Samsung ủng hộ Apple trong cuộc chiến quyền riêng tư
Là đối thủ cạnh tranh trên thị trường di động, tuy nhiên, hãng điện tử Hàn Quốc có cùng quan điểm trong việc bảo vệ dữ liệu khách hàng với công ty công nghệ Mỹ.
Theo PhoneArena, Apple đang đứng trước yêu cầu từ Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) trong vụ mở khóa iPhone và yêu cầu đặt cổng hậu cho iOS. Có gần 30 hãng công nghệ tại Thung lũng Silicon đã lên tiếng về “phe” Apple. Trong khi đó, đối thủ Samsung cũng thể hiện quan điểm ủng hộ công ty công nghệ Mỹ.
Samsung thể hiện quan điểm đứng về phía Apple nhưng chưa gửi thư lên tòa án Mỹ. Ảnh minh họa.
Tập đoàn điện tử Hàn Quốc cho biết, trong một số trường hợp Apple có thể cung cấp thông tin hỗ trợ thực thi pháp luật. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc đặt cổng hậu, bởi nó có thể “phá vỡ lòng tin của người dùng”. Samsung nói rằng điện thoại của họ được mã hóa nhằm bảo vệ dữ liệu khách hàng và không có cổng hậu. Tuy nhiên, hãng sẵn sàng hỗ trợ cơ quan chức năng trong phạm vi cho phép.
Video đang HOT
Ý kiến này tương tự phát biểu của Tim Cook khi ông lo ngại: “Nếu phần mềm dùng để mở khóa iPhone rơi vào tay những kẻ xấu, dữ liệu và những thông tin cá nhân của người dùng iPhone trên toàn thế giới có thể bị đánh cắp”.
Mối quan hệ giữa Samsung và Apple luôn gây nhiều chú ý trong giới công nghệ. Mặc dù dòng Galaxy cạnh tranh trực tiếp với iPhone, cuộc chiến bản quyền giữa các hãng kéo dài nhiều năm qua, song hai công ty khó có thể tách rời. Samsung là đối tác quan trọng của Apple trong việc sản xuất chip, bộ nhớ hay màn hình…
Đình Nam
Theo VNE
Gần 30 hãng công nghệ về 'phe' Apple trong cuộc chiến mã hóa
Google, Facebook, Microsoft, AT&T và hơn 20 công ty công nghệ khác đã chính thức gửi hồ sơ pháp lý lên tòa án bày tỏ sự ủng hộ đối với Apple trong vụ mở khóa iPhone.
Theo Huffington Post, đây là động thái hiếm có từ các đối thủ của Apple, thể hiện rõ quan điểm của Thung lũng Silicon trước nỗ lực xây dựng cổng hậu của chính phủ Mỹ. Trong số những công ty này có rất nhiều cái tên quen thuộc như Google, Facebook, Microsoft, AT&T, Intel, eBay, Twitter, Mozilla, Dropbox, Snapchat, LinkedIn...
Các đối thủ của Apple đang về phe hãng này trong cuộc chiến mã hóa. Ảnh:IndianExpress.
Chỉ vài ngày sau cuộc xả súng khiến 14 người thiệt mạng ở California (Mỹ) đầu tháng 12/2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu: "Tôi kêu gọi các lãnh đạo công nghệ và các nhà thực thi pháp luật cần khiến cho những kẻ khủng bố gặp khó khăn hơn khi sử dụng công nghệ để liên lạc ẩn danh".
Theo CNN, thông điệp của Obama không nói cụ thể, nhưng có thể ông nhắc tới công nghệ mã hóa. Nhiều năm qua, chính quyền Obama đã liên tục thuyết phục các hãng công nghệ lớn cài "cổng hậu" (backdoor) vào sản phẩm của họ, tức là các hãng sẽ nắm một bộ khóa mã riêng phòng khi các nhà thực thi luật pháp cần đến để truy cập điện thoại và máy tính của người sử dụng.
Đến tháng 1/2016, cuộc tranh cãi xung quanh việc giới công nghệ cần làm gì trong cuộc chiến chống khủng bố một lần nữa "nóng" trở lại, tâm điểm là giữa Apple và Cục Điều tra liên bang FBI. Cụ thể, FBI đề nghị Apple giúp họ truy cập chiếc iPhone 5c của tên khủng bố Syed Farook. Tuy nhiên, Apple kiên quyết từ chối, nói rằng họ đã hỗ trợ FBI hết sức có thể, nhưng phần mềm để mở khóa chiếc iPhone đó "đơn giản không tồn tại".
Công nghệ mã hóa ra đời để bảo vệ dữ liệu cá nhân của người dùng được lưu trong thiết bị và khi giao dịch qua Internet, như thông tin thẻ tín dụng, các tài khoản e-mail, các cuộc trò chuyện, hình ảnh và video riêng tư... Nhưng bản thân công nghệ không thể phân biệt người tốt kẻ xấu, nên đây cũng là công cụ hỗ trợ đắc lực cho khủng bố.
Tuy vậy, ngành công nghệ luôn phản đối việc tạo "cổng hậu" như yêu cầu của chính phủ Mỹ với lý do họ cần tôn trọng và bảo vệ sự riêng tư của người dùng. Chưa kể, nguy cơ chính phủ các nước khác và hacker tìm ra cách khống chế cổng hậu đó là hoàn toàn có thể xảy ra.
Châu An
Theo VNE
Giám đốc FBI thừa nhận chiến thắng Apple sẽ tạo ra tiền lệ Trong phiên điều trần Quốc hội Mỹ, James Comey, Giám đốc FBI, thừa nhận nếu chính phủ thành công trong việc buộc Apple mở khóa iPhone sẽ mở ra tiền lệ cho các trường hợp về sau. Ngày 1/3, Apple và FBI điều trần trước Quốc hội Mỹ với chủ đề "Sự căng thẳng của mã hóa: Cân bằng giữa an ninh và...