Sân bay ‘nhàn hạ’ nhất Trung Quốc: Mỗi ngày chỉ bay đúng 1 chuyến, nằm ở miền cực Đông đón bình minh sớm nhất đất nước tỷ dân
Sân bay Đông Cực phá vỡ kỷ lục mới trong ngành hàng không của đất nước tỷ dân.
Thế giới ngày càng hiện đại, chất lượng cuộc sống được nâng cao, con người càng biết hưởng thụ hơn. Du lịch phát triển mạnh, những chuyến bay giúp chúng ta đến những nơi xa xăm trên thế giới. Mỗi ngày, sân bay tiếp đón đông đảo hành khách, hàng loạt chuyến bay nội địa lẫn quốc tế hoạt động nhộn nhịp.
Nhắc đến sân bay, nhiều người không khỏi ngao ngán vì cảnh tượng đông đúc, mỏi mệt. Thế nhưng Trung Quốc có một sân bay vô cùng “rảnh rỗi”, mỗi ngày chỉ hoạt động 1 chuyến, được du khách gọi với cái tên “sân bay nhàn hạ và cô đơn nhất”. Đó là sân bay Đông Cực, tọa lạc ở thành phố Phủ Viễn (Hắc Long Giang, Trung Quốc).
Sân bay “nhàn hạ” nhất Trung Quốc
Sân bay Đông Cực chính thức mở chuyến bay đầu tiên vào ngày 26/5/2014, và cũng là sân bay đầu tiên của Phủ Viễn.
Sân bay mệnh danh “nhàn hạ và cô đơn” này nằm ở cực Đông của Trung Quốc. Tên gọi hiện tại cũng xuất phát từ lý do này.
Đồng thời, sân bay Đông Cực phá vỡ kỷ lục mới trong ngành hàng không của đất nước tỷ dân. Đó là chỉ có đúng 2 tuyến bay:
1. Phủ Viễn – Cáp Nhĩ Tân – Thượng Hải, mỗi tuần có 4 chuyến: thứ hai, thứ tư, thứ năm và chủ nhật.
2. Phủ Viễn – Cáp Nhĩ Tân – Bắc Kinh, mỗi tuần có 3 chuyến: thứ ba, thứ năm, thứ bảy.
Điều đặc biệt là chỉ có một chiếc máy bay thực hiện 2 tuyến hoạt động này. Vậy nên, du khách nhận xét sân bay Đông Cực “nhàn hạ” nhất Trung Quốc cũng không ngoa một chút nào!
Sân bay Đông Cực mặc dù chỉ có 4 sân đỗ, nhưng mỗi ngày chỉ có một máy bay và hoạt động một chuyến bay duy nhất.
Do vậy, công việc của nhân viên mặt đất cũng đơn giản hơn rất nhiều. Máy bay đáp cánh, hành khách xuống, quét dọn; hành khách lên, máy bay lập tức cất cánh. Khi chuyến bay này kết thúc thì ngày làm việc của đa số nhân viên cũng gần như kết thúc.
Nhìn chung, khối lượng công việc của nhân viên tại sân bay không quá lớn, thậm chí còn có thể dùng từ rảnh rỗi đến mức “ngáp phải ruồi” nếu Hắc Long Giang không phải trong mùa du lịch cao điểm.
Song, bạn đừng nghĩ rằng sân bay Đông Cực đón ít khách thì chắc chắn điều kiện vật chất của nơi đây sơ sài. Bên trong sân bay “nhàn hạ” này có hẳn phòng ở tạm cho mẹ và bé, phòng khách VIP, nhà vệ sinh, quầy lễ tân… Vì rất ít hành khách nên quy trình check-in cũng diễn ra trơn tru và tiết kiệm thời gian hơn.
Bắt chuyến bay “nhàn hạ” để ngắm bình minh nơi miền cực Đông
Video đang HOT
Nằm ở vị trí cực Đông của Trung Quốc, thành phố Phủ Viễn nghiễm nhiên có sức hút khá mạnh mẽ đối với những người thích khám phá. Nhưng vì chuyến bay đến đây quá ít nên du khách theo đó cũng hiếm hoi đến đáng thương.
Có lẽ bạn thắc mắc vì sao chính quyền không mở thêm tuyến bay để đẩy mạnh du lịch đúng không?
Thật ra, nguyên nhân của việc sân bay Đông Cực “nhàn hạ” với một chuyến bay như vậy là vì Phủ Viễn vẫn chưa được khai thác du lịch mạnh mẽ, cảnh đẹp còn khá thô sơ, giao thông không mấy thuận lợi. Do đó, giá vé máy bay đến đây rất rẻ.
Song, cảnh đẹp ở thành phố Phủ Viễn không phải tầm thường. Có thể nói, nơi đây là thành phố đón mặt trời đầu tiên của Trung Quốc. Vào mùa hạ, Phủ Viễn đón tia nắng bình minh vào lúc 2 giờ sáng. Đứng bên sông, tận hưởng gió mát trong lành, ngắm mặt trời ló dạng, nhiêu đây cũng là trải nghiệm cực kỳ lý thú dành cho du khách.
Trấn Ô Tô chính là khu du lịch trọng điểm của thành phố Phủ Viễn, thu hút đông đảo khách trong và ngoài nước đến ngắm mặt trời mọc hoặc cảnh tuyết trắng xóa vào mùa lạnh, leo núi Y Lực Ca thưởng ngoạn.
Cảnh bình minh ló dạng bên sông được nhìn ngắm từ núi Y Lực Ca chính là “đặc sản” của trấn Ô Tô. Khoảnh khắc này, cả khung trời và mọi vật nhuốm màu vàng đậm, có thêm sắc đỏ lung linh, khiến du khách ấn tượng khó phai.
10 sân bay bận rộn nhất thế giới phục vụ gần 1 tỷ lượt khách
Trong hơn 2 năm bùng phát đại dịch, lưu lượng hành khách lên máy bay theo lịch trình chỉ vào khoảng hơn 2,2 tỷ lượt giảm hơn 50% so với 2019.
Hiện nay, hàng không là phương tiện vận chuyển an toàn, nhanh và hiệu quả nhất. Theo báo cáo của hãng nghiên cứu Statista, hãng hàng không và sân bay ngày càng trở nên bận rộn hơn, với số lượng chuyến bay trên toàn cầu đạt 38,9 triệu vào năm 2019 từ 25,9 triệu vào năm 2009.
Số lượng hành khách theo lịch trình do ngành hàng không toàn cầu xử lý đã tăng lên trong suốt một thập kỷ qua. Năm 2019, khu vực Châu Á Thái Bình Dương có tỷ trọng lưu lượng hành khách hàng không cao nhất, chiếm 1/3 tổng lượng hành khách toàn cầu. Khu vực này cũng bao gồm loạt các tuyến đường hàng không nhộn nhịp nhất .
Dưới đây là 10 sân bay bận rộn nhất thế giới khi được xếp hạng theo lưu lượng hành khách (số lượng người sử dụng sân bay trong một thời kỳ nhất định)
1. Sân Bay Quốc Tế Hartsfield - Jackson Atlanta, Hoa Kỳ
Nhìn từ trên không của Sân bay Quốc tế Hartsfield Jackson của Atlanta
Sân bay Atlanta (ATL) là sân bay bận rộn nhất thế giới hàng năm trong suốt một thập kỷ, nơi đây đã phục vụ hơn 110 triệu hành khách vào năm 2019. ATL chiếm diện tích 19,2 km vuông và có 5 đường băng.
Đây cũng chính là "sân nhà" của hãng hàng không Delta Airlines với hơn 1.000 chuyến bay hàng ngày đến 225 điểm đến. Ngoài ra, ATL có các dịch vụ quốc tế trên tất cả các châu lục. Sân bay này cũng là cửa ngõ quốc tế đến Mỹ, đứng thứ 7 về lưu lượng hành khách quốc tế.
2. Sân Bay Quốc Tế Bắc Kinh, Trung Quốc
Hành khách kiểm soát hộ chiếu của sảnh đến Sân bay Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.
Sân bay Quốc tế Bắc Kinh nằm cách thủ đô Trung Quốc 32 km. Đây là sân bay bận rộn nhất châu Á về lưu lượng hành khách và là sân bay bận rộn thứ 2 thế giới kể từ năm 2010. Năm 2012, nó đã đăng ký hơn 557.000 lượt máy bay, cao thứ 6 thế giới. Năm 2019, sân bay này phục vụ khoảng 100 triệu lượt hành khách.
3. Sân Bay Quốc Tế Los Angeles, Hoa Kỳ
Hoàng hôn tại sân bay quốc tế Los Angeles.
Sân bay này chủ yếu phục vụ Los Angeles và khu vực xung quanh. Los Angeles là thành phố đông dân thứ hai của Hoa Kỳ và thứ ba ở Bắc Mỹ, với hơn 4 triệu người.
Năm 2019, LAX đã phục vụ 88,1 triệu lượt hành khách. Đây là một điểm nhập cảnh chính vào Hoa Kỳ và là điểm kết nối với nhiều điểm đến khác nhau trên toàn cầu. Sân bay này rộng 14 km vuông và có 4 đường băng.
4. Sân Bay Quốc Tế Dubai, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất
Bên trong sân bay quốc tế Dubai.
DXB chủ yếu phục vụ Dubai tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Đây là sân bay bận rộn thứ 4 trên thế giới về lưu lượng hành khách và đứng đầu về lưu lượng hành khách quốc tế.
Năm 2019, sân bay này đã đón 86,4 triệu lượt khách. DXB nằm ở Quận Al Garhoud, cách Dubai khoảng 4,5 km về phía đông và chiếm 29 km vuông.
Đây là trung tâm của Emirates Airline, trung tâm hàng không lớn nhất của Trung Đông. Trong năm 2018, khoảng 68% hành khách đã sử dụng sân bay này để trung chuyển tới các điểm đến khác.
5. Sân Bay Tokyo Haneda, Nhật Bản
Tất cả các máy bay của Nippon Airlines đều đậu tại sân bay Haneda của Tokyo.
Sân bay Haneda là một trong hai sân bay quốc tế chính phục vụ Khu vực Đại Tokyo. Đây là sân nhà của All Nippon Airways và Japan Airlines, cũng như các hãng hàng không quốc tế khác. HDN nằm cách ga Tokyo khoảng 15 km, ở Ota.
Vào năm 2019, nó đã phục vụ hơn 85,5 triệu lượt hành khách, trở thành sân bay bận rộn thứ 5 trên thế giới về lưu lượng hành khách. Sân bay xử lý hầu hết các chuyến bay nội địa đến và rời khỏi Tokyo, nơi đây còn cung cấp dịch vụ bay thẳng đến 17 quốc gia.
6. Sân Bay Quốc Tế OHare, Hoa Kỳ
Bên trong sân bay quốc tế OHare.
OHara nằm cách Trung tâm thành phố Chicago 23 km về phía Tây và có diện tích 30,87 km vuông. Đây là sân bay bận rộn thứ 3 của Hoa Kỳ, phục vụ 84,4 triệu hành khách vào năm 2019.
Tính đến năm 2018, sân bay đã có 228 chuyến bay thẳng đến tất cả các châu lục, bao gồm cả Châu Đại Dương.
Trong năm 2019, sân bay này đã phục vụ 919.704 máy bay, trung bình 2.520 chuyến mỗi ngày. OHare là trung tâm chính của American Airlines và United Airlines.
7. Sân Bay Heathrow, Vương Quốc Anh
Nhà ga số 5 ở Sân bay London Heathrow.
Sân bay Heathrow là sân bay bận rộn nhất Châu Âu tính theo lưu lượng hành khách. Đây là sân bay bận rộn thứ 2 thế giới về lưu lượng hành khách quốc tế.
Năm 2019, sân bay Heathrow đã phục vụ khoảng 80 triệu lượt khách và ghi nhận hơn 475.000 lượt máy bay di chuyển.
8. Sân Bay Quốc Tế Phố Đông Thượng Hải, Trung Quốc
Hành khách xếp hàng dài trước quầy làm thủ tục tại sân bay quốc tế Phố Đông Thượng Hải.
Shanghai Pudong International Airport là sân bay lớn thứ 8 trên thế giới tính theo cả diện tích mặt đất và lưu lượng hành khách. Nơi đây đã phục vụ 76,1 triệu hành khách vào năm 2019 và là trung tâm hàng không lớn của Đông Á, phục vụ chủ yếu các chuyến bay quốc tế trong khu vực. Sân bay Phố Đông đóng vai trò là trung tâm chính của Shanghai Airlines và China Eastern Airlines, cũng như trung tâm thứ cấp của China Southern Airlines. Nơi đây cũng chính là cửa ngõ quốc tế của Trung Quốc.
9. Sân Bay Charles De Gaulle, Pháp
Hành khách chờ đợi tại sân bay Charles de Gaulle.
Sân bay Charles de Gaulle hay còn tên gọi sân bay Roissy (hoặc đơn giản là Roissy trong tiếng Pháp), là sân bay quốc tế lớn nhất nước Pháp, đồng thời là một trong những trung tâm hàng không chính của thế giới.
Đây là sân nhà của Air France và là điểm đến của các liên minh hãng hàng không lớn như Sky Team hay Star Alliance.
Năm 2019, sân bay này đã phục vụ khoảng 76 triệu lượt khách và lượt cất cánh của 498.175 máy bay. Lưu lượng truy cập cao của sân bay chủ yếu là do có nhiều chuyến bay trực tiếp đến từ hầu hết mọi quốc gia trên thế giới.
10. Sân Bay Quốc Tế Dallas / Fort Worth, Hoa Kỳ
American Airlines ở Sân bay Quốc tế Dallas / Fort Worth.
Sân bay DFW là sân bay lớn thứ 4 thế giới theo diện tích, bận rộn thứ 3 về lượng máy bay di chuyển và thứ 10 về lưu lượng hành khách.
Vào năm 2019, nơi đây đã phục vụ 75 triệu lượt hành khách, thiết lập một kỷ lục mới trong lịch sử của sân bay này.
Đây là trung tâm chính của American Airlines, trung tâm hàng không lớn thứ hai thế giới sau trung tâm Delta.
Sân bay DFW là một trong những cửa ngõ quốc tế lớn nhất đến Hoa Kỳ, phục vụ 260 điểm đến, trong đó có 193 điểm đến trong nước và 67 điểm đến quốc tế.
Sắc màu cuộc sống ở Triều Tiên Ted Lau, nhiếp ảnh gia gốc Hong Kong (Trung Quốc) ghi lại những cảm nhận cá nhân về cuộc sống ở Triều Tiên qua cuốn sách ảnh. Lau cho biết mình thực hiện bộ ảnh để thỏa mãn trí tò mò về Triều Tiên. "Khi hạ cánh xuống sân bay, mọi thứ thật mới mẻ, gần như siêu thực. Sau vài ngày, những...