Samsung và LG vẫn giữ ‘ngôi vương’ trên thị trường màn hình toàn cầu
Số liệu công bố ngày 17/3 cho thấy các công ty Hàn Quốc vẫn dẫn đầu trên thị trường màn hình toàn cầu 2018 mặc dù doanh số bán có giảm nhẹ so với năm 2017, khi các công ty này nhắm tới các sản phẩm cao cấp trong khi các đối thủ Trung Quốc tập trung vào các sản phẩm giá rẻ.
Một mẫu màn hình OLED của LG. Yonhap/TTXVN
Theo số liệu do công ty phân tích thị trường IHS Markit công bố, Samsung Display đã đạt doanh thu 26,1 tỷ USD trên thị trường màn hình cỡ vừa và lớn trong năm 2018, chiếm 23,7% thị phần và qua đó dẫn đầu thị trường mặc dù thị phần có giảm nhẹ từ mức 24,2% trong năm 2017. Trong khi đó, LG Display theo sau với thị phần 19,6% vào năm ngoái cùng doanh thu là 21,5 tỷ USD.
Tập đoàn công nghệ BOE có trụ sở tại Trung Quốc đứng ở vị trí thứ ba với thị phần 10,4%, tăng so với mức 9,4% năm 2017. Tiếp sau là công ty AU Optronics của Đài Loan (Trung Quốc) với thị phần 10,1%.
Các công ty lớn khác như tập đoàn Innolux của Đài Loan (Trung Quốc) và tập đoàn Sharp của Nhật Bản lần lượt chiếm thị phần tương ứng là 9,1% và 5,4% trong năm ngoái.
Video đang HOT
Một chuyên gia theo dõi ngành này cho biết: “Mặc dù các công ty Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng đầu tư, song danh mục đầu tư của các công ty này chủ yếu tập trung vào các sản phẩm giá rẻ. Do đó, việc tăng đơn hàng không dẫn đến bước nhảy vọt về doanh thu. Chiến lược của các công ty Hàn Quốc nhằm tăng cường sự hiện diện của họ thông qua các sản phẩm cao cấp, mặt khác, lại đang có hiệu quả”.
Theo TTXVN
Những điều cần biết về 5G
2019 là năm mà các mạng di động trên toàn thế giới tung ra công nghệ 5G. Với ưu thế vượt trội về tốc độ truyền dữ liệu, 5G sẽ thúc đẩy mạnh mẽ việc ứng dụng công nghệ trong nhiều lĩnh vực, từ phương tiện tự lái đến chơi game.
5G là thế hệ thứ năm của công nghệ mạng không dây. Nguồn: internet
Huawei Technologies và Oppo của Trung Quốc, Samsung Electronics của Hàn Quốc và Sony của Nhật Bản đều đang phát triển các thiết bị 5G. Rất nhiều thương hiệu, sản phẩm có mặt tại Mobile World Congress đang diễn ra tại Barcelona (Tây Ban Nha). 5G cũng là chủ đề chính của sự kiện thường niên này năm nay (từ 25-28/2).
5G là gì?
5G là thế hệ thứ năm của công nghệ mạng không dây. Với tốc độ nhanh hơn 100 lần so với các mạng hiện tại, 5G sẽ cho phép truyền khối lượng dữ liệu lớn hơn với thời gian nhanh hơn. Nó cũng hỗ trợ sự kết nối nhiều thiết bị hơn - có thể lên tới 1 triệu thiết bị trên mỗi km vuông.
Dẫn đầu trong cuộc chơi mới này, Hoa Kỳ đã bắt đầu tung ra dịch vụ 5G ở một số thành phố từ năm ngoái, và sẽ nhanh chóng mở rộng trong năm nay. Úc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan và một số nơi khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng đang chuẩn bị cung cấp dịch vụ 5G thương mại.
Với việc kết nối nhiều thiết bị hơn, 5G sẽ đưa khái niệm "internet của vạn vật" đến gần hơn với thực tế. Trong khi 4G được biết đến chủ yếu để phục vụ điện thoại thông minh, 5G "có thể được sử dụng trong các tình huống rộng hơn", Kaoru Miyamoto - Giám đốc Dịch vụ của nhà mạng không dây Nhật Bản NTT Docomo cho biết.
CNBC dẫn Báo cáo của nhà cung cấp dịch vụ thông tin toàn cầu có trụ sở tại London (Anh Quốc) IHS Markit dự đoán rằng 5G sẽ góp phần tạo ra 12,3 nghìn tỷ đô la cho kinh tế toàn cầu vào năm 2035, thúc đẩy các lĩnh vực mới như thành phố thông minh và nông nghiệp thông minh. Lái xe tự động, đòi hỏi ô tô phải thu thập và xử lý lượng dữ liệu khổng lồ trong vài giây, là biểu tượng rõ ràng nhất về tiềm năng của công nghệ 5G.
"Một khi người tiêu dùng có thể livestream video ở khu vực đông người mà không gặp chút rắc rối nào về tốc độ hoặc sự kết nối, họ sẽ cảm nhận được sự khác biệt của 5G", Takuya Kamei - nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện nghiên cứu Nomura (Nhật Bản) cho biết.
Hệ sinh thái 5G sẽ bao gồm các nhà sản xuất hạ tầng mạng, điện thoại thông minh và các thiết bị tiêu dùng khác.
Về cơ sở hạ tầng, theo CNBC, Ericsson của Thụy Điển đã kiểm soát 29,5% thị phần thiết bị mạng toàn cầu trong quý III năm ngoái, theo IHS Markit. Đối thủ Trung Quốc Huawei Technologies đứng thứ hai với 24,3%; tiếp theo là Nokia, ZTE của Trung Quốc và Samsung.
Những "chiến binh" 4G hàng đầu có lợi thế khi tham gia vào các thử nghiệm cho 5G. Nhưng đã có những cái tên mới xuất hiện. Một ví dụ: nhà mạng Nhật Bản Rakuten đã quyết định chọn dịch vụ của công ty khởi nghiệp Altiostar của Mỹ để giảm chi phí.
Lợi ích đã thấy rõ, xu hướng là vậy, tuy nhiên ở góc độ kinh doanh, các nhà cung cấp dịch vụ 5G vẫn đứng trước thách thức không nhỏ. Đó là vấn đề chi phí. "Thiết bị 5G - cả cơ sở hạ tầng và thiết bị người dùng cuối - sẽ cần giảm giá cho đến khi phù hợp với thị trường đại chúng", theo Dan Hays - Hiệu trưởng tại PwC US.
Các chuyên gia dự đoán rằng năm 2021 sẽ là "giai đoạn cuối cùng để chuẩn hóa" cơ sở hạ tầng và thiết bị 5G, và chi phí cũng sẽ được cắt giảm sau đó.
Theo doanhnhansaigon
Doanh nghiệp châu Âu 'tiến thoái lưỡng nan' với mạng 5G của Huawei Trong bối cảnh 'người khổng lồ' viễn thông Trung Quốc Huawei đang vướng vào những cáo buộc và bê bối, các công ty viễn thông châu Âu lại đối mặt với một câu hỏi hóc búa. Họ có nên dẫn trước các đối thủ cạnh tranh và nhanh chóng triển khai mạng di động 5G bằng các thiết bị mua của nhà cung...