Sắn dây vốn mát bổ nào ngờ còn được gọi là “nhân sâm ngàn năm” vì lý do này
Sắn dây trong y học cổ truyền có vị ngọt, tính mát, giúp giải cơ thoái nhiệt, không chỉ phù hợp với mọi lứa tuổi mà có tác dụng bồi bổ cơ thể.
Bột sắn dây không chỉ phù hợp với mọi lứa tuổi mà có tác dụng bồi bổ cơ thể, giảm đau đầu, vai gáy, chữa các chứng bệnh như cảm nắng, sốt cao, nhức đầu, sởi, mỏi vai gáy và rất nhiều chứng bệnh khác…. nên được mệnh danh “Nhân sâm ngàn năm”.
Ngoài ra, bột sắn dây có chức năng mở rộng mạch máu và thông máu tuyệt vời nên còn được gắn nhiều danh giá như “stent tự nhiên của mạch máu”, “báu vật bảo vệ gan”.
Bột sắn dây có nhiều lợi ích trong bồi bổ cơ thể chứ không đơn thuần chỉ giải khát.
Theo nghiên cứu gần đây cho thấy, sắn dây có tác dụng giảm huyết áp, giảm đau đầu, giảm các chứng đau nhức vai và cổ, điều hòa rối loạn lipid máu, hạ huyết áp, chống loạn nhịp tim, giải độc, bảo vệ tế bào gan, chống lão hóa, nâng cao sức đề kháng, dự phòng tích cực nhiễm virut đường hô hấp…
Ngoài ra, sắn dây có công dụng giải rượu, trung hòa các chất độc và giải nhiễm độc do rượu đối với các cơ quan nội tạng mà không để lại hiệu ứng phụ nào cho cơ thể.
Một số bài thuốc từ sắn dây:
Trị cảm cúm, cảm sốt, đau đầu, đau mình mẩy: Sắn dây 12g, sài hồ 8g, cam thảo 4g, khương hoạt 4g, bạch chỉ 4g, bạch thược 6g, cát cánh 4, hoàng cầm 4g, đại táo 4g, thạch cao 8g (sắc trước). Sắc uống ngày 1 thang.
Trị bệnh tiểu đường: Sắn dây thái phiến phơi khô 30g, gạo lứt 50g, nấu cháo loãng, chia 2 lần ăn trong ngày.
Trị tăng huyết áp, đau đầu, nhiệt miệng, mỏi vai gáy: Sắn dây, câu đằng. Hai vị lượng bằng nhau, thái nhỏ, phơi hoặc sấy khô, tán bột mịn, trộn đều, bảo quản dùng dần. Ngày 30g hãm với nước sôi, uống thay trà.
Bột sắn dây tưởng chỉ mát bổ không ngờ có quá nhiều tác dụng.
Trị ho hen, ngực nóng, nhức đầu, khô mũi, tiểu vàng: Sắn dây 8g, ma hoàng 5g, bạch thược 4g, đại táo 6g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang..
Trị sốt cao, môi khô, miệng khát, đại tiện bí kết, đau thượng vị: Sắn dây tươi 40g, mạch môn 40g, cỏ nhọ nồi 40g, lá tre 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
Thuốc cho người mắc các bệnh tim mạch: Sắn dây 200g, đan sâm 180g, bạch linh 90g, cam thảo 40g.
Các vị trên thái nhỏ sấy khô, tán bột mịn, trộn đều, đựng trong lọ kín, bảo quản dùng dần. Ngày 30-40g hãm với nước sôi, uống thay trà trong ngày.
Dưới đây là một số món ăn bổ dưỡng, dễ làm từ bột sắn dây
1. Chè bột sắn dây với hạt sen
Nguyên liệu
Nửa chén bột sắn dây.
Một chén hạt sen.
Video đang HOT
200g đường cát trắng.
100g cốm.
Chè bột sắn dây hạt sen
Cách làm
Đầu tiên lấy hạt sen khô rồi rửa cho sạch, nếu dùng sen tươi thì rửa phần tâm sen sạch sẽ rồi bắc bếp đun nước sôi, thả sen vào trong nồi và đun lửa nhỏ.
Cốm khô đổ ra bát, cho một ít nước vào cốm để hạt cốm dẻo.
Hòa bột sắn dây vào bát, khuấy đều
Nấu hạt sen đến khi nhìn hạt sen nở ra, cho đường vào đun cùng, hạ lửa nhỏ 5 đến 10 phút để đường thấm vào hạt sen.
Sau đó đổ chén bột sắn dây đã hòa tan vào, vừa đổ vừa khuấy đều tay, nếu nồi chè loãng hay đặc ta có thể gia giảm bột sắn cho thích hợp, miễn là nồi chè sánh vừa phải.
Tắt bếp, vẫn quấy đều tay, rắc cốm vào, có thể để dành lại một ít để rắc lên bề mặt cho đẹp là bạn đã hoàn thành xong cách nấu chè hạt sen, bột sắn dây với cốm ngon mát.
Chè bột sắn dây hạt sen có thể thưởng thức nóng hoặc cho đá bào ăn cho mát, tùy sở thích của mỗi người.
2. Súp cá bột sắn dây
Nguyên liệu
Bước 1: Chuẩn bị: 2 thìa bột sắn dây, 400gram cá khúc, 200gram ngô ngọt, 15 cái nấm hương, 1 quả trứng gà, 200gram xương heo.
Bước 2: Luộc chín cá rồi bỏ hết phần xương cá và phần da, chỉ giữ lại phần thịt cá.
Bước 3: Ướp cá với gia vị trong 15 phút. Trong thời gian này ngâm nấm rồi rửa sạch, vắt khô và thái thành chỉ
Bước 4: Pha sắn dây với nước lọc tạo độ sánh đồng thời đập trứng vào bát và đánh cho trứng tan đều.
Cách làm:
Bước 1: Cho ngô ngọt vào nồi rồi luộc chín. Bên cạnh đó, bạn cho cá ướp vào nồi.
Bước 2: Đợi hỗn hợp sôi rồi rót trứng từ từ vào nồi. Tiếp tục rót bột sắn dây, vừa rót vừa khuấy tránh vón cục.
Bước 3: Cho thêm nấm và mì chính (bọt ngọt) vào rồi tắt bếp và múc ra bát.
Lưu ý: Tuỳ vào khẩu vị từng người để có cách nấu phù hợp nhất, nếu thích ăn đặc thì cho nhiều bột sắn dây và ngược lại, bạn nên cho thêm tiêu bột vào để món ngon từ bột sắn dây thơm hơn.
Cách nấu chè khoai môn bột báng dẻo mềm thơm ngon đơn giản tại nhà
Chè khoai môn bột báng là một trong những món chè vừa thơm ngon, dễ ăn lại vừa vô cùng dễ làm. Nhâm nhi món chè này lót bụng vào những bữa xế thì còn gì tuyệt hơn. vào bếp xem ngay công thức chè khoai môn bột báng siêu đơn giản này nhé!
Nguyên liệu làm Chè khoai môn bột báng
Khoai môn 400 gr
Bột báng 50 gr
Bột khoai 100 gr
Bột sắn dây 2 muỗng canh
Nước cốt dừa 150 ml
Lá dứa 2 nhánh
Đường 100 gr
Cách chọn khoai môn bở ngon không sượng
Kích thước: Chọn những củ có kích thước vừa, không quá lớn cũng không quá nhỏ.
Hình dáng: Chọn những trái tròn đều, hình dáng như quả trứng gà, lớp vỏ sần sùi, có nhiều râu và có đất bám trên vỏ.
Màu sắc: Chọn khoai có lớp ruột bên trong màu trắng đục, có nhiều vân tím.Khi mua bạn cầm thử khoai môn lên tay. Nếu cảm thấy nhẹ tay thì khoai có nhiều tinh bột, khi nấu chín sẽ có vị béo bùi.Ngược lại nếu khoai môn nguyên củ nặng thì tức là nó nhiều nước bên trong, những củ như thế này khi nấu chín thường không có vị, rất nhạt, bị sượng.
Cách chế biến Chè khoai môn bột báng
1
Ngâm bột báng, bột khoai
Đầu tiên bạn rửa qua bột báng với nước để loại bỏ phần bụi bám bên ngoài, sau đó bạn đổ ngập nước rồi ngâm trong vòng 40 phút cho bột báng nở mềm.
Tương tự với bột khoai, bạn rửa sơ qua rồi ngâm trong 40 phút cho bột khoai được nở ra nhé.
2
Sơ chế khoai môn
Khoai môn mua về bạn rửa sạch lớp đất bám bên ngoài. Sau đó đeo bao tay rồi gọt bỏ phần vỏ khoai môn đi. Mủ khoai môn sẽ khá ngứa nên nếu không có bao tay thì bạn không nên để khoai dính nước trước khi gọt vỏ nhé.
Sau khi gọt vỏ khoai, bạn tiến hành cắt khoai thành từng khúc nhỏ vừa ăn để nấu cho khoai dễ mềm và nhanh hơn nhé.
Cách gọt khoai môn sạch, không ngứa
Cách 1: Khi mua khoai môn về, bạn không nên rửa trước mà hãy để nguyên củ và dùng tay thật khô để gọt vỏ khoai và ngâm trong nước muối pha loãng ngay sau khi gọt, để loại bỏ chất gây ngứa.
Cách 2: Dùng găng tay nylon hoặc bao tay vải khi sơ chế khoai môn để hạn chế bị dính chất ngứa. Nhưng với cách này, bạn sẽ khó cầm chắc và khi gọt sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Cách 3: Bọc khoai với giấy bạc và cho vào lò nướng khoảng 2 - 3 phút, để cho lớp nhựa chảy ra ngoài.
3
Nấu chè
Bạn cho 2 muỗng canh sắn dây vào chén, thêm vào 2 muỗng canh nước lọc rồi khuấy đều cho bột sắn tan ra. Lá dứa bạn rửa sạch rồi cuộn bó là thành 1 bó.
Cho vào nồi khoảng 500ml nước, thêm vào 100gr đường vào rồi khuấy cho đường tan. Đặt nồi nước lên bếp và mở lửa vừa, thêm tiếp vào 50gr bột báng, 100gr bột khoai đã ngâm nở cùng với bó lá dứa rồi nấu trong khoảng 5 - 7 phút.
Tiếp đó, bạn cho phần khoai môn đã cắt nhỏ khuấy đều và đun chè trong 25 - 30 phút với lửa vừa đến khi khoai môn mềm nhừ.
Lúc này bạn vớt phần lá dứa ra và thêm vào phần bột sắn đã pha, vừa đổ vừa khuấy đều để tránh bị vón.
Sau cùng bạn cho 150ml nước cốt dừa vào nồi, khuấy đều và đun thêm khoảng 2 phút nữa thì tắt bếp. Múc chè ra chén và thưởng thức ngay nhé.
4
Thành phẩm
Chè khoai môn bột báng thơm ngon với vị bùi bùi của khoai môn, beo béo của nước cốt dừa, đặc biệt là sự dẻo mềm, dai dai của bột báng và bột khoai khi ăn rất bắt miệng.
Sự kết hợp hoàn hảo này đã tạo nên hương vị đặc trưng cho món chè này sẽ khiến bạn dù ăn nhiều lần vẫn thích đấy!
2 cách làm trân châu bằng bột sắn dây dẻo dai đơn giản uống trà sữa cực mê Thay vì làm hạt trân châu bằng bột năng theo các cách thông thường, bạn hãy cùng vào bếp tham khảo ngay 2 cách làm trân châu bằng bột sắn dây cùng gia đình thưởng thức món trà sữa ngon và bổ dưỡng qua bài viết này nhé! 1. Trân châu milo bằng bột sắn dây Nguyên liệu làm Trân châu milo bằng...