“Săn” cổ phiếu có cổ tức tiền mặt hấp dẫn
Trong xu hướng lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng đang giảm và dự kiến sẽ tiếp tục giảm, lựa chọn cổ phiếu đầu tư “ăn” cổ tức có lẽ là một sự lựa chọn không tồi đối với giới đầu tư trong giai đoạn này, đặc biệt là những khoản cổ tức tiền mặt.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Theo nhận định của giới chuyên gia, thị trường chứng khoán đang đứng trước áp lực giảm điểm nhiều hơn là tăng điểm trong thời gian còn lại của quý II/2020. Tuy nhiên, đây lại là thời điểm mà các doanh nghiệp công bố những thông tin liên quan đến việc phân phối lợi nhuận, chia cổ tức năm 2019 và dự kiến tỷ lệ cổ tức cho năm 2020.
“Mưa” cổ tức tiền mặt
Mới đây, CTCP Dược phẩm Imexpharm đã có thông báo quyết định của HĐQT thông qua phương án chia cổ tức tiền mặt, cổ phiếu năm 2019 và thưởng cổ phiếu.
Công ty dự kiến trả cổ tức năm 2019 tổng tỷ lệ 20%. Trong đó, trả 10% bằng tiền mặt và 10% cổ phiếu, tương đương với việc phát hành 4,9 triệu cổ phiếu. Nguồn thực hiện lấy từ lợi nhuận sau thuế năm 2019.
Ngoài ra, Imexpharm dùng thặng dư vốn để phát hành 9,9 triệu cổ phiếu, tương đương 20% lượng cổ phiếu đang lưu hành thưởng cho cổ đông hiện hữu. Việc thực hiện chi trả cổ tức và cổ phiếu thưởng dự kiến sẽ diễn ra trong quý II và quý III/2020.
Video đang HOT
Đầu tư “ăn” cổ tức là lựa chọn khá tốt so với tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng trong giai đoạn hiện nay (Ảnh: Internet)
Được biết đến là một doanh nghiệp luôn duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt ở mức cao, vừa qua HĐQT CTCP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên đã quyết định chi trả cổ tức năm 2019 với tỷ lệ 100% bằng tiền. Trước đó, vào cuối năm 2019, công ty đã tạm ứng 50% cổ tức bằng tiền mặt. Sang năm 2020, kế hoạch cổ tức duy trì ở mức tối thiểu 80%.
CTCP Cảng Đồng Nai (mã: PDN) cũng vừa phát đi thông báo ngày 17/6 tới là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 2 (đợt cuối) năm 2019 bằng tiền với tỷ lệ 15% (1 cổ phiếu nhận 1.500 đồng).
Ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông là ngày 18/6. Thời gian thanh toán dự kiến từ ngày 10/7/2020. Trước đó, vào cuối tháng 2 vừa qua, Cảng Đồng Nai đã tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2019 bằng tiền với tỷ lệ 15%. Như vậy, tổng mức chia cổ tức năm 2019 là 30%.
Tương tự, ban lãnh đạo CTCP Địa ốc Sài Gòn (Saigonres, mã: SGR) dự kiến sẽ trình ĐHĐCĐ thường niên 2020 sắp được tổ chức phương án chia cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 15%. Thời gian thực hiện trong quý IV/2020.
Hồi cuối tháng 5 vừa qua, giới tài chính được dịp xôn xao trước thông tin Dầu ăn Tường An sẽ thực hiện sáp nhập vào Tập đoàn Kido. Đáng chú ý hơn khi Dầu ăn Tường An đưa ra kế hoạch chi cổ tức với tỷ lên lên tới 75% bằng tiền mặt trước thềm “về chung một nhà”.
Ngoài những doanh nghiệp kể trên, nhiều doanh nghiệp khác như CTCP Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái (mã: CAP) cũng vừa chốt danh sách cổ đông trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2019 với tỷ lệ 35%; May Hưng Yên tỷ lệ 60%; Vocarimex: 12%…
Trợ lực của giá cổ phiếu
Thực tế, những khoản cổ tức luôn được cho là trợ lực của giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong giai đoạn vùng trũng thông tin. Ví dụ như cổ phiếu NTC, bên cạnh những thông tin về triển vọng ngành thì việc trả cổ tức bằng tiền mặt đều đặn cũng là một yếu tố khiến mã này trở nên “hot” trong mắt các nhà đầu tư.
Theo đó, trong vòng chưa đầy 2 tháng qua, NTC đã tăng gần 50% từ vùng giá 53.000 đồng lên 77.300 đồng/cp với thanh khoản trung bình khoảng 600.000 đơn vị mỗi phiên.
Tương tự, cổ phiếu PDN của Cảng Đồng Nai cũng có diễn biến tích cực ngay sau khi công bố thông tin chi trả cổ tức với mức tăng ghi nhận tại ngày 3/6 là 2,5% lên 67.600 đồng/cp.
Hay như trước đó, cổ phiếu PET của Tổng CTCP Dịch vụ tổng hợp dầu khí cũng có thanh khoản dồi dào hơn khi công bố kế hoạch trả cổ tức tiền mặt 10%, EPS ở dao động 1.000 – 2.000 đồng/cp.
Cổ phiếu BCG của CTCP Bamboo Capital đã dần dần phục hồi lên 6.000 đồng/cp, khi mức cổ tức tiền mặt dự kiến 10% trong năm 2019 và 2020, EPS năm 2020 dự kiến là 3.000 đồng/cp.
CTCP Kinh doanh và Phát triển nhà Bình Dương (mã: TDC) cũng là một doanh nghiệp nổi tiếng nhiều năm về việc chia cổ tức đều đặn từ 10 – 13%/năm. Với thị giá dao động 7.000-8000 đồng/cp, cổ đông của công ty hưởng lợi tức từ 10 – 15%/năm/thị giá.
Với nhiều nhà đầu tư, tỷ suất sinh lời đến 15%/năm không phải là một con số quá lớn so với việc đầu tư những cổ phiếu khác, nhưng đối với các cổ đông thường niên của doanh nghiệp thì đây là lựa chọn khá tốt so với tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng.
Đặc biệt trong bối cảnh như hiện nay, các ngân hàng đã và đang có xu hướng hạ lãi suất tiền gửi. Theo báo cáo thị trường tiền tệ tuần gần nhất của SSI Research, lãi suất tiền gửi tại một số ngân hàng thương mại cổ phần lớn được điều chỉnh giảm từ 30 – 50 điểm cơ bản ở các kỳ hạn 12, 13 tháng và giảm tiếp 30 – 50 điểm cơ bản ở các kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng.
Tính chung từ đầu năm đến nay, lãi suất tiền gửi của các ngân hàng thương mại cổ phần lớn đã giảm tổng cộng 60 – 75 điểm cơ bản với kỳ hạn dưới 12 tháng (về mức 4 – 5,5%/năm) và giảm từ 65 – 100 điểm cơ bản ở các kỳ hạn 12, 13 tháng (về mức 5,7 – 6,2%/năm).
Trường phái đầu tư “ăn theo” cổ tức mở ra cơ hội vừa đầu tư nhận cổ tức, vừa có thể sinh lợi nhuận khi giá cổ phiếu tăng. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn cần cẩn trọng, bởi không phải doanh nghiệp trả cổ tức cao nào cũng là doanh nghiệp tốt.
Vừa đón cổ đông lớn SK, Imexpharm chia thưởng tổng tỷ lệ 40%
Công ty dự kiến tiến hành chia cổ tức 20% và thưởng cổ phiếu 20% trong quý II hoặc III.
Vốn điều lệ công ty sau chia thưởng dự kiến tăng lên 642 tỷ đồng.
Công ty Dược phẩm Imexpharm (HoSE: IMP) thông báo quyết định HĐQT thông qua phương án chia cổ tức tiền mặt, cổ phiếu năm 2019 và thưởng cổ phiếu.
Cụ thể, công ty dự kiến trả cổ tức năm 2019 tổng tỷ lệ 20%. Trong đó, công ty trả 10% bằng tiền mặt và 10% cổ phiếu, tương đương với việc phát hành 4,9 triệu cổ phiếu. Nguồn thực hiện lợi nhuận sau thuế năm 2019.
Ngoài ra, Imexpharm dùng thặng dư vốn để phát hành 9,9 triệu cổ phiếu, tương đương 20% lượng cổ phiếu đang lưu hành hưởng cho cổ đông hiện hữu.
Doanh nghiệp sẽ thực hiện việc chia cổ tức và thưởng cổ phiếu trong quý II-III, vốn điều lệ sau phát hành tăng lên 642 tỷ đồng. Ngày đăng ký cuối cùng dự kiến trong thời hạn 20 ngày sau khi có thông báo chấp thuận phát hành của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Cơ cấu cổ đông Imexpharm vừa có biến động lớn khi SK Investment Vina III (thuộc tập đoàn đa ngành Hàn Quốc SK Group) nhận quyền sở hữu hơn 12,3 triệu cổ phiếu IMP, tương ứng 24,9% vốn điều lệ. Bên bán thuộc nhóm quỹ Dragon Capital, CAM Vietnam Mother Fund, Kingsmead, Mirae Asset... Giao dịch được tư vấn bởi CTCP Chứng khoán SSI (HoSE: SSI).
Trong năm 2020, Imexpharm đặt mục tiêu tăng 23% doanh thu, đạt 1.750 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 260 tỷ đồng, tăng 28%. Quý I, doanh thu thuần đạt gần 304 tỷ đồng, tăng 11% và lợi nhuận sau thuế 41 tỷ đồng, tăng 14% cùng kỳ năm trước.
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 11/1 Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 11/1 về các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. * PDN: Ngày 11/2 là ngày giao dịch không hưởng quyền tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2019 của CTCP Cảng Đồng Nai (PDN - HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 12/2. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng...