Samsung tính toán gì với dự án mới 1 tỉ USD?
Với kế hoạch đầu tư dự án sản xuất màn hình có độ phân giải cao của Samsung Display, hai nhà máy hiện có của Tập đoàn Samsung ở Bắc Ninh và Thái Nguyên sẽ như “hổ mọc thêm cánh”.
Samsung đang trên đường trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam.
Kế hoạch “tỉ đô” mới của Samsung
Samsung Display Co.,Ltd là một công ty thuộc sở hữu 100% của Tập đoàn Samsung, mới được tách ra từ Samsung Electronics vào tháng 7/2012. Công ty này chuyên môn hóa trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển và sản xuất các loại màn hình cao cấp có độ phân giải cao với mọi kích thước cho các loại điện thoại di động smartphone, máy tính bảng, ti vi, Note PC…
Đây cũng là một trong số các công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới thuộc Tập đoàn Samsung, là công ty lớn thứ hai của tập đoàn này. Theo số liệu của Samsung, Samsung Display hiện nay chiếm khoảng 25% thị phần toàn cầu, có hơn 44 nghìn nhân viên và doanh thu hơn 30 tỉ USD.
Video đang HOT
Trong lời chào mừng đăng trên website của Samsung Display Co., Ltd, ông Dong Gun Park, CEO của Samsung Display đã bày tỏ rằng: Chúng tôi đang đẩy nhanh sự ra đời của công nghệ tương lai ngoài sức tưởng tượng. Với công nghệ màn hình hiển thị siêu nét cao, linh hoạt có thể cuộn hoặc gấp lại, Samsung Display sẽ đưa bạn vào thế giới mới mẻ, lộng lẫy, vượt xa trí tưởng tượng của bạn.
Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện tại, Samsung Display mới có các nhà máy đặt tại Hàn Quốc, Trung Quốc và Slovakia. Vì thế, để phục vụ cho hoạt động của hai nhà máy ở Bắc Ninh và Thái Nguyên, Samsung vẫn phải nhập khẩu sản phẩm của Samsung Display vào Việt Nam để phục vụ hoạt động sản xuất, lắp ráp điện thoại di động và các sản phẩm điện, điện tử, viễn thông công nghệ cao của cả hai Khu tổ hợp Công nghệ Samsung Bắc Ninh và Thái Nguyên.
Chính vì thế, khi đề xuất thành lập dự án Samsung Display ở Bắc Ninh, Tập đoàn Samsung đã xác định rằng: Đây là một dự án thành phần có quy mô lớn, có vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự hoạt động ổn định và hiệu quả của hai Khu tổ hợp công nghệ cao Samsung Bắc Ninh và Thái Nguyên.
“Chắp cánh” cho Samsung Bắc Ninh và Thái Nguyên
Nếu được cấp phép đầu tư, sự hiện diện của Samsung Display cũng sẽ góp phần nâng cao tỉ lệ nội địa hóa các sản phẩm điện thoại di động cũng như các sản phẩm điện, điện tử và viễn thông khác được sản xuất tại Bắc Ninh và Thái Nguyên, biến Việt Nam thực sự trở thành “cứ điểm sản xuất toàn cầu hoàn chỉnh” lớn nhất của Tập đoàn Samsung trên toàn thế giới.
Ngoài ra, theo tìm hiểu, sản phẩm của dự án sẽ không chỉ cung cấp cho hai Khu tổ hợp Công nghệ Samsung Bắc Ninh và Thái Nguyên mà còn xuất khẩu ra thị trường thế giới. Điều này sẽ góp phần tạo nguồn thu cho Việt Nam.
Khi trình bày kế hoạch đầu tư dự án “tỉ đô” này với phía các cơ quan chức năng của Việt Nam, Samsung bày tỏ kì vọng: Dự báo rằng cùng với nền tảng hạ tầng đã được phát triển và đội ngũ lao động có tay nghề cao, Việt Nam sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường mạnh mẽ trong tương lai gần dựa trên sản phẩm màn hình đi ốt phát quang hữu cơ (OLED) của Samsung Display.
Nhìn chung, trong bối cảnh hiện nay, thông tin việc Samsung “rót” tiếp 1 tỉ USD vào Việt Nam chắc hẳn sẽ là tin vui cho môi trường đầu tư của Việt Nam. Với uy tín của Samsung ở Việt Nam cũng như trên quốc tế, hi vọng rằng dự án này sẽ góp thêm luồng gió mới, góp phần đưa Việt Nam hiện diện rõ nét hơn trên bản đồ công nghệ thế giới.
Dự kiến, dự án Samsung Display có vốn đầu tư 1 tỉ USD sẽ bắt đầu sản xuất thương mại vào quý I-2015, đạt sản lượng hàng tháng khoảng 4 triệu sản phẩm vào năm 2015 và trên 15 triệu sản phẩm từ năm 2020. Dự án giải quyết công ăn việc làm cho khoảng hơn 2.500 lao động vào năm 2015 và 8.000 lao động vào năm 2020. Với dự án “tỉ đô” mới này, Samsung kì vọng doanh thu sẽ đạt 1,5 tỉ USD vào năm 2015, năm 2018 là 4 tỉ USD, năm 2020 là 6 tỉ USD.
Theo Báo Hải Quan
IBM đầu tư 7 tỉ USD cho điện toán đám mây
IBM vừa chính thức ra mắt SoftLayer tại Việt Nam, nhằm đưa điện toán đám mây đến các DN ở mọi quy mô, kể cả DN siêu nhỏ hay các nhóm dự án.
Với SoftLayer, IBM sẽ cung cấp giải pháp lần đầu tiên có mặt trên thị trường, kết hợp tính năng an ninh, bảo mật và độ tin cậy của môi trường điện toán đám mây riêng với đặc tính kinh tế và tốc độ cao. Giải pháp này mang lại cho người dùng khả năng kiểm soát 100% đối với cơ sở hạ tầng vật lý và tính linh hoạt của việc trả tiền theo mức độ sử dụng nhằm quản lý chi phí một cách hiệu quả nhất.
SoftLayer là nhà cung cấp cơ sở hạ tầng điện toán đám mây thuộc sở hữu tư nhân lớn nhất thế giới với hơn 30.000 khách hàng từ 140 quốc gia được IBM mua lại vào tháng 7/2013. Sau thương vụ này, đã có thêm 4.500 khách hàng trên khắp thế giới tiếp tục chuyển sang sử dụng điện toán đám mây của IBM
Được biết, mỗi năm IBM đầu tư hơn 6 tỉ USD cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, sáng tạo liên quan đến điện toán đám mây. Công ty sở hữu 1.560 bằng phát minh sáng chế và hơn 40.000 chuyên gia về đám mây.
Ngoài ra, IBM đã mua lại 17 công ty về điện toán đám mây và đã đầu tư 7 tỉ USD để xây dựng một danh mục các giải pháp điện toán đám mây giá trị cao.
Đầu năm 2014, công ty tiếp tục đầu tư hàng tỉ USD để mở rộng hoạt động điện toán đám mây toàn cầu, cũng như xây dựng năng lực kết nối dữ liệu và ứng dụng DN với đám mây. Dự kiến đến cuối năm nay, IBM sẽ có 40 trung tâm dữ liệu ở cả 5 châu lục trên thế giới.
Theo Thời báo Ngân Hàng
Apple giới thiệu phiên bản iMac giá chỉ từ 1099 USD Apple đã tung ra thị trường phiên bản iMac giá rẻ vào hôm nay (18/6) với mức khởi điểm chỉ từ 1099 USD, rẻ hơn 200 USD so với mức khởi điểm của dòng iMac hiện tại. Động thái giảm giá này tương tự như cách mà hãng đã áp dụng với dòng máy tính xách tay MacBook Air hồi đầu năm. Phiên...