cơ sở tại một giá xác định trước. Tuy nhiên, việc có quyền nhưng không phải nghĩa vụ. Khi nhà đầu tư thực hiện quyền thì tổ chức phát hành bắt buộc có nghĩa vụ thực hiện. Để có được quyền này, nhà đầu tư phải trả quyền phí cho tổ chức phát hành".
Thông tin cơ bản về sản phẩm chứng quyền có đảm bảo. Nguồn SSI
Giả định cổ phiếu A sẽ tăng trưởng trong thời gian tới nhưng những diễn biến trên thị trường gây ra một chút lo ngại nhưng về cơ bản đây là cổ phiếu tốt và nhà đầu tư không muốn bỏ lỡ cơ hội.
Giải pháp 1: Mua cổ phiếu A trên thị trường cơ sở. Nếu cổ phiếu A tăng như dự báo, nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận. Nếu thị trường không tăng như kì vọng, nhà đầu tư bị lỗ hoặc rơi vào rủi ro thanh khoản.
Giải pháp 2: Trả 1 khoản phí nhỏ cho sản phẩm chứng quyền đảm bảo để có quyền mua (không phải nghĩa vụ) để mua cổ phiếu A với giá xác định trước. Nếu cổ phiếu A tăng như dự đoán, nhà đầu tư thực hiện quyền mua. Nếu cổ phiếu A không tăng như kì vọng, nhà đầu tư có thể không thực hiện quyền mua và kiểm soát phần lỗ tối đa bằng chi phí bỏ ra.
Lợi ích và rủi ro
Theo ông Nguyễn Duy Linh, hiện ở Việt Nam chỉ có chứng quyền mua, sản phẩm này phù hợp xu hướng thị trường tăng. Mã này thuộc VN30 do sở HOSE công bố. Khác với sản phẩm trên thị trường cơ sở, cổ phiếu tồn tại với sự tồn tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, sản phẩm chứng quyền có đảm bảo có thời hạn từ 3-24 tháng.
VÍ dụ cụ thể về việc đầu tư tiền vào chứng khoán cơ sở và chứng quyền có đảm bảo. Nguồn SSI
So sánh giữa lợi ích và rủi ro giữa việc mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán cơ sở và mua chứng quyền có đảm bảo. (Nguồn: SSI)
Nói về rủi ro của sản phẩm mới này, chuyên gia của SSI nhận định đòn bảy cao làm gia tăng tỉ suất lợi nhuận nhưng cũng gia tăng khoản lỗ trên vốn. Thêm vào đó, sản phẩm được phát hành bởi 1 tổ chức tài chính và có khả năng tổ chức này bị mất khả năng thanh toán. Thêm vào đó, đây là sản phẩm có vòng đời giới hạn tối thiểu 3 tháng, tối đa là 6 tháng, không phù hợp với các nhà đầu tư dài hạn.
LAN HƯƠNG
Theo laodong.vn
Sàn phái sinh cần thêm nhà đầu tư tổ chức Thiếu cơ chế tiếp sức cho việc phát triển nhà đầu tư tổ chức đang tác động bất lợi đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán (TTCK) phái sinh cũng như thị trường cơ sở. Nhà đầu tư cá nhân áp đảo, đa phần là đầu cơ Về lý thuyết, khi TTCK cơ sở đi xuống thì TTCK phái sinh...