Samsung trả 650 triệu USD cho Ericsson giải quyết tranh chấp sáng chế
Hãng Ericsson của Thụy Điển vừa thông báo họ đã đạt được thỏa thuận với Samsung để giải quyết vụ tranh chấp vi phạm bản quyền sáng chế từ năm 2012.
Theo đó, Samsung đồng ý trả cho Ericsson số tiền lên đến 650 triệu USD, tuy nhiên chi tiết của thỏa thuận vẫn chưa được hai bên công bố.
Sự việc bắt đầu từ năm 2012 khi Ericsson khởi kiện Samsung vi phạm bản quyền sáng chế của họ về công nghệ giúp truyền tiếng nói rõ ràng hơn, chức năng màn hình cảm ứng và nâng cao hiệu quả mạng.
Video đang HOT
Được biết, trước đó vào năm 2001, Samsung đã kí thỏa thuận với Ericsson để sử dụng các bằng sáng chế về thiết bị cầm tay và mạng của họ. Hợp đồng này có hiệu lực đến năm 2007 và được hai bên gia hạn đến năm 2011. Tuy nhiên đến năm 2012, mặc dù đã hết hợp đồng nhưng Samsung vẫn tiếp tục sử dụng bằng sáng chế của Ericsson vào các sản phẩm di động của mình. Đó là lí do vì sao Ericsson kiện Samsung và yêu cầu số tiền bản quyền cao như thế.
Trước đó, Samsung cũng đã kí thỏa thuận cấp phép chéo, trao đổi bằng sáng chế lâu dài với Google, và hiện tại họ cũng đang làm một việc tương tự với Apple. Động thái trên cho thấy Samsung đang cố gắng giải quyết dứt điểm các tranh chấp bản quyền với các công ty khác trong thời gian qua để tập trung vào việc phát triển các sản phẩm của mình.
Theo GSM Arena
Trung Quốc, châu Âu dẫn đầu đầu tư mạng lưới viễn thông
Với châu Âu và Trung Quốc dẫn đầu, các hãng viễn thông được kỳ vọng chi tiêu nhiều hơn cho thiết bị trong năm 2014, trong bối cảnh nhà mạng cần xây dựng mạng băng rộng di động 4G tốc độ cao.
Theo hãng nghiên cứu thị trường Gartner, doanh số thiết bị mạng toàn cầu tăng 6% lên 85,4 tỷ USD trong năm 2014, tăng từ 3% của năm 2013. Châu Á, ngoại trừ Nhật Bản, có thể tăng trưởng 7%, còn châu Âu và Bắc Mỹ tăng 6%.
Dự báo của Gartner là thông tin tốt cho các hãng sản xuất thiết bị mạng như Ericsson, Nokia và Alcatel - Lucent. Việc China Mobile - hãng viễn thông lớn nhất thế giới - chuẩn bị tung mạng 4G sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp nội như Huawei, ZTE.
Tại châu Âu, Ericsson và Huawei dường như sẽ được hưởng lợi nhiều nhất vì đây là nhà cung ứng chính cho Vodafone. Vodafone dự định chi 7 tỷ bảng cho dự án "Project Spring" kéo dài đến tháng 3-2016 nhằm tăng tốc độ và độ phủ sóng của mạng lưới.
Về phía Mỹ, ngân sách của nhà mạng tại đây không rõ ràng khi những hãng dẫn đầu như Verizon, AT&T đều hoàn thành phần lớn mạng lưới 4G nhưng các tên tuổi nhỏ hơn Sprint đều muốn bắt kịp 4G để cạnh tranh tốt hơn. Ví dụ, Sprint dự kiến chi 8 tỷ USD để nâng cấp mạng lưới. Được tập đoàn Softbank của Nhật hỗ trợ, Sprint đã lựa chọn Alcatel, Nokia và Samsung làm nhà cung cấp, bỏ rơi đối tác lâu năm Ericsson.
Bất chấp triển vọng tăng trưởng khả quan, chỉ có ít giám đốc và nhà đầu tư tin rằng trận chiến giá một thập kỷ nay do các nhà sản xuất Trung Quốc khởi xướng có thể chấm dứt. Lợi nhuận của Ericsson đã giảm xuống dưới 10% kể từ hơn 20% năm 2005, trong khi Alcatel-Lucent chỉ có lợi nhuận năm 2011.
Dù áp lực giá phần nào giảm khi Huawei ngừng "chiến đấu" giành thị phần để tập trung vào lợi nhuận biên, giá thiết bị vẫn tiếp tục giảm.
Theo NDĐT
Khám phá sức mạnh của WiFi thế hệ mới Nếu chịu khó theo dõi các tin tức gần đây, bạn có thể thấy chủ đề Wi-Fi cũng được nhắc tới tương đối nhiều. Vấn đề quan tâm hiện tại là Wi-Fi sẽ được nâng cấp như thế nào trong thời gian tới. Một số nhận định của các lãnh đạo công nghệ hàng đầu thế giới sẽ phần nào giải đáp được...