Săn kim cương dưới lớp băng sâu tại Canada
Một phần tư thế kỷ khai thác, đã có người thành công, kẻ thất bại, những người “săn” kim cương vẫn bền bỉ theo đuổi công việc ngày càng khó khăn.
Mỏ khai thác trên băng
Trên mặt băng cứng của hồ Faraday sát Bắc Cực, hai giàn khoan đang làm việc hết công suất. Mùa xuân bắt đầu tới từ phía bắc vĩ tuyến 63, có nghĩa là nhóm khai thác còn rất ít thời gian. Băng tan nên họ chỉ có 2 tuần để trích xuất các mẫu vật dưới đáy hồ trước khi phải trở về đất liền. “Cảm giác cứ như mò kim đáy bể vậy”, nhà địa chất Martina Bezzola nói.
25 năm sau khi viên kim cương đầu tiên được tìm thấy ở phần lãnh thổ phía bắc Canada, nơi này bắt đầu được nhiều người đặt chân tới với hy vọng may mắn. Thường thường trong cả nghìn dự án thăm dò thì chỉ phát hiện được một mỏ. Snap Lake, một trong 3 mỏ tại địa phương đã bị hãng De Beers đóng cửa do điều kiện quá khắc nghiệt. “Vành đai kim cương” nổi tiếng ở Yellowknife một thời chỉ còn là dãy nhà bỏ hoang sau hàng dây thép gai.
Những giấc mơ thì vẫn còn. Vào thời điểm mà các nhà khai thác mỏ đang lụn dần, một vài công ty như De Beers vẫn bám trụ và dự định mở mỏ kim cương lớn nhất thế giới tên Gahcho Kué, cách Yellowknife 280km về phía Đông Bắc. Gần đó là tập đoàn Rio Tinto vừa phát hiện và bán viên kim cương to nhất Bắc Mỹ, Foxfire 187 carat mới tháng 5 vừa rồi, còn công ty kim cương Dominion vừa kéo dài khai thác mỏ Ekati tới năm 2020.
“Thật tuyệt vời khi lại tìm được kim cương, nhưng cần phải rất kiên nhẫn”, chủ tịch Kennady Diamonds, đại diện tỷ phú Ireland Dermot Desmond nói khi thị sát trại Kevin ở hồ Faraday. Desmond sở hữu gần 1/4 công ty Kennady và 23% công ty mẹ, Mountain Province đang chuẩn bị khai thác Gahcho Kué cùng De Beers. Dù thị trường ảm đạm, Canada vẫn có sức hút độc đáo giữ chân các nhà tài phiệt.
Video đang HOT
Làm việc trong giá rét
Giá kim cương thô đã tăng 10% trong năm nay sau khi xuống giá 44% hồi tháng 1. Canada có lịch sử lâu dài về khai thác và ổn định chính trị, góp phần 10% sản lượng kim cương trên thế giới và 15% giá trị khai thác do chất lượng tốt, nên so với các nước khác kim cương của Canada “được giá” hơn nhiều. Và chi phí sản xuất cũng vậy, do kỹ thuật chiết xuất kim cương từ hồ nước tận Bắc Cực thách thức lớn hơn nhiều. Không cần đi sâu vào phân tích, chỉ cần nhìn qua điều kiện tự nhiên: Nhiệt độ dao động từ âm 50 độ tới 35 độ, dân cư gần như không có, chỉ có tuần lộc và thổ dân rải rác.
Mỗi mùa đông, các mỏ dành ba tháng xây dựng đường băng dài 350km. Khi băng đủ dày để vận chuyển các thiết bị nặng, đoàn xe tải đi cách nhau 1km để tránh áp lực lên băng. Nếu không kịp thì gần như chẳng có cách nào khác.
Xe tải địa hình
Nhờ vào kim cương, tỷ phú Ireland đã khiến cổ phiếu Kennady tăng 40%, còn Mountain Province tăng 60%.Vừa rồi, tất cả các lãnh đạo liên quan, kỹ thuật viên và các nhà địa chất đã tới khu vực để kiểm tra và tranh luận về tương lai phát triển cho trại Kelvin.
Từ hồi 2005, De Beers đã tập trung vào phát triển Gahcho Kue và ngần ngại trả 7.600 USD để gia hạn giấy phép. Patrick Evans , CEO của Mountain Province đã nghĩ “Ồ, thật là ngớ ngẩn” và công ty lập tức lao vào vùng đất béo bở mà không phải trả phí theo luật. Tuy nhiên mọi thứ không thuận lợi như mong muốn. Cho tới 2011 việc thăm dò vẫn không có kết quả. Nghi ngờ, họ kiểm tra lại và phát hiện tòa nhà đặt radio quét địa chất đã thay đổi độ cao khiến việc khoan thăm dò sai tọa độ.
Bản đồ chụp địa hình
Dù thế, họ vẫn được khuyến khích bởi huyền thoại Chuck Fipke và Stewart Blusson tìm thấy kim cương khi đã mất tất cả hồi năm 1991, tạo nên cơn sốt, người người nhà nhà cắm hết tài sản để thuê máy bay thăm dò vùng hẻo lánh này.
Kể từ đó trở đi, các nhà đầu tư trở nên kiên trì, mạnh mẽ hơn. Họ còn khá thân thiết, ví dụ như mỏ Diavik của Rio Tinto và Ekati của Dominion ở trên cùng một mặt hồ, còn Dominion sở hữu 40% Rio Tinto. Cựu giám đốc mảng khoáng sản Rio Tinto cũng ám chỉ việc sát nhập “Có thể bây giờ chưa phải lúc, nhưng đó là điều khó có thể tránh khỏi”.
Patrick Evans , CEO của Mountain Province
Dù vậy, đó là việc của tương lai. Lúc này, Evans vẫn đang tập trung vào tìm kiếm phương án tiếp tục khai thác ở trại Kelvin sau khi một xe địa hình bị hỏng bất chợt. Trực thăng được coi là lựa chọn tốt nhất.
Jonathan Comerford , Chủ tịch Kennady thì sốt ruột hơn: “Vậy chúng ta đi bộ được không?”.
Theo Danviet
Chế tạo thành công "động vật" nhân tạo đầu tiên
Nếu nhìn thấy con vật này, bạn sẽ nghĩ đó chỉ là con cá đuối nhỏ bình thường.
Thực tế, "sinh vật" trông y như thật này là sản phẩm của một nhóm các nhà khoa học trong nhiều ngành. Công nghệ mới nhất họ sử dụng đã mở cánh cửa mới trong việc chế tạo sinh vật. Ý tưởng ban đầu của họ khá đơn giản.
Tiến sĩ Kevin Kit Parker, giáo sư nghiên cứu chế tạo tim từ ĐH Harvard (Mỹ) đã suy nghĩ về việc chế tạo bộ phận cơ có thể cử động với cơ chế tương tự cá đuối sau khi đưa con gái đi thăm thủy cung.
Công cuộc tìm kiếm vật liệu để in 3D tại Trường Kỹ thuật và Khoa học ứng dụng Harvard đã lôi kéo được thành viên của ĐH Illinois, Michigan và Trung tâm Y tế Stanford.
Họ đã gia cố cơ thể bằng cao su với bộ xương bằng vàng mỏng đóng vai trò như sụn. Các nhà di truyền sử dụng tế bào từ tim chuột hoạt động dựa trên độ nhạy với ánh sáng. Tất cả được lắp ghép cẩn thận hoàn chỉnh như thật. Các mạch và cơ bắp cũng được thiết kế chi tiết.
Kết quả, con vật phản ứng khá tốt với ánh sáng, có khả năng vượt chướng ngại vật. Trong nghiên cứu, họ kết luận rằng con cá đuối này khá vượt trội về hiệu năng tự hành, tốc độ và độ bền khi hoạt động được 6 ngày.
Ngành khoa học lai tạo sinh học (biohybrid) này sẽ là nền tảng cho những sáng tạo kỹ thuật chuyên dụng như vi sinh phát hiện và ăn tế bào ung thư, hay bộ phận nhân tạo cho người tàn tật và tai nạn.
Cứ thử tưởng tượng hai chân vẫn tiếp tục tự vận động đưa bạn tới trung tâm y tế nếu như bị đau tim bất chợt. Công nghệ tế bào cảm biến có thể khiến robot chuyển động nhịp nhàng hơn thay vì chậm rãi như được thiết kế với khung xương kết hợp nhựa và kim loại.
Nhờ vào đột phá đó, trong tương lai các tỷ phú sẽ có thêm con đường mới để khám phá giới hạn của sự sống. Các công ty cũng có thể thương mại hóa biohybrid, đem tới giải pháp cho nhiều thách thức mà con người đang phải đối mặt.
Theo Danviet
Đã kết lúc Canada cần lên tiếng về vấn đề Biển Đông Lâu nay, Canada luôn thực thi chính sách im lặng trong vấn đề Biển Đông vì nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, giờ là lúc quốc gia Bắc Mỹ này cần phá vỡ sự im lặng trên để không chỉ can dự tốt hơn vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mà còn tìm kiếm cơ hội tham gia vào...