Sản phẩm của mô mỡ làm tăng nguy cơ mắc ung thư ở người béo phì
Ở người bị béo phì, các mô mỡ sẽ tăng tiết phân tử làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú, kết quả này được chỉ ra trong một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học “Endocrine-Related Cancer”.
Tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, tình trạng thừa cân, béo phì đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường, hô hấp… và thậm chí là ung thư.
Ở người bị béo phì, các mô mỡ sẽ tăng tiết phân tử làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú, kết quả này được chỉ ra trong một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học “Endocrine-Related Cancer”.
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã phát hiện ra rằng, mô mỡ của những người béo phì đã tăng tiết túi ngoại bào (EV) chứa đầy các phân tử độc hại và có khả năng kích thích phản ứng viêm vào mạch máu. Những phân tử này khi tiếp xúc với tế bào ung thư vú sẽ khiến chúng bị biến đổi thành dạng ác tính và xâm lấn hơn.
GS Christina Barja-Fidalgo đến từ Đại học Rio de Janeiro, Brazil, đại diện nhóm tác giả chia sẻ: “Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa béo phì và nguy cơ khởi phát loại ung thư này, nhưng lại rất ít đề tài đánh giá vai trò của các mô mỡ trong mối tương quan này”.
Theo chuyên gia này, các mô mỡ có khả năng tạo ra EV chứa phân tử kích thích phản ứng viêm và nhiều hợp chất khác, bao gồm các enzyme và tín hiệu hóa học tham gia vào tương tác giữa các tế bào.
Với người bị béo phì, lượng EV được tiết ra càng nhiều hơn. Bằng việc hiểu rõ cách các thành phần chứa trong EV tác động lên tế bào ung thư, chúng ta có thể làm sáng tỏ thêm mối liên quan giữa béo phì và căn bệnh nan y này.
Video đang HOT
Mô mỡ
Để làm sáng tỏ vấn đề này, nhóm tác giả đã đi sâu vào phân tích ảnh hưởng của các EV giải phóng bởi mô mỡ lên tế bào ung thư vú.
Mô mỡ tham gia thí nghiệm được lấy từ các tình nguyện viên bị béo phì đã thực hiện phẫu thuật giảm cân và từ những người có cơ thể cân đối thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ.
Những mô mỡ này được nuôi cấy trong vòng 24 giờ và nhóm tác giả sẽ tiến hành so sánh lượng và loại sản phẩm mà cả 2 tiết ra.
Kết quả cho thấy, các mô mỡ từ người béo phì tiết lượng phân tử kích thích phản ứng viêm nhiều hơn nhóm còn lại. Bên cạnh đó, mô mỡ của người béo phì cũng giải phóng nhiều EV có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư vú hơn.
Tế bào tiết ra các túi ngoại bào
“Khi các EV mang phân tử kích thích phản ứng viêm gặp và tương tác với tế bào ung thư vú, chúng ta có thể thấy chúng gây biến đổi biểu hiện của tế bào ung thư vú, khiến các tế bào này trở nên ác tính hơn cũng như tăng khả năng xâm lấn sang các mô lân cận” – Christina Barja-Fidalgo giải thích.
Bằng cách xác định những chất bài tiết độc hại của mô mỡ vào mạch máu ở những bệnh nhân béo phì, chúng ta có thể sử dụng chúng như dấu ấn ung thư, để phục vụ công tác tầm soát và theo dõi diễn tiến bệnh.
Với riêng người trưởng thành, để đánh giá tình trạng dinh dưỡng, cần dựa vào chỉ số BMI – tính bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương của chiều cao (mét). Một người trưởng thành khỏe mạnh, có dinh dưỡng hợp lý, BMI trong khoảng từ 18.5 – 24.9. Nếu BMI 25 thì được coi là thừa cân, BMI 30 là béo phì.
Chuyên gia cảnh báo: Người thừa cân, béo phì có nguy cơ tử vong cao hơn khi mắc Covid-19
Các nghiên cứu gần đây chỉ ra tỉ lệ tử vong trong Covid-19 cao gấp 4.7 lần ở người thừa cân, cho dù người đó còn rất trẻ.
Theo CDC, định nghĩa người thừa cân (overweight) là người có chỉ số BMI>25 và người béo phì là BMI>30. Các thống kê cho thấy đa số dân Mỹ thừa cân và béo phì. Cụ thể, nước Mỹ có đến 40% dân số béo phì và khoảng 67% dân số thừa cân, so với 6% dân số béo phì tại Trung Quốc và 20% béo phì tại Ý. Trong khi đó, tỉ lệ dân số bị béo phì tại Việt Nam là 2.1% đến 3.6%, và tỉ lệ tăng thuộc loại nhanh nhất. Mỹ là cũng một trong những nước có dân số không khoẻ nhất thế giới.
Béo phì và thừa cân gây ra rất nhiều tác hại nghiêm trọng
Đầu tiên, béo phì làm giảm sự chính xác của hệ miễn dịch bằng cách kích thích chế độ viêm mãn tính lâu năm (chronic inflammation). Hệ miễn dịch là bức tường bảo vệ ngăn cho virus SARS-CoV-2 và các loại virus khác xâm nhập.
Béo phì khiến virus dễ tấn công bệnh nhân hơn và bệnh nhân dễ mắc bệnh Covid-19 hơn. Béo phì còn kéo theo các hệ lụy nguy hiểm khác như bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường, đều là các rủi ro cao gây tử vong cho bệnh nhân Covid-19.
Mặt khác, béo phì còn khiến chức năng thở giảm mạnh do cơ hoành ở giữa ngực mỗi lần thở phải kéo phần thừa cân của mỡ bụng, khiến cho việc thở nặng nhọc. Đặc biệt, khi mắc Covid-19, phổi bị viêm càng khiến cho việc thở khó khăn hơn, dẫn đến dễ bị thở máy (intubation) hơn người không bị béo phì. Tỉ lệ người thở máy và béo phì tử vong vì Covid-19, vì vậy cũng cao hơn.
Tại các nước khác, người lớn tuổi và có bệnh lý nền là các yếu tố rủi ro tử vong. Tuy nhiên, độ tuổi trung bình mắc bệnh Covid-19 thường ở người lớn tuổi. Trong khi đó tại Mỹ, do có quá nhiều bệnh nhân thừa cân và béo phì (một nửa dân số) nên tỉ lệ mắc bệnh Covid-19 và tỉ lệ tử vong ở người trẻ tại Mỹ cao hơn.
Điểm quan trọng hơn là xu hướng thừa cân và béo phì của người Việt tại Mỹ và người châu Á nói chung đang tăng.
Theo thống kê của Bộ Y tế Mỹ, tỉ lệ người châu Á thừa cân là 42.7% (so với 69% cả nước) và béo phì là 12.5% (so với 40% cả nước). Người Việt tại Mỹ có 19.1% thừa cân và 5.1% béo phì. Tính ra có 1 trong 5 người Việt tại Mỹ thừa cân và người Việt tại Mỹ có tỉ lệ béo phì cao gấp 1.4 đến 2.4 lần (5.1% vs 2.1-3.6%) so với người tại Việt Nam. Người Philippines tại Mỹ có tỉ lệ béo phì cao nhất, 14.1% và người Hàn Quốc tại Mỹ có tỉ lệ béo phì thấp nhất 2.8%.
Đặc biệt, xu hướng béo phì và thừa cân tại Việt Nam cũng tăng gần đây, theo thống kê tỉ lệ này tăng nhanh nhất Đông Nam Á.
Điểm nguy hiểm là tỉ lệ trẻ em gốc châu Á béo phì tại Mỹ là 11%, so với người Mỹ trắng là 15.5%. Nói cách khác, con cái người gốc châu Á (và Việt Nam) có tỉ lệ béo phì và thừa cân gần bằng người bản xứ trong khi cha mẹ của họ thì ít thừa cân và béo phì hơn. Điều này cho thấy người ăn thức ăn tại Mỹ dễ dẫn đến béo phì, cho dù xuất xứ đến từ nước nào.
Một dẫn chứng rõ ràng khác là tỉ lệ người Mỹ gốc châu Á mắc Covid-19 rất thấp so với người Mỹ nói chung, và người Mỹ gốc Mexico. Cụ thể, người châu Á tại California chiếm 15.6% nhưng tỉ lệ mắc Covid-19 chỉ có 5%, theo thống kê gần nhất của bang California, nơi có nhiều người mắc bệnh Covid-19 nhất nước Mỹ với hơn 500.000 ca.
Trong khi đó, người Mỹ gốc Mexico, tuy chỉ chiếm 39% dân số California nhưng chiếm đến 58% người mắc Covid-19 và tỉ lệ thừa cân và béo phì của người Mỹ gốc Mễ là cao nhất nước Mỹ, với 80.4% thừa cân và 44.8% béo phì.
Bạn nên làm gì để hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì?
- Nên kiểm tra hàng ngày cân nặng của mình và tính chỉ số BMI. Nếu chỉ số của bạn trên 25 là bạn bị thừa cân và nếu trên 30 là béo phì.
- Nên thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục để giảm rủi ro mắc bệnh và tử vong vì Covid-19.
Theo Bác sĩ Huỳnh Wynn Trần - Assistant Professor tại ĐH Y khoa California Northstate University, Sacramento, California, Hoa Kỳ
Đi kiểm tra sức khỏe mới biết bị ung thư vú, bà nội trợ này giật mình vì thói quen nấu ăn ngày 3 bữa thịnh soạn và cách xử lý thức ăn thừa của mình Cân nặng của bà Kha đạt tới 80kg, bác sĩ cho biết béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư vú. Mới đây, bác sĩ Thẩm Ngạn Quân, bệnh viện Taipei Beitou Health Management Hospital, chia sẻ về một trường hợp bệnh nhân nữ tên là Kha, sống tại Đài Loan, là nội trợ trong gia đình. Trong...