Sản lượng miến dong tăng gấp đôi, tỉnh Quảng Ninh kêu gọi tiêu thụ
Miến dong Bình Liêu là một sản phẩm truyền thống đặc trưng của bà con dân tộc huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Loại miến được sản xuất hoàn toàn từ củ dong riềng này đang đứng nguy cơ tồn đọng nguyên liệu số lượng lớn.
Ngày 24.8, ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo tình hình và các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ miến dong tại 2 huyện Bình Liêu và Tiên Yên.
Sản xuất miến dong tại xã Húc Động, huyện Bình Liêu. Ảnh: Nguyễn Quý.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ năm 2017 do diện tích canh tác cây dong riềng được mở rộng, sản lượng được nâng lên trong khi khâu tiêu thụ miến dong gặp khó khăn nên đã xảy ra tình trạng thừa nguyên liệu. Cụ thể các cơ sở sản xuất miến dong tại huyện Bình Liêu đang tồn kho gần 200 tấn tinh bột nguyên liệu từ vụ thu hoạch năm 2017.
Trong khi năm 2018, vùng canh tác cây dong riềng tiếp tục tăng diện tích với 510ha trên cả 2 huyện Bình Liêu và Tiên Yên, ước tính sẽ cho thu hoạch tổng sản lượng đến 16.000 tấn vào cuối quý III năm 2018, gấp gần 2 lần so với năm 2017. Do vậy nếu không giải quyết được việc tiêu thụ miến dong thì nguồn nguyên liệu dong riềng sẽ tiếp tục tồn kho số lượng lớn.
Video đang HOT
Tại cuộc họp, đại diện các siêu thị lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh như Big C, Megamart và Vinmart đều cho rằng sản phẩm miến dong Bình Liêu cần tiếp tục cải thiện mẫu mã bao bì, giảm giá thành cũng như cần có chiến lược marketing cụ thể để sản phẩm đến được gần hơn với người tiêu dùng.
Ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND cho rằng, cần tiếp tục tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng, phát triển thương hiệu miến dong Bình Liêu. Trong đó để tiêu thụ tốt sản phẩm miến dong, các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, huyện Bình Liêu cần lưu ý đổi mới mẫu mã bao bì sản phẩm, kiểu cách, bao bì bắt mắt, trọng lượng phù hợp, tăng cường marketing và nghiên cứu giảm giá thành hợp lý để thu hút thị trường.
Ông Đặng Huy Hậu giao Sở Du lịch làm việc, kêu gọi các điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn sử dụng các sản phẩm nông sản của địa phương, trong đó có sản phẩm miến dong Bình Liêu. Đồng thời phối hợp với Sở Công thương hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu thụ lượng miến dong còn tồn đọng. Các cơ quan truyền thông của tỉnh tăng cường tuyên truyền về sản phẩm OCOP, trong đó có miến dong Bình Liêu.
Theo Danviet
Vụ công nhân ngất hàng loạt: Gần 2 tháng vẫn chưa rõ nguyên nhân
Gần 2 tháng sau sự việc hàng loạt công nhân công ty Yazaki (KCN Đông Mai, TX.Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) bị ngất và phải nhập viện, đến nay vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân.
Ngày 21.8, tại UBND tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra buổi làm việc giữa ông Nguyễn Văn Thành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện Công ty TNHH Yazaki Hải Phòng Việt Nam tại Quảng Ninh liên quan đến sự cố xảy ra vào ngày 6.7 khiến nhiều công nhân làm việc tại Nhà máy Yazaki (KCN Đông Mai, TX Quảng Yên) bị ngất phải nhập viện.
Một nữ công nhân Công ty Yazaki bị ngất phải đưa đi cấp cứu sáng 6.7.
Trước đó, trong ngày 6.7, nhiều công nhân làm việc tại Nhà máy Yazaki (KCN Đông Mai, TX Quảng Yên) bị ngất xỉu, co giật và phải nhập viện. Các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu Nhà máy Yazaki (KCN Đông Mai, TX Quảng Yên) dừng hoạt động để kiểm tra nguyên nhân sự việc. Tại thời điểm kiểm tra, các chỉ tiêu cần quan trắc theo quy định hiện hành đối với môi trường lao động tại khu vực kho lưu trữ hàng hóa, vật tư của đơn vị phát hiện nhiệt độ cao hơn khu vực khác, cụ thể là 34,1 độ C (tiêu chuẩn cho phép 16-30 độ C), đồng thời, có hàm lượng khí fomandehyt cao hơn mức Bộ Y tế cho phép.
Sau sự cố sáng 6.7, nhà máy Yazaki (KCN Đông Mai, TX Quảng Yên) cho công nhân nghỉ 3 ngày, đến ngày 10.7 lại tiếp tục có công nhân ngất xỉu khi trở lại nhà máy làm việc.
Việc xác định nguyên nhân vụ việc, tỉnh Quảng Ninh đã giao Sở LĐ-TB&XH chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng và các chuyên gia xác định nguyên nhân của sự cố. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa xác định được rõ nguyên nhân gây ra sự cố.
Đối chiếu với quy định của pháp luật, sự cố xảy ra ngày 6.7 là vụ tai nạn lao động nặng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thành yêu cầu Sở LĐ-TB&XH chịu trách nhiệm hoàn tất hồ sơ để Công ty Yazaki có căn cứ thực hiện trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với lao động bị tai nạn và hoàn thành vào cuối tháng 8.
Quang cảnh buổi làm việc giữa Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện Công ty TNHH Yazaki Hải Phòng Việt Nam tại Quảng Ninh. Ảnh: Báo Quảng Ninh
Liên quan đến giải quyết chế độ chính sách của những lao động nằm viện, ông Nguyễn Văn Thành khẳng định TX Quảng Yên sẽ hỗ trợ những chi phí tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí. Đối với các chi phí tại Trung tâm Y tế Quảng Yên tỉnh sẽ có ý kiến để TX Quảng Yên hỗ trợ theo đề nghị của Công ty Yazaki. Riêng chi phí điều trị tại Hà Nội, Công ty Yazaki phải chịu trách nhiệm. Đối với những đối tượng điều trị không liên quan trực tiếp đến tai nạn lao động, Sở LĐ-TB&XH sẽ chủ trì và cụ thể hóa. Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu Công ty Yazaki phải có trách nhiệm đối với việc quan trắc môi trường khu vực nhà máy và có kết nối với cơ quan quản lý để đảm bảo điều kiện môi trường cho công nhân lao động tại đây. Yêu cầu TX Quảng Yên thực hiện nghiêm túc, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo đúng quy định ở khu vực nhà máy.
Theo Danviet
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường kiểm tra ứng phó bão số 4 tại Quảng Ninh Nhằm chuẩn bị công tác ứng phó với bão số 4, ngày 16.8, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường dẫn đầu đoàn đi kiểm tra và chỉ đạo công tác ứng phó với bão tại tỉnh Quảng Ninh. Tới thời điểm hiện tại, trên các...