Sân bay Sydney ‘chốt’ bán với mức giá 17 tỷ USD
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, liên danh các nhà đầu tư, do công ty IFM Investors đứng đầu, đã đạt được thỏa thuận mua lại sân bay Sydney, bang New South Wales, Australia, trị 23,6 tỷ AUD (17 tỷ USD).
Quang cảnh tại sân bay Sydney, bang New South Wales (Australia). Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Thông báo từ sân bay Sydney cho biết, Hội đồng quản trị công ty Southern Cross Airports Corporation Holdings Ltd – đơn vị quản lý của sân bay Sydney, đã đồng ý chào bán sân bay với giá 8,75 AUD/cổ phiếu (6,3 USD/cổ phiếu), ấn định theo mức giá của phiên giao dịch chứng khoán cuối tuần trước. Sau khi đạt được thỏa thuận về mức giá, Southern Cross Airports Corporation Holdings Ltd và các đối tác sẽ bắt đầu triển khai các thủ tục mua bán và chuyển nhượng cổ phần.
Mặc dù, mức giá 8,75 AUD/cổ phiếu được xem là cao gần gấp đôi so với mức giá 4,75 AUD/cổ phiếu tại được giao dịch trên thị trường chứng khoán vào tháng 7/2021, thời điểm liên danh các nhà đầu tư chào mua sân bay Sydney. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng đây vẫn là con số khiêm tốn nếu so với mức giá 9,69 AUD/cổ phiếu, được thiết lập vào cuối năm 2019, trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Nhiều chuyên gia nhận định các nhà đầu tư muốn tận dụng thời điểm hiện tại, khi giá trị vốn hóa sân bay lớn nhất Australia sụt giảm vì dịch COVID-19 và kỳ vọng giá sẽ tăng trở lại sau khi các nước dỡ bỏ giãn cách xã hội.
IFM Investors là công ty quản lý cơ sở hạ tầng thuộc sở hữu của một nhóm quỹ hưu trí phi lợi nhuận tại Australia. Hiện tại IFM đang nắm giữ cổ phần tại 9 sân bay khác của Australia, bao gồm sân bay Melbourne (bang Victoria), Brisbane (bang Queensland), Perth ( bang Tây Australia) và Adelaide (bang Nam Australia). Tập đoàn cũng là nhà quản lý của hơn 133 tỷ USD tài sản hạ tầng trên toàn cầu.
Video đang HOT
Do cơ cấu sở hữu nhiều cơ sở hạ tầng hàng không trọng yếu của Australia, nên việc IFM Investors thâu tóm sân bay Sydney đã vấp phải sự giám sát chặt chẽ từ Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Australia (ACCC). Kể từ tháng 10/2021, ACCC bắt đầu rà soát thương vụ nói trên và yêu cầu giải trình từ hai bên (mua-bán). Ngoài ra, theo quy định hiện hành, thương vụ cũng sẽ phải chờ sự đánh giá và chấp thuận của Liên minh châu Âu và Ủy ban Đánh giá Đầu tư nước ngoài của Australia thông qua.
Liên danh các nhà đầu tư mua sân bay Sydney nhấn mạnh họ đầu tư với tư cách đại diện cho hơn 6 triệu thành viên thuộc quỹ hưu trí Australia và thương vụ mua bán trên sẽ đảm bảo quyền sở hữu đa số cổ phần tại sân bay lớn nhất Australia. Bên cạnh đó, họ cho rằng đây là một lợi ích lâu dài đối với bang New South Wales và ngành vận tải công cộng.
Sân bay Sydney, cửa ngõ chính vào Australia, đã phải vất vả “chống chọi” với dịch bệnh COVID-19 trong hơn 18 tháng qua. Trước dịch COVID-19, khoảng 4 triệu khách đi qua sân bay Sydney mỗi tháng, nhưng đến thời điểm hiện nay con số này đã sụt giảm hơn 90% do hầu hết các chuyến bay đều bị tạm dừng và Chính phủ Australia đã ra lệnh đóng cửa biên giới quốc tế từ tháng 3/2020.
Các chuyên gia nhận định nhà đầu tư mua lại sân bay Sydney hoàn toàn có cơ hội thu hồi vốn sớm. Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), đại diện cho gần 300 hãng hàng không trên toàn thế giới, lượng hành khách toàn cầu sẽ vượt qua mức trước dịch COVID-19 vào năm 2023.
Bang New South Wales bắt đầu đón sinh viên quốc tế từ tháng 12
Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang dần được kiểm soát và tỷ lệ tiêm vaccine tăng nhanh, bang New South Wales của Australia bắt đầu triển khai chương trình thí điểm đưa sinh viên quốc tế quay trở lại học tập.
Dự kiến trong tháng 12, bang này sẽ đón 500 sinh viên quốc tế. Theo thông báo của chính quyền bang New South Wales, kế hoạch thí điểm đưa sinh viên quốc tế quay trở lại bang này học tập đã được chính quyền liên bang Australia ủng hộ. Trong khuôn khổ chương trình này, từ đầu tháng 12 tới, cứ 2 tuần, bang này sẽ đón 250 sinh viên quốc tế đến học.
Để được tham gia vào chương trình này, các sinh viên cần liên lạc với cơ sở đào tạo để xem mình có nằm trong danh sách được tham gia chương trình hay không. Tuy nhiên, điều kiện chung để được tham gia chương trình này là các sinh viên phải là những người đã được cấp thị thực nhập cảnh vào Australia và đang theo học tại một trong các cơ sở đào tạo ở bang New South Wales. Đồng thời, các sinh viên này cũng cần phải tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa Covid-19 được cấp phép sử dụng tại nước này gồm AstraZenenca, Pfizer, Moderna, Johnson và Johnson.
Ảnh minh họa (Ảnh:STEVEN SIEWERT)
Các trường đại học sẽ là đơn vị gửi thông báo tới các sinh viên được lựa chọn tham gia vào chương trình này. Sau khi các trường đã lên được danh sách sinh viên tham chương trình, các hướng dẫn chi tiết sẽ được gửi tới từng sinh viên. Khi được cho phép nhập cảnh vào Australia, sinh viên sẽ phải tự mua vé máy bay và tìm đường bay đến thành phố Sydney.
Trước khi lên máy bay 72 tiếng, sinh viên cần phải hoàn thành Tờ khai nhập cảnh Australia, trong đó các thông tin cụ thể về chuyến bay, các yêu cầu về cách ly, tình trạng sức khỏe và thông tin liên lạc tại Australia. Khi đến đây, cho dù đã tiêm đủ 2 mũi vaccine nhưng các sinh viên sẽ vẫn phải cách ly 2 tuần tại cơ sở cách ly tập trung dành riêng cho các sinh viên quốc tế. Chi phí cách ly sẽ do nhà trường và các công ty tư vấn phối hợp chi trả.
Theo thông tin từ Bộ Nội vụ Australia, khi đến nước này học tập theo chương trình thí điểm, vì Australia vẫn đang đóng cửa biên giới quốc tế nên sinh viên quốc tế cũng không thể rời Australia trong thời gian thị thực có hiệu lực cho dù là nghỉ giữa kỳ, thăm gia đình hay đi du lịch. Nếu vẫn buộc phải rời Australia thì phải xin phép và giấy phép chỉ được cấp rất hạn chế với một số trường hợp đặc biệt.
Chương trình thí điểm đưa sinh viên quốc tế quay trở lại Australia được bắt đầu từ tháng 12 tới song chưa rõ khi nào sẽ kết thúc hoặc khi nào sẽ mở cửa với toàn bộ sinh viên quốc tế. Tuy nhiên, theo chính quyền bang New South Wales, dựa trên sự thành công của chương trình thí điểm, bang New South Wales và các cơ sở giáo dục sẽ tiếp tục thảo luận để mở rộng chương trình này và đưa càng nhiều học sinh quốc tế quay trở lại bang này càng sớm càng tốt.
Bang New South Wales là địa điểm thu hút nhiều sinh viên quốc tế đến theo học nhất Australia với 38% sinh viên quốc tế. Tính đến giữa tháng 9/2021, có đã hơn 57,289 sinh viên quốc tế đang theo học tại các trường đại học tại bang New South Wales không thể đến Australia nên phải học trực tuyến từ nước ngoài.
Ngoài bang New South Wales, bang Nam Australia và nhiều bang khác ở nước này cũng đang xây dựng chương trình thí điểm đưa sinh viên quốc tế quay trở lại học tập. Song đến giờ, mới chỉ có chương trình của bang New South Wales được chính phủ liên bang chấp thuận.
Ngoài chương trình này, các sinh viên quốc tế cũng có thể xin được giấy phép quay trở lại Australia học tập nếu đang là sinh viên ngành y khoa, nha sỹ, y tá và các ngành liên quan đến sức khỏe hoặc là PhD. Tính từ tháng 8/2020 đến 2/2021 đã có hơn 1000 sinh viên quốc tế thuộc hai đối tượng này đã được nhập cảnh vào Australia.
Giáo dục quốc tế là một ngành kinh tế quan trọng của Australia với đóng góp tới 40 tỷ AUD mỗi năm. Tại bang New South Wales, ngành này trực tiếp tạo ra 95 nghìn việc làm trong lĩnh vực giáo dục, lưu trú, du lịch và các ngành dịch vụ khác. Theo ước tính của bang New South Wales, do nhiều sinh viên quốc tế không thể đến học tập làm cho bang này thiệt hại tới 5 tỷ AUD trong năm 2021 và con số này có thể lên tới 11 tỷ AUD vào cuối năm 2022. Chính vì vậy, việc mở cửa biên giới, đón sinh viên quốc tế không chỉ xuất phát từ nhu cầu của các sinh viên mà còn mục tiêu mà các cơ sở đào tạo và chính quyền bang và liên bang đang thúc đẩy.
Theo lộ trình đưa cuộc sống trở về trạng thái "bình thường mới", sống chung với Covid-19 được Australia công bố vào tháng trước, nước này sẽ dần mở cửa biên giới quốc tế khi 70% người dân từ 16 tuổi trở lên tiêm đủ 2 mũi vaccine. Theo dự tính, Australia có thể đạt được mục tiêu vào dịp Giáng sinh năm nay./.
COVID-19 tới 6 giờ 21/9: Số ca mắc mới giảm mạnh trên toàn cầu; Mỹ nới lỏng hạn chế đi lại với EU và Anh Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 360.996 trường hợp mắc COVID-19 và 5.156 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 229,6 triệu ca, trong đó trên 4,7 triệu người không qua khỏi. Du khách tham quan Khải Hoàn Môn "mặc áo mới". Ảnh: Nguyễn Thu Hà-PV TTXVN tại Pháp Theo số liệu thống kê của...