Sân bay Tân Sơn Nhất chật ních người, Cục Hàng không xử lý ra sao?
Cục Hàng không Việt Nam cho biết tình trạng hành khách chờ đợi đông tại sân bay Tân Sơn Nhất là do hành khách chưa nắm được thông tin bỏ xét nghiệm COVID-19 và thời tiết xấu tại Nội Bài.
Hành khách chờ ra máy bay tại Tân Sơn Nhất vào sáng sớm 24-1 – Ảnh: SANG NGUYỄN
Báo cáo Bộ Giao thông vận tải vào tối 24-1, Cục Hàng không cho biết giai đoạn từ ngày 17 đến 22-1 có 6.400 chuyến bay nội địa và xấp xỉ 800.000 khách (giảm 14,8% số chuyến bay, giảm 13,2% lượng hành khách so với cùng kỳ Tết Nguyên đán 2021).
Theo kế hoạch, giai đoạn từ 23-1 đến 16-2-2022, tổng ghế cung ứng 2,85 triệu ghế và 13.400 chuyến bay (tăng hơn so với dịp Tết Nguyên đán 2021).
Ngày 21-1, Cục Hàng không đã họp Hội đồng slot và quyết định tăng chuyến bay và tần suất cất, hạ cánh để đạt 3,2 triệu ghế và 15.300 chuyến bay, tăng xấp xỉ 13%.
Theo Cục Hàng không, để giảm ùn tắc tại các sân bay lớn, ngày 22-1 Bộ Giao thông vận tải đã ban hành văn bản không thực hiện xét nghiệm COVID-19 với hành khách đi máy bay nội địa (trừ hành khách ở địa bàn dịch cấp 4) để hành khách không phải xét nghiệm nhanh tại sân bay.
Khu vực tổ chức xét nghiệm của Bệnh viện Tâm Anh tại bên ngoài sảnh đi nội địa Tân Sơn Nhất đã được chuyển đi, dành không gian này để hành khách xếp hàng làm thủ tục hàng không.
Tại Tân Sơn Nhất, Cục Hàng không đã tăng slot (giờ cất, hạ cánh) từ 40 lên 46 chuyến/giờ, chuyến bay nội địa cất cánh là 24 chuyến/giờ.
Thực tế tại Tân Sơn Nhất cho thấy vào ngày 23-1, khung giờ cao nhất đạt 19 chuyến/giờ (từ 11h-11h59) đạt 79% so với năng lực khai thác. Tuy nhiên, do sương mù tại Nội Bài không tiếp nhận máy bay hạ cánh được từ 4h20 đến 9h30 khiến 25 chuyến bay từ Tân Sơn Nhất bị chậm giờ. Ngày 24-1, khung giờ cao nhất đạt 22 chuyến/giờ (từ 7h-7h59) đạt 91% so với năng lực khai thác của Tân Sơn Nhất.
Tại Nội Bài, slot tăng từ 25 lên 31 chuyến/giờ, chuyến bay nội địa cất cánh là 17 chuyến/giờ (bằng Tết năm 2021).
Thực tế tại Nội Bài: ngày 23-1 khung giờ cao nhất đạt 10 chuyến/giờ (từ 13h-13h59) đạt 59% so với năng lực khai thác. Ngày 24-1, khung giờ cao nhất đạt 10 chuyến/giờ (từ 6h-6h59) đạt 59% so với năng lực khai thác.
Video đang HOT
Theo Cục Hàng không, các doanh nghiệp phục vụ mặt đất tại sân bay đã tăng xấp xỉ 20% nhân lực để phục vụ cao điểm Tết. Các sân bay cũng bổ sung, mở toàn bộ máy soi chiếu an ninh hàng không (mở thêm 3 máy soi tại nhà ga đi quốc nội Tân Sơn Nhất), quầy làm thủ tục hành khách tự động.
Cục Hàng không đánh giá trong mấy ngày qua, có hiện tượng hành khách chờ đợi đông tại khu vực nhà ga đi Tân Sơn Nhất do 2 nguyên nhân.
Thứ nhất, hành khách chưa tiếp cận thông tin về việc bỏ yêu cầu test nhanh COVID-19 nên đến sân bay rất sớm vì lo ngại trễ chuyến bay do làm thủ tục y tế.
Thứ hai, ngày 23-1 có 25 chuyến bay không thể cất cánh đúng giờ từ Tân Sơn Nhất do sương mù tại Nội Bài.
Để hạn chế tình trạng ùn ứ, khách chờ đợi lâu ở sân bay, Cục Hàng không kiến nghị điều chỉnh một số chuyến bay trong khung giờ cao điểm, đề nghị các hãng chuyển sang khai thác khung giờ bay đêm; tăng cường công tác truyền thông đến hành khách việc bỏ yêu cầu xét nghiệm nhanh COVID-19 trước khi lên máy bay, hành khách không nên đến sân bay quá sớm mà chỉ cần đến sân bay phù hợp với giờ bay ghi trên vé.
Tân Sơn Nhất nghẹt người, khách nằm dài giữa nhà ga chờ chuyến bay
Gần Tết, lượng khách đổ về sân bay Tân Sơn Nhất ngày càng đông. Nhiều người lo trễ chuyến do làm thủ tục kéo dài đã ra sớm, nằm ngồi vật vờ chờ chuyến bay.
Chiều 23/1 (nhằm ngày 21 tháng Chạp), ga quốc nội Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (sân bay Tân Sơn Nhất) tiếp tục bước vào những ngày cao điểm phục vụ Tết Nhâm Dần 2022.
Sân bay Tân Sơn Nhất đông nghẹt người về quê đón Tết ngày 21 tháng Chạp
Theo quan sát, tại quầy thủ tục của các hãng như Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Airways... luôn đông nghịt khách. Hàng chục ngàn khách đi lại trong ngày, trong đó có khung giờ hành khách phải chôn chân ở sảnh chờ làm thủ tục check-in.
Khách xếp hàng dài cùng xe đẩy hành lý lỉnh kỉnh, nhiều người bồng bế trẻ em để chờ đến lượt làm thủ tục chuyến bay.
Để giải tỏa khách bị dồn ứ, các hãng hàng không phải phân luồng khách theo từng chặng bay, như khách đi Hà Nội, Hải Phòng, Vinh... Nhân viên của hãng túc trực hỗ trợ hành khách để nhanh chóng hoàn tất thủ tục.
Cũng theo ghi nhận, nhiều gia đình có con nhỏ, người cao tuổi tranh thủ đến sân bay sớm vì lo mất nhiều thời gian làm thủ tục, chậm chuyến bay. Do đó, các khu vực ghế chờ kín chỗ, khách nằm dài giữa nhà ga chờ chuyến bay.
Sân bay Tân Sơn Nhất trong khung giờ cao điểm từ 5-10h sáng và 15-18h chiều luôn đông nghẹt hành khách đổ về
Trước các quầy check-in của các hãng hàng không, hành khách xếp thành nhiều hàng dài chờ làm thủ tục
Trong ảnh, khu vực làm thủ tục của Vietnam Airlines bị quá tải
Để giải tỏa khách bị dồn ứ, các hãng hàng không phải phân luồng khách theo từng chặng bay
Khu vực làm thủ tục hãng Bamboo Airways cũng chật cứng người
Phía sân bay Tân Sơn Nhất mở thêm cửa vào cho hành khách đi hãng Bamboo Airways nhằm giải tỏa ùn ứ
Nhân viên hãng hàng không Bamboo Airways đi vào từng hàng khách đang xếp hàng để hướng dẫn thủ tục bay
Quy định về điều kiện khách đi máy bay đã dễ dàng hơn. Ngoài bắt buộc khai báo PC-COVID, các thủ tục còn lại cũng tương tự những năm trước, trẻ em không bắt buộc có giấy xác nhận âm tính
Tại khu vực làm thủ tục của Vietjet, hành khách dồn ứ vì quá đông
Các ghế chờ kín chỗ do hành khách đến sớm, chờ làm thủ tục
Nhiều gia đình có con nhỏ ra sân bay sớm và phải nằm dài giữa nhà ga để chờ làm thủ tục bay
Hành khách nằm, ngồi vật vờ chờ đi máy bay
Bến xe, sân bay tại TP Hồ Chí Minh vắng lặng chiều ngày cuối năm 2021 Dù được nghỉ 3 ngày nhưng do dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, đa số người dân TP Hồ Chí Minh đã lựa chọn ở lại thành phố, không về quê hoặc đi du lịch trong dịp Tết Dương lịch 2022. Vì vậy, hầu hết các bến xe, nhà ga đều vắng lặng vào chiều ngày cuối cùng của năm...