Samsung Việt Nam có thể sụt giảm xuất khẩu gần 6 tỷ USD do ảnh hưởng của Covid – 19
Bộ Công Thương cho biết doanh thu và sản lượng toàn cầu của Samsung dự báo sẽ giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Riêng các nhà máy tại Việt Nam có thể giảm gần 6 tỷ USD.
Thông tin trên VnExpress, báo cáo đánh giá tác động Covid-19 tới các ngành công nghiệp vừa được Bộ Công Thương gửi Thủ tướng cho thấy, ngành điện tử bị ảnh hưởng lớn do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giảm tại Mỹ, EU. Hiện 2 thị trường này lần lượt chiếm tỷ trọng 17% và 24% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại, linh kiện; còn ở nhóm hàng máy tính, sản phẩm điện tử lần lượt là 17% và 14%.
Một nhà máy samsung ở Việt Nam. (Ảnh: SEV).
Đây cũng là 2 thị trường xuất khẩu chủ lực của Samsung Electronics Việt Nam, chiếm tới 50% giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp này, trong đó Mỹ khoảng trên 20%, còn EU là 30%.
Video đang HOT
Thị trường xuất khẩu chủ lực giảm sút khiến doanh thu, sản lượng toàn cầu của Samsung dự báo giảm theo. Riêng với Samsung Việt Nam, Bộ Công Thương cho biết doanh nghiệp này dự kiến giảm mục tiêu xuất khẩu xuống còn 45,5 tỷ USD, giảm gần 6 tỷ USD so với năm 2019.
Hãng nghiên cứu thị trường Strategy Analytics Inc. đánh giá, doanh số smartphone toàn cầu năm nay có thể giảm 10% do tác động của Covid-19 lan rộng sang Mỹ và EU. Việc sụt giảm nhu cầu sử dụng sản phẩm điện tử trên thế giới sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường cũng như ngành sản xuất điện tử tại Việt Nam.
Cũng theo Bộ Công Thương, ngành sản xuất điện tử trong quý I chịu tác động lớn khi thiếu hụt nguồn cung linh phụ kiện đầu vào nhập khẩu do dịch bệnh bùng phát. Gần đây, nguồn linh phụ kiện nhập khẩu từ Trung Quốc đã phục hồi một phần, nhưng quá trình nhập còn khó khăn do vận chuyển đường bộ từ nước này mất nhiều thời gian thông quan do kiểm dịch phòng Covid-19.
Các doanh nghiệp đang tìm cách đa dạng hóa phương thức vận chuyển linh phụ kiện nhập khẩu thay cho đường bộ, song việc này cũng khiến họ gia tăng chi phí, khó đảm bảo lượng hàng cũng như tiến độ phục vụ công suất sản xuất.
Tri thức trực tuyến đưa thông tin, chế biến, chế tạo là ngành chịu tác động nhiều nhất bởi dịch Covid-19 trong quý I với tốc độ tăng chỉ đạt 7,2%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 10,9% của cùng kỳ năm trước và 15,7% của cùng kỳ năm 2018.
Giai đoạn đầu của quý I, ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học phải chịu tác động lớn bởi vấn đề thiếu hụt nguồn cung linh phụ kiện đầu vào do ảnh hưởng bởi dịch bệnh từ các quốc gia đang bùng phát dịch.
Các biện pháp kiểm soát biên giới để phòng ngừa dịch bệnh gây ảnh hưởng đến nguồn sản phẩm đầu vào phục vụ sản xuất cũng như thị trường tiêu thụ cho ngành điện tử Việt Nam.
Gần đây, nguồn cung linh phụ kiện nhập khẩu cho ngành điện tử đã được phục hồi một phần do các doanh nghiệp cung ứng tại Trung Quốc, Hàn Quốc đã quay trở lại hoạt động sau đỉnh dịch. Tuy nhiên, việc nhập khẩu vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Hiện dịch bùng phát tại châu Âu và Mỹ lại gây khó khăn về thị trường tiêu thụ.
XT
Tình trạng thiếu hụt CPU Intel trầm trọng đến mức khiến Dell phải cân nhắc chuyển sang AMD
Việc Intel gặp phải vấn nạn khan hiếm CPU đã được đưa tin rất nhiều lần, phía Intel cũng đã ghi nhận và có những biện pháp khắc phục khác nhau, điển hình là việc tiến hành hợp tác với Samsung để sản xuất chip 14nm, giúp giảm tải cho xưởng sản xuất chip của Intel.
Tuy nhiên, những giải pháp này vẫn không thấm vào đâu, bằng chứng là Dell đã có thông báo rằng dự báo doanh thu của họ đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng khan hiếm CPU Intel vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Và sự việc đến nước này, Dell đành phải quay mặt với Intel để chuyển sang AMD.
Việc công ty này cân nhắc sử dụng CPU AMD cũng là một điều dễ hiểu, bởi vì các hãng khác cũng đang làm điều tương tự như vậy, và Giám đốc Tài chính (CFO - Chief Financial Officer) của Dell cũng dự đoán rằng tình trạng khan hiếm CPU Intel phải đến nửa cuối 2020 mới khắc phục được.
Việc Dell có hợp tác với AMD hay không vẫn là một câu hỏi đang được bỏ ngỏ, bởi vì nó còn tùy thuộc vào AMD có chứng minh được rằng họ là một đối tác đáng tin cậy hay không khi xét về khía cạnh kinh doanh. Mặt khác, Dell cũng có thể đang "tung hỏa mù", dùng tin này để tạo sức ép lên Intel để họ cố gắng tìm cách khắc phục tình trạng thiếu CPU hiệu quả hơn.
Theo news gearvn
Samsung đang tiến gần hơn bao giờ hết tới công nghệ TV QD-OLED, hứa hẹn sẽ là đối trọng đáng gờm với TV OLED của LG Công nghệ chấm lượng tử QD-OLED với tuổi thọ lên tới hàng triệu giờ sẽ là chìa khóa quan trọng nâng tầm QLED của Samsung và tạo đối trọng đối với công nghệ OLED của LG. Mặc dù Samsung đang thống trị trên thị trường màn hình OLED cho các sản phẩm di động như smartphone nhưng hãng có lẽ vẫn đi sau...