San Francisco tẩy chay 5G, coi công nghệ này là ‘xấu xí’ và ‘nguy hiểm’
Khi công nghệ 5G đang bắt đầu được triển khai ở nhiều nơi trên thế giới và hứa hẹn đem lại những thay đổi mang tính cách mạng cho cuộc sống con người, có những nơi mà cư dân của họ lại không muốn sự hiện diện của 5G.
(ảnh Fox News)
Tại Upper Cole Valley, một địa điểm ở San Francisco, cư dân nơi đây đã bày tỏ sự phản đối quyết liệt với công nghệ 5G. Họ cho rằng các thiết bị 5G được triển khai sẽ làm xấu thành phố.
Một số người dân gần đó cũng nói rằng họ đã không được thành phố thông báo chính xác về thiết bị 5G, và những người khác đã bày tỏ sự lo ngại về bức xạ sóng vô tuyến. Họ đã gửi đơn khiếu nại lên chính quyền thành phố.
Việc triển khai 5G ở Hoa Kỳ mới chỉ đang ở giai đoạn đầu, và hiện chỉ giới hạn ở một số thành phố được lựa chọn. Khi công nghệ này trở nên phổ biến, 5G sẽ cung cấp tốc độ kết nối nhanh hơn nhiều so với 4G.
Các nhà mạng Mỹ như Verizon đang thay đổi cách thức triển khai 5G. Họ chuyển từ việc xây dựng các tháp di động lớn sang các hộp thiết bị nhỏ hơn – thường gắn vào các cột điện trên đường phố để đưa sóng 5G đến gần hơn với các cộng đồng nhỏ.
Số lượng các hộp thu phát tín hiệu không dây được dự đoán sẽ tăng vọt trong vài năm tới, từ 13.000 hộp trong năm 2017 lên 86.000 hộp trong năm 2018, và hơn 800.000 hộp vào năm 2026, theo báo cáo từ CITA. Đây là hiệp hội thương mại đại diện cho ngành truyền thông không dây Hoa Kỳ.
Video đang HOT
Cư dân San Francisco lo ngại các hộp thu phát 5G có thể gây mất thẩm mỹ thành phố
Cho đến nay, tòa án tối cao California đã ủng hộ kế hoạch này khi hồi tháng Tư ra một phán quyết cho phép San Francisco có thể từ chối thiết bị không dây 5G nếu không đáp ứng các tiêu chuẩn thẩm mỹ của địa phương.
Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FCC) thì cho rằng không nên đưa ra các yêu cầu thẩm mỹ quá nghiêm ngặt đối với các hộp thu phát tín hiệu không dây. FCC đồng ý rằng việc triển khai các hộp thu phát cần chú ý đến yếu tố thẩm mỹ, nhưng nó cũng không thể nghiêm ngặt hơn các thiết bị khác.
Một nỗi lo ngại khác của cư dân San Francisco là bức xạ sóng vô tuyến 5G. Trong đơn khiếu nại của Upper Cole Valley, cư dân lo ngại rằng dù họ được thông báo là bức xạ không nguy hiểm, nhưng nhân viên viễn thông vẫn được cảnh báo để tránh phơi nhiễm.
Theo chủ tịch FCC Ajit Pai: “giới hạn phơi nhiễm do FCC đưa ra dựa trên khuyến nghị của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ và các cơ quan về an toàn và sức khỏe khác”.
Liệu Upper Cole Valley, San Francisco có là một khu vực phi 5G trong tương lai?
Theo VietTimes
Bất chấp rắc rối, Huawei vẫn là nhà sản xuất điện thoại lớn thứ 2 thế giới
Những con số thống kê mới cho thấy, bất chấp những rắc rối và và bị 'tẩy chay', Huawei vẫn là gã khổng lồ của thị trường smartphone toàn cầu.
Theo dữ liệu thống kê mới của Gartner, Huawei vẫn là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới sau khi ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trong quý đầu tiên của năm 2019.
Cụ thể, trong quý I năm nay, Huawei đã bán được tổng cộng 58,4 triệu chiếc điện thoại, vượt trội so với con số 40,4 triệu chiếc của quý I năm ngoái.
Với doanh số này, gã khổng lồ của công nghệ Trung Quốc tiếp tục giữ ngôi á quân sau nhà sản xuất điện thoại số 1 là Samsung. Dù đứng thứ hai nhưng thị phần của Huawei đã tăng mạnh từ 10,5% năm ngoái lên 15,7% trong quý I năm nay.
Tương lai được dự báo là rất khó khăn với Huawei
Trong khi đó, dù vẫn giữ ngôi vương nhưng cả doanh số lẫn thị phần của Samsung đều bị giảm. Theo thống kê, công ty công nghệ xứ Hàn đã bán 71,6 triệu chiếc điện thoại thông minh trong Q1 năm nay, giảm so với con số 78,5 triệu chiếc của một năm về trước.
Thị phần của Samsung cũng giảm từ 20,5% của năm ngoái xuống 19,2% của năm nay.
Cũng trên đà suy giảm còn có Apple. Táo khuyết trong quý I năm nay chỉ bán được 44, 5 triệu chiếc iPhone. Con số này giảm mạnh so với cùng kì năm ngoái là 54 triệu chiếc. Về thị phần, Táo khuyết giảm 2,2% và hiện chỉ chiếm khoảng 11,9% thị phần.
Khó khăn ở phía trước
Dù có quý I tăng trưởng lạc quan nhưng dự báo những khó khăn chồng chất đang chờ đợi Huawei ở phía trước sau lệnh cấm của Chính phủ Mỹ.
Ngày 20/5, Google ngừng cấp phép sử dụng Android với Huawei, theo sắc lệnh mà Tổng thống Trump ký ngày 15/5, trong đó Huawei bị coi là rủi ro an ninh với Mỹ. Sau đó, hàng loạt công ty thông báo ngừng kinh doanh với Huawei như Intel, Qualcomm, Xilinx, Broadcom...
Thị phần của hãng công nghệ Trung Quốc tăng cao trong 3 tháng đầu năm nay
Ngày 21/5, Mỹ nới lỏng một số hạn chế và Google khẳng định tiếp tục hợp tác với Huawei tới ngày 19/8. Sau thời điểm này, điện thoại đang sử dụng của Huawei sẽ không còn được tiếp cận với các phiên bản cập nhật của hệ điều hành Android. Những chiếc điện thoại mới sẽ mất quyền truy cập vào các ứng dụng phổ biến như YouTube và Chrome.
Gartner cho hay, tăng trưởng của Huawei chủ yếu ghi nhận ở thị trường châu Âu và Trung Quốc. Đây là hai thị trường ghi nhận mức tăng trưởng rất ấn tượng là 69% và 33% của Huawei.
Nếu sau đây 3 tháng, Mỹ - Trung không đạt được thỏa thuận, đồng nghĩa việc điện thoại thông minh Huawei không tiếp cận được các phiên bản của hệ điều hành Android thì việc kinh doanh của Huawei chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề, nhất là ở châu Âu.
Ở một số quốc gia, đã diễn ra tình trạng người dùngbán tháo điện thoại Huawei.
Ông Anshul Gupta, giám đốc nghiên cứu cao cấp của Gartner cho hay, lệnh cấm tới đâu, ít hay nhiều nó khiến người dùng e ngại. Nếu người dùng không muốn mạo hiểm mua điện thoại của Huawei thì con số tăng trường chắc chắn sẽ gặp khó.
Theo vtv
iPhone của Apple ngày càng bị tẩy chay, Android mới là thứ người dùng quan tâm nhiều nhất Sự thật là ngày càng có ít người dùng quan tâm đến việc mua smartphone mới, và càng có ít người dùng hơn quan tâm đến iPhone. Nếu bạn cảm thấy ngày càng có ít lý do để nâng cấp lên một chiếc smartphone đời mới, bạn không phải là người duy nhất. Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi UBS, trên...