Săn lùng được hang ổ, chuyên gia bắt sống 3 mối chúa ‘thành tinh” cực hiếm
Hiện tượng 1 mối vua chung sống hoà bình, liên tục sinh sản với “hậu cung” gồm 3 mối chúa được các chuyên gia đánh giá là cực hiếm.
Theo bản tin của CCTV2, gần đây tại một đập hồ chứa thuộc huyện Tượng Sơn, thị Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, một nhóm chuyên gia đã dành 3 ngày để đào bới dưới lòng đất và cuối cùng tìm thấy một tổ mối cực lớn, có đường kính gần 1 mét. Đáng nói, trong tổ mối này chỉ có 1 mối vua nhưng có tới 3 mối chúa. Cả 3 con mối chúa này cực lớn, có kích thước khoảng 5cm, ước tính đã giúp sản sinh ra tập đoàn hàng triệu mối thợ, gây nguy hiểm cho con đập.
Bắt được 3 con mối chúa cùng một tổ, chung sống hoà bình với 1 mối vua.
Theo các chuyên gia, với kích thước khủng thế này, 3 con mối chúa đã sống khoảng mười mấy năm, so với những con mối chúa khác, tuổi thọ của 3 con mối chúa này khá cao, chẳng khác nào “yêu quái thành tinh” trong thế giới loài mối. Đặc biệt, một tổ mối thường chỉ có 1 mối vua và 1 mối chúa, thực hiện chế độ một vợ một chồng, hiện tượng 1 mối vua và 3 mối chúa cùng chung sống thế này cực kỳ hiếm thấy, cũng chính vì vậy, các chuyên gia gọi hiện tượng thú vị này là “Nhất vương tam hậu”.
Một chuyên gia cho biết thêm, mối là một trong những loài côn trùng có khả năng phân hủy lignocellulose hiệu quả trong môi trường tự nhiên. Tên khoa học của mối là Isoptera, một nhóm côn trùng, có họ hàng gần với gián. Mối là nhóm côn trùng có “tính xã hội” cao, biết lập thành vương quốc sớm nhất.
Video đang HOT
Hiện tượng 1 mối vua chung sống hoà bình với “hậu cung” 3 mối chúa được các chuyên gia đánh giá là cực hiếm.
Đây cũng là loài côn trùng phân bố trên 2/3 diện tích đất liền Trái đất, phần lớn tập trung ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong tất cả các châu lục chỉ có châu Nam Cực là chưa tìm thấy dấu vết hoạt động của mối.
Có nhiều cá thể khác nhau trong tổ mối. Mỗi loại mối thực hiện nhiệm vụ của mình và hợp tác với nhau. Các phân hạng mối bao gồm mối chúa hay mối sinh sản, mối lính, mối thợ và mối con.
Qua trường hợp này, các chuyên gia khuyến cáo, mùa hè sắp đến, để phòng chống mối xây tổ tại nhà, cần giữ cho nhà ở khô ráo, thông gió thường xuyên, dọn dẹp phòng liên tục, không tạo khoảng trống cho mối xây tổ. Nếu buổi tối nóng bức, tốt nhất là đóng kín cửa ra vào và cửa sổ rồi bật điều hòa.
Mối không chỉ ăn mục gỗ như sàn nhà, cửa, đồ nội thất mà còn cắn người. Theo các chuyên gia, nếu bị mối cắn nhẹ, triệu chứng giống như viêm da do côn trùng cắn, có thể bôi nước amoniac 10% hoặc chườm lạnh vùng bị mối cắn bằng dung dịch natri bicacbonat 10%.
Nếu phản ứng toàn thân nghiêm trọng xảy ra, cần đến bệnh viện để điều trị ngay lập tức.
Khai quật quan tài đỏ, thuỷ ngân chảy ra khiến các chuyên gia hốt hoảng bỏ chạy
Thuỷ ngân bên trong xác ướp chảy ra khiến chuyên gia khảo cổ học vừa thấy đã phải bỏ chạy để giữ mạng.
Các lăng tẩm được coi là hiện thân của sự kết tinh văn hóa hàng nghìn năm của Trung Quốc. Vì thế, nhiều vị vua chúa, quý tộc đã không ngần ngại tiêu tốn nhiều tiền bạc, nhân lực để xây dựng lăng mộ cho mình. Và những lăng tẩm cùng các đồ tùy táng bên trong sau này đã trở thành những giá trị lịch sử quý giá đối với các nhà sử học và khảo cổ. Rất nhiều ngôi mộ sau khi được khai quật đã giúp họ khám phá được nhiều bí mật trong lịch sử cũng như tìm thấy nhiều món bảo vật quốc gia. Lăng mộ dưới đây là một ví dụ.
Vào năm 2003, một nhóm công nhân đang khai thác tại núi Turki, Thông Liêu, Nội Mông, Trung Quốc đã vô tình làm nổ tung một lăng mộ cổ. Họ đã tìm được một chiếc quan tài bí ẩn có màu đỏ như máu ở bên trong mộ. Ngay lập tức, người quản lý đã báo cáo tình hình tới cơ quan quản lý địa phương. Sau đó, cảnh sát cùng một nhóm khảo cổ đã tới hiện trường.
Trong lúc phá núi, một nhóm công nhân vô tình tìm thấy một lăng mộ bên trong có một quan tài có màu đỏ như máu. (Ảnh: Sohu)
Quy mô của lăng mộ không lớn, dựa theo phong cách thiết kế và chữ khắc trên đồ tùy táng thì nó thuộc thời nhà Liêu. Theo đánh giá của các chuyên gia, lăng mộ này ít nhất cũng tới 1.000 năm tuổi.
Hầu hết các đồ tùy táng bên trong lăng mộ vẫn còn nguyên vẹn. Số lượng đồ tùy táng lên tới 200 món. Đa số chúng là cốc pha lê, dao găm, yên ngựa, hoa tai, vòng cổ...
Tuy nhiên, thứ mà các nhà khảo cổ quan tâm nhất lúc này là chiếc quan tài có màu đỏ. Bên trên quan tài có khắc nhiều hoa văn chim phượng, hoa và mây. Xung quanh nắp quan tài treo nhiều quả chuông nhỏ cùng nhiều đồ trang trí khác. Từ đây có thể thấy, chủ nhân của lăng mộ là người thuộc hoàng gia nhà Liêu.
Chủ nhân lăng mộ là một người phụ nữ được phủ bên trên bằng nhiều lớp vải lụa. (Ảnh: Sohu)
Sau khi mở nắp quan tài, các nhà khảo cổ thấy một thi hài không đeo mặt nạ kim loại như các vị hoàng thân quốc thích người Khiết Đan khác. Người nằm trong quan tài đeo một chiếc vương miện bằng vàng, đầu đội mũ bông, tóc được tết 2 bên. Bên trên mặt phủ 1 lớp vải lụa thêu hoa văn. Theo quan sát, đây có thể là một người phụ nữ.
Các chuyên gia thống nhất chụp X-quang thi hài người phụ nữ rồi mới gỡ bỏ lớp vải phủ bên trên. Khi họ vừa vén lớp vải thì một chất lỏng bí ẩn tràn ra. Một vài người thấy vậy liền hét lớn: "Chạy mau, nguy hiểm chết người đó!" .
Chất lỏng tràn ra dưới lớp vải là thủy ngân vô cùng độc. (Ảnh: Sohu)
Cuối cùng, nhóm chuyên gia phải mặc đồ bảo hộ mới có thể tiếp tục làm việc. Hóa ra, chất lỏng kỳ lạ đó chính là thủy ngân, một chất kịch độc có thể dễ dàng lấy mạng người chỉ với một lượng nhỏ. Người Liêu xưa thường có phong tục đổ thủy ngân lên xác người đã mất để bảo quản. Vì vậy, thi hài người phụ nữ này mới giữ được trạng thái nguyên vẹn như vậy.
Sau khi xét nghiệm ADN, các chuyên gia phát hiện ra thân phận chủ nhân của lăng mộ không hề tầm thường. Bà chính là công chúa Dư Lư Đổ Cô, em gái của vua Liêu Thái Tổ. Kết quả xét nghiệm ADN của bà hoàn toàn khớp với vị quốc vương này, điều này chứng tỏ hai người có cùng quan hệ huyết thống.
Tại sao Vạn Lý Trường Thành có hơn 100 cánh cửa bí mật? Bên cạnh lịch sử hơn 2.000 năm, Vạn Lý Trường Thành còn là công trình chứa nhiều bí ẩn khiến các chuyên gia, nhà nghiên cứu bất ngờ. Vạn Lý Trường Thành được xây dựng vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên dưới thời Tần Thủy Hoàng. Tới nay, công trình kỳ vĩ nhất Trung Quốc này đã có tuổi đời hơn...