Tại sao Vạn Lý Trường Thành có hơn 100 cánh cửa bí mật?
Bên cạnh lịch sử hơn 2.000 năm, Vạn Lý Trường Thành còn là công trình chứa nhiều bí ẩn khiến các chuyên gia, nhà nghiên cứu bất ngờ.
Vạn Lý Trường Thành được xây dựng vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên dưới thời Tần Thủy Hoàng. Tới nay, công trình kỳ vĩ nhất Trung Quốc này đã có tuổ.i đời hơn 2.300 năm.
Vạn Lý Trường Thành, một trong những kỳ quan vĩ đại của thế giới.
Mới đây, một nhóm nghiên cứu ở Trung Quốc đã phát hiện ra tàn tích của hơn 130 cánh cửa bí ẩn trên Vạn Lý Trường Thành.
Cụ thể, dựa trên việc phân tích hình ảnh có độ phân giải cao cùng các chuyến đi thực tế, nhóm nghiên cứu đã nhận thấy mỗi cánh cửa bí ẩn lại được thiết kế một cách khéo léo để tương thích với địa hình của từng địa phương.
Các chuyên gia cho rằng, trong quá khứ, những lối đi bí mật này được xây dựng để dành cho những người làm nhiệm vụ do thám đi qua. Trong khi đó, có một số cánh cửa bí ẩn được xây dựng để đóng vai trò như các kênh liên lạc giữa bên trong và ngoài Vạn Lý Trường Thành, hoặc để giao thương buôn bán trong thời cổ đại.
Theo một số tài liệu lịch sử từ thời nhà Minh (1368-1644), các bộ lạc du mục được phép sử dụng những cánh cổng bí mật như vậy để chăn thả gia súc của họ giữa Thanh Hải và Hetao, phía Tây Bắc Trung Quốc, một khu vực có nguồn nước và cỏ dồi dào vào thời điểm đó.
Theo các chuyên gia, trước đây, ở Trung Quốc có rất ít nghiên cứu về các lối đi bí mật như vậy. Do đó, khám phá mới này được coi là một bước ngoặt có thể giúp nghiên cứu về cấu trúc sống động của Vạn Lý Trường Thành.
Video đang HOT
Một cánh cửa bí ẩn được tìm thấy trên Vạn Lý Trường Thành. Ảnh: Xinhua
Những đường hầm bí ẩn nhất ở Vạn Lý Trường Thành cũng đã được nhóm nghiên cứu tìm ra. Những lối đi này đã được các học giả trong các triều đại Đường, Tống, Minh và Thanh ghi chép lại.
Mặt của lối đi bí mật về phía kẻ địch được ngụy trang bằng gạch, trong khi mặt còn lại được để rỗng. Kẻ thù gần như không hề biết được vị trí của những lối đi từ bên ngoài, nhưng khi con đèo chính gần đó bị tấ.n côn.g, binh lính có thể phá cổng từ bên trong, giống như phá vỏ trứng và thực hiện cuộc tấ.n côn.g bất ngờ. “Đây là một minh chứng tuyệt vời về trí tuệ quân sự của Trung Quốc cổ đại”, ông Li Zhe cùng nhóm nghiên cứu cho biết.
Dựa trên cơ sở dữ liệu khổng lồ được tích lũy cho đến nay, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng công nghệ kỹ thuật số để tiếp tục khôi phục “diện mạo thực sự” của Vạn Lý Trường Thành, từ đó giới thiệu một Vạn Lý Trường Thành hoàn chỉnh với thế giới.
“Kiến thức của chúng ta về Vạn Lý Trường Thành vẫn chưa đủ, và nghiên cứu về những cánh cửa bí mật vẫn chưa kết thúc” – ông Li Zhe nói.
Các binh sĩ phá bức tường ngụy trang của một lối đi bí mật ở Vạn Lý Trường Thành. Ảnh: Xinhua
Ngoài lịch sử hơn 2.000 năm, Vạn Lý Trường Thành còn là công trình chứa nhiều bí ẩn khiến các chuyên gia, nhà nghiên cứu bất ngờ.
Trước đó, các chuyên gia phát hiện Vạn Lý Trường không chỉ được xây dựng bằng những vật liệu thông thường như đất, đá mà còn có những thành phần như gạo nếp, cây sậy. Trong đó, gạo nếp được dùng làm vữa sau khi được nấu chín và giã nhuyễn. Những nghiên cứu ngày nay cũng chỉ ra rằng, chất amylopectin có trong gạo nếp giúp tạo sức bền cho các bức tường.
Hiện nay, Bát Đạt Lĩnh, phần nổi tiếng nhất của Vạn Lý Trường Thành, nằm cách Bắc Kinh 70 km về phía Tây Bắc, được xây dựng từ thời nhà Minh, thu hút hàng nghìn du khách tới tham quan mỗi ngày.
Bí ẩn 500 tấn vàng trong mộ Võ Tắc Thiên, chuyên gia khó giải
Sau khi qua đời, Võ Tắc Thiên hợp táng cùng chồng là Đường Cao Tông tại Càn lăng, tỉnh Thiểm Tây. Theo một số ghi chép, nữ hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc được chôn với hơn 500 tấn vàng.
Sinh năm 624, Võ Tắc Thiên vào cung năm 14 tuổ.i và trở thành phi tần Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Sau khi Đường Thái Tông băng hà, bà vào chùa Cảm Nghiệp xuống tóc.
Vì có tình cảm với con trai chồng là Lý Trị nên về sau bà được người tình đón về cung sau khi kế thừa ngau vàng từ vua cha. Theo đó, Võ Tắc Thiên lần lượt trở thành vợ của 2 cha con Đường Thái Tông.
Là người phụ nữ thông minh, lắm mưu kế và độc ác, Võ Tắc Thiên từng bước thăng tiến trong hậu cung và trở thành hoàng hậu thứ hai của Đường Cao Tông Lý Trị.
Sau khi Đường Cao Tông qua đời vào năm 683, Võ Tắc Thiên trở thành Hoàng thái hậu trước khi xưng đế và trở thành hoàng đế duy nhất của triều đại Võ Chu. Triều đại do bà sáng lập tồn tại từ năm 690 cho đến khi qua đời năm 705.
Theo đó, Võ Tắc Thiên trở thành nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Trong 15 năm cai trị đất nước, Võ hậu sử dụng tôn hiệu Thánh Thần Hoàng đế.
Sau khi mất , Võ Tắc Thiên hợp táng cùng chồng là Đường Cao Tông tại Càn lăng, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Là người tận hưởng quyền lực và sự giàu có suốt nhiều năm nắm quyền nên bà hoàng này được chôn cất trong lăng mộ tráng lệ với nhiều đồ tùy táng giá trị.
Trong số này, một số ghi chép đề cập đến việc lăng mộ của Võ Tắc Thiên có hơn 500 tấn vàng. Do đó, Càn lăng trở thành mục tiêu của nhiều người, bao gồm tướng Tôn Liên Trọng của Quốc dân đảng. Người này từng chỉ huy một sư đoàn đến cướp bóc vàng bạc, châu báu tai Càn lăng.
Thế nhưng, quân lính do tướng Tôn Liên Trọng chỉ huy dùng đủ mọi cách, bao gồm cả thuố.c nổ nhưng vẫn không tìm thấy lối vào lăng mộ.
Suốt nhiều thập kỷ, Càn lăng nguyên vẹn không bị mộ tặc xâm phạm. Nhờ vậy, các bảo vật trong lăng mộ của Võ Tắc Thiên chưa từng bị trộm mộ đán.h cắp. Đây là điều hiếm hoi xảy ra đối với các lăng mộ hoàng gia.
Thêm nữa, Càn lăng trở thành lăng mộ duy nhất trong lịch sử Trung Quốc chôn cất 2 hoàng đế là Đường Cao Tông và Võ Tắc Thiên. Dù các chuyên gia cố gắng tìm kiếm lối vào lăng mộ này nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Vì vậy, thực hư thông tin bên trong lăng mộ có 500 tấn vàng vẫn chưa được kiểm chứng.
Trong lịch sử, nữ thái giám thực sự tồn tại, và quá trình thanh lọc của họ tàn nhẫn hơn so với nam thái giám rất nhiều Trước khi vào cung làm thái giám, các nam nhân sẽ phải tịnh thân (bị thiến) nhằm tránh xảy ra những chuyện nam nữ phiền phức chốn hậu cung. Vậy còn nữ thái giám thì sao, quá trình tịnh thân của họ sẽ diễn ra như thế nào? Năm 495, Hiếu Văn Đế của triều đại Bắc Ngụy đã tiến hành cải cách...