Sân golf khủng của ông chủ Huyndai Thành Công làm ăn ra sao?
Với việc các dự án lớn vẫn đang trong quá trình thi công trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, dễ hiểu khi doanh thu RGC không đủ bù các chi phí, qua đó dẫn đến khoản lỗ hơn 2 tỷ đồng trong nửa đầu năm tài chính 2020.
Hình ảnh dự án sân golf của RGC (Nguồn: PV-Inconess)
CTCP Đầu tư PV-Inconess (UpCom: RGC) vừa công bố BCTC giữa niên độ năm 2020 (đã kiểm toán).
Theo đó, doanh thu RGC sau nửa đầu năm 2020 đạt 35,2 tỷ đồng, tăng 31,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng với đó, với việc tốc độ tăng trưởng giá vốn chỉ là 6,43%, RCG ghi nhận lãi gộp 3,51 tỷ, khá cao so với nửa đầu năm 2019 lỗ gộp hơn 3 tỷ đồng.
Trừ đi các loại chi phí, RGC lỗ sau thuế nửa đầu năm 2020 hơn 2,1 tỷ, bằng 1/4 so với cùng kỳ. Năm 2020, RGC đặt kế hoạch lỗ 18,002 tỷ đồng.
Video đang HOT
Dù vậy, trong bối cảnh doanh thu nửa cuối năm sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19, thêm vào đó doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng dở dang cơ bản các dự án, một số chi phí biến động lớn, đặc biệt là chi phí khấu hao tài sản cố định tăng, nên giới đầu tư nhận định nhiều khả năng mức lỗ RGC sẽ còn lớn hơn nữa.
Tính tới cuối kỳ BCTC 6 tháng đầu năm 2020, RGC sở hữu gần 1.036,4 tỷ đồng tài sản, trong đó chiếm đa số là tài sản cố định (463 tỷ) và tài sản dở dang dài hạn (365,3 tỷ). Trong đó, 3 công trình gồm: Sân golf giai đoạn I, sân golf giai đoạn II, khu biệt thư 12ha thuộc dự án sân golf Hồ Yên Thắng (670ha); và dự án Khu du lịch sinh thái hồ Đồng Thái (2.185ha) chiếm 96,2% tổng tài sản dở dang dài hạn (tương ứng khoảng 352,1 tỷ đồng).
RGC cho biết, công trình sân golf giai đoạn II và khu biệt thự 12ha đã tiếp tục thi công trở lại trong năm 2019. Tuy nhiên, công ty chưa quyết toán và cung cấp đủ hồ sơ với giai đoạn trước của các công trình này với tổng giá trị gần 245 tỷ từ ngày 1/1/2019 trở về trước. Chi tiết này đã được kiểm toán viên Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam đưa ý kiến kiểm toán ngoại trừ từ BCTC năm 2017 và các vấn đề này tiếp tục tồn tại đến thời điểm hết ngày 30/6/2020.
BCTC 6 tháng đầu năm 2020 cho thấy, công ty trong kỳ phát sinh khoản vay và nợ thuê tài chính dài hạn hơn 155,6 tỷ đồng. Qua đó, đẩy tổng nợ phải trả tại ngày 30/6/2020 tăng từ gần 153 tỷ lên gần 277 tỷ đồng.
Bóc tách con số cho thấy, đây là khoản vay dài hạn bên liên quan là Công ty TNHH The Five Hạ Long. Đáng chú ý, cũng trong kỳ, RGC đã tất toán hơn 40 tỷ đồng vay ngắn hạn công ty này.
Thuyết minh BCTC của RGC cho biết, đây là các khoản vay ngắn hạn theo hợp đồng vay vốn số 32/2019/HĐVV-THEFIVE&PVI ngày 15/10/2019 có hạn mức không vượt quá 100 tỷ đồng và không áp dụng lãi suất để phục vụ cho hoạt động đầu tư xây dựng sân Golf và bất động sản sân Golf Hoàng Gia.
2 bên đã ký phụ lục hợp đồng số 0104/2020/PLHĐVV-THEFIVE&PVI ngày 1/4/2020 điều chỉnh hạn mức từ không vượt quá 100 tỷ đồng lên không vượt quá 300 tỷ theo đề nghị vay từng lần, gia hạn hợp đồng đến ngày 30/6/2021 và thời hạn thanh toán vay đến ngày 31/7/2021.
Đến ngày 31/5/2021, nếu công ty không tìm được đối tác nhận chuyển nhượng bất động sản đầu tư là dự án Cao Xanh Hà Khánh, thì RGC xem xét chuyển nhượng cho The Five Hạ Long và đối trừ nghĩa vụ thanh toán nợ vay theo hợp đồng khi hết thời hạn vay.
The Five Hạ Long thành lập ngày 10/8/2018, đóng trụ sở tại Tổ 2, Khu 2, phường Bãi Cháy, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh chính là dịch vụ lưu trú ngắn ngày. Vốn điều lệ công ty là 200 tỷ đồng và sở hữu 100% bởi Công ty TNHH TCG Land – công ty mẹ của chính RGC.
RGC được thành lập vào năm 2007 với vốn điều lệ 250 tỷ đồng. Từ thời điểm đó đến hiện tại, công ty đã trải qua 4 lần tăng vốn điều lệ vào các năm 2008 (302 tỷ đồng), 2010 (305 tỷ đồng), 2013 (691 tỷ đồng) và 2015 (891 tỷ đồng).
Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, công ty hiện có 2 cổ đông lớn nhất là: Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ Vietinbank (18,60%) và Công ty TNHH TCG Land (75,03%).
Được biết, CTCP Tập đoàn Thành Công thông qua công ty con là Công ty TNHH TCG Land trong năm 2018 đã mua 75% cổ phần trong RGC. Vào ngày 30/3/2018, ông Nguyễn Anh Tuấn được bầu làm Chủ tịch HĐQT RGC.
Chốt phiên giao dịch 12/8, thị giá RGC đạt 7.400 đồng/cổ phiếu, tăng gấp gần 2,4 lần so với phiên giao dịch 13/7. Dù vậy, với tỷ lệ cô đặc lớn, khối lượng giao dịch cổ phiếu của RGC ở mức rất thấp.
7 tháng, tín dụng tăng trưởng chỉ bằng 50% so với cùng kỳ năm ngoái
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đến cuối tháng 7 tín dụng toàn hệ thống tăng 3,45% so với cuối năm 2019, chỉ bằng gần một nửa so với cùng kỳ năm ngoái (tăng 7,13%).
Theo báo cáo từ NHNN, đến giữa tháng 7, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho hơn 272.000 khách hàng với dư nợ hơn 210.000 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 435.000 khách hàng với dư nợ hơn 1,27 triệu tỷ đồng, lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5% - 2,5% so với trước khi dịch COVID-19 bùng phát.
Về tỷ giá, trong 7 tháng đầu năm, NHNN cho biết đang điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt theo tín hiệu thị trường, phù hợp với cung cầu ngoại tệ, đảm bảo thị trường ngoại hối hoạt động hiệu quả, thông suốt, đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức và cá nhân; củng cố dự trữ ngoại hối nhà nước khi điều kiện thị trường thuận lợi.
Về lãi suất, NHNN cũng giữ ổn định phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và thị trường tiền tệ. Tính đến cuối tháng 7/2020, lãi suất tiền gửi bằng VND phổ biến ở mức 0,1% - 0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 3,7% - 4,25%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4,4% - 6,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; 6% - 7,3%/năm đối với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.
Lãi suất cho vay VND phổ biến ở mức khoảng 6% - 9%/năm đối với ngắn hạn; 9% - 11%/năm đối với trung và dài hạn; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với khách hàng có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh thuộc lĩnh vực ưu tiên ở mức 5,0%/năm. Lãi suất thị trường liên ngân hàng duy trì ổn định ở mức thấp.
Từ nay đến cuối năm, cơ quan này cho biết sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ, góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phục hồi sản xuất kinh doanh, giảm thiểu tác động của dịch Covid-19.
Xây lắp điện I (PC1), quý II/2020 lợi nhuận 128,7 tỷ đồng, giảm 10,3% Công ty cổ phần Xây lắp Điện I (Mã chứng khoán: PC1 - sàn HOSE) công bố báo cáo tài chính quý II/2020. Trong kỳ, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu là 1.170,4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 128,7 tỷ đồng, lần lượt giảm 32,6% và 10,3% so với cùng kỳ năm 2019. Trong quý II/2020, biên lợi nhuận gộp tăng...