Sàn giao dịch tiền mã hóa Zebpay đóng cửa
Zebpay- một trong những sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất của Ấn Độ, đã công bố việc đóng cửa tất cả các dịch vụ trao đổi vào hôm thứ sáu (28/9). Động thái này được quyết định sau lệnh cấm của Ngân hàng trung ương nước này về ngành công nghiệp tiền kỹ thuật số.
Zebpay- một trong những sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất của Ấn Độ.
Ra mắt vào năm 2015, Zebpay bắt đầu giao dịch với một dịch vụ chỉ trên ứng dụng. Sau thời gian dài nỗ lực, công ty này đã nhanh chóng trở thành một trong những ví Bitcoin được tải xuống nhiều nhất và ứng dụng sàn giao dịch lớn nhất tại Ấn Độ. Với mô hình “Hiểu khách hàng của bạn” (KYC), Zebpay đã đạt được nửa triệu lượt tải xuống trên Android- nền tảng điện thoại thông minh phổ biến nhất của quốc gia này vào giữa năm 2017. Hơn thế nữa, con số này nhanh chóng tăng gấp đôi để đạt được một triệu lượt tải xuống ứng dụng trong năm 2017. Công ty dự báo có tới nửa triệu người dùng mới tham gia nền tảng mỗi tháng vào thời điểm đó, tăng từ con số 200,000 người. Trên trang web chính thức, Zebpay cho biết họ có 3 triệu người dùng sử dụng các ứng dụng iOS và Android, với hỗ trợ 20 cặp tiền mã hóa và 22 cặp giao dịch.
Được cho là đang trong giai đoạn đàm phán để gây quỹ thêm 4 triệu USD, Zebpay hiện đang ngừng tất cả các dịch vụ trao đổi vào thứ Sáu, lúc 16 giờ địa phương. Động thái này là hậu quả trực tiếp của chính sách gây tê liệt đến từ Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) – ngân hàng Trung ương Ấn Độ. Theo đó, buộc tất cả các tổ chức tài chính, bao gồm cả các ngân hàng, ngừng cung cấp dịch vụ cho ngành công nghiệp tiền mã hóa trong nước.
Video đang HOT
“Sự phong tỏa tài khoản ngân hàng đã làm tê liệt khả năng của chúng tôi, và khả năng giao dịch của các khách hàng. Tại thời điểm này, chúng tôi không thể tìm thấy một cách hợp lý để tiến hành kinh doanh nền tảng trao đổi tiền mã hóa.”
Theo Zebpay, tất cả các đơn đặt hàng tiền mã hóa chưa được khớp sẽ bị hủy bỏ, với tất cả các token sẽ được hoàn trả trở lại ví tiền của khách hàng. Các dịch vụ ví sẽ “tiếp tục làm việc” cho khách hàng để gửi tiền và rút tiền. Tuy nhiên, ví sẽ có thể tiếp tục hoạt động nếu Zebpay cảm thấy nó hỗ trợ sự phát triển trong tương lai.
Vào cuối tháng 6, Zebpay cảnh báo rằng việc rút tiền tự động có thể trở nên khó khăn trước lệnh cấm của ngân hàng vào ngày 5 tháng 7 năm 2018. Một ngày trước khi tài khoản ngân hàng bị đóng băng, công ty đã ngừng tất cả quá trình gửi và rút tiền tại sàn. Trong khi đó, các sàn giao dịch khác tại Ấn Độ đang tìm những cách mới để phá vỡ lệnh cấm.
Theo: CCN
Sàn giao dịch Zaif bị tấn công mạng, 60 triệu USD tiền ảo 'bốc hơi'
Trong số 6,7 tỷ Yên bị đánh cắp, có 4,5 tỷ yên là của các nhà đầu tư tư nhân và số còn lại thuộc sàn giao dịch Zaif (Nhật Bản).
Văn phòng Công nghệ (Tech Bureau) thuộc Công ty điều hành sàn giao dịch Zaif, có trụ sở tại thành phố Osaka, Nhật Bản, hôm nay (20/9) cho biết, một lượng lớn đồng tiền bitcoin và một số đồng tiền điện tử khác có giá trị lên tới 6,7 tỷ Yên (khoảng 60 triệu USD) đã bị "bốc hơi" sau một vụ tấn công mạng xảy ra vào tuần trước.
Theo đó, vụ việc xảy ra vào khoảng 2h sáng ngày 14/9, khi máy chủ của sàn Zaif bị truy cập trái phép và một lượng lớn các loại tiền ảo bitcoin, monacoin, bitcoin cash có giá trị khoảng 6,7 tỷ yên bị tin tặc đánh cắp.
Nhật Bản là trung tâm chính của các loại tiền ảo với khoảng hơn 50.000 cửa hàng chấp nhận sử dụng bitcoin.
Ngay sau khi phát hiện sự việc, công ty đã phải tạm dừng các hoạt động gửi và rút tiền. Trong số 6,7 tỷ yên bị đánh cắp, có 4,5 tỷ yên là của các nhà đầu tư tư nhân và số còn lại thuộc sàn giao dịch này.
Trong một tuyên bố, Văn phòng Công nghệ cho biết, đã gửi yêu cầu tới cơ quan điều tra để làm rõ những kẻ chủ mưu đứng sau vụ tấn công này; đồng thời xây dựng kế hoạch cụ thể để bồi thường cho khách hàng. Công ty điều hành sàn giao dịch cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ tài chính từ cổ đông lớn là Tập đoàn Fisco Group, ước tính khoảng 5 tỷ yên.
Trước đó hồi tháng 1/2018, sàn giao dịch Coincheck của Nhật Bản cũng đã phải tạm dừng hoạt động gửi và rút tiền sau khi phát hiện một lượng tiền điện tử NEM có giá trị khoảng 58 tỷ yên bị tấn công mạng. Vụ việc này đã ảnh hưởng đến 260.00 khách hàng của công ty.
Nhật Bản là trung tâm chính của các loại tiền ảo với khoảng hơn 50.000 cửa hàng chấp nhận sử dụng bitcoin. Vụ tấn công mạng mới nhất vừa qua tiếp tục làm dấy lên lo ngại về độ an toàn khi sử dụng các loại tiền ảo./.
Nguồn: VOV
YouTube sẽ đóng cửa trang web và ứng dụng YouTube Gaming, chỉ còn lại một YouTube duy nhất Toàn bộ nền tảng YouTube Gaming sẽ được gộp chung vào YouTube. YouTube cho biết sẽ không còn trang web và ứng dụng YouTube Gaming riêng biệt nữa, thay vào đó toàn bộ nền tảng này sẽ được gộp chung vào trang web và ứng dụng YouTube. Nền tảng YouTube Gaming được ra mắt vào năm 2015, bắt kịp xu thế stream video...