Samsung thắng lớn trong cơn khủng hoảng chip toàn cầu
Samsung Electronics dự báo lợi nhuận thu được trong quý IV/2021 sẽ cao hơn khoảng 52% so với cùng kỳ.
Samsung Electronics vừa công bố dự báo lợi nhuận của công ty trong quý IV/2021, có thể tăng khoảng 52% so với cùng kỳ nhờ nhu cầu về chip nhớ ổn định và doanh thu từ các hợp đồng kinh doanh bán dẫn.
Khủng hoảng mang lại lợi thế cho Samsung
Nhà sản xuất chip nhớ và smartphone lớn nhất thế giới kỳ vọng thu lời khoảng 13,8 nghìn tỷ won, tương đương 11,4 tỷ USD đến kết thúc quý IV/2021. Quý trước đó, công ty Hàn Quốc có lợi nhuận khoảng 9,05 nghìn tỷ won.
Lợi nhuận của Samsung thấp hơn kỳ vọng của thị trường. Tuy nhiên, công ty cho biết nguyên nhân sụt giảm là do khoản tiền thưởng được trả cho nhân viên dịp cuối năm. Nhà sản xuất Hàn Quốc ước tính tạo ra doanh thu 76 nghìn tỷ won, tăng 24% so với cùng kỳ. Đồng thời, đây là kỷ lục doanh thu quý của công ty.
Samsung tiếp tục là nhà sản xuất chip bán dẫn và điện thoại thông minh lớn nhất thế giới.
Ngoài ra, nguồn thu của Samsung cũng ổn định ở mảng smartphone. Doanh thu điện thoại thông minh từ hãng được thúc đẩy bởi dòng máy gập cao cấp, Galaxy Z Flip3 và Z Fold3. Tuy nhiên, chi phí tiếp thị sản phẩm có thể hạn chế khả năng sinh lời.
Video đang HOT
Tháng trước, Samsung cho biết doanh số bán điện thoại gập của hãng tăng gấp 4 lần so với 2020. Tuy nhiên, công ty Hàn Quốc không tiết lộ con số cụ thể.
Tuy nhiên, mảng sản xuất smartphone của Samsung cũng không tránh khỏi ảnh hưởng của thiếu chip bán dẫn. Tom Kang, Giám đốc nghiên cứu tại Counterpoint Research cho biết nguồn cung bộ vi xử lý ứng dụng, chip quản lý năng lượng và điều khiển màn hình vẫn khan hiếm.
“Tình trạng thiếu linh kiện đã được cải thiện dần nhưng nguồn cung vẫn eo hẹp. Samsung có thể làm tốt hơn trong trong quý IV/2021 nếu tình hình thiếu bán dẫn được giải quyết sớm hơn”, ông Kang nói.
Counterpoint Research ước tính Samsung đã xuất xưởng 67 triệu chiếc smartphone trong quý IV/2021, tăng khoảng 7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, hãng từng bán ra 70,4 triệu máy trong một quý.
Gần đây, nhà sản xuất Hàn Quốc đã cải tổ lại bộ máy lãnh đạo và điều phối các lĩnh vực kinh doanh. Công ty muốn củng cố vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực bán dẫn và hồi sinh mảng điện thoại thông minh.
Tháng trước, Samsung đã thay cả 3 đồng CEO của công ty và hợp nhất các đơn vị sản xuất di động, điện tử tiêu dùng thành một tổ hợp. Việc này được kỳ vọng sẽ giúp Samsung có vị thế tốt hơn để kinh doanh trên các danh mục sản phẩm hiện có.
Thị trường chip bán dẫn trở nên sôi động
Sự phát triển của Samsung phản ánh nhu cầu của thị trường với doanh nghiệp bán dẫn trong giai đoạn khủng hoảng chip kéo dài. Công ty Hàn Quốc được xem là tâm điểm của giới công nghệ khi vừa sản xuất thiết bị điện tử, vừa cung ứng linh kiện cho đối tác như Sony, Apple.
Samsung cùng nhiều nhà sản xuất chip khác ghi nhận mức doanh thu tăng vọt. Nguyên nhân đến từ việc mọi thiết bị điện tử đều cần chip bán dẫn. Trong khi đó, đại dịch khiến gián đoạn chuỗi cung ứng, thiếu hụt linh kiện diện rộng và chip tăng giá.
Samsung đầu tư nhiều cho mảng sản xuất chip bán dẫn.
Các nhà phân tích thị trường của S&P Global Market Intelligence dự báo mức lợi nhuận của Samsung vào khoảng 15,2 nghìn tỷ won và 75 nghìn tỷ won doanh thu. Toàn bộ số liệu kinh doanh của công ty Hàn Quốc sẽ được công bố cuối tháng này. Sau những thông tin tích cực, cổ phiếu Samsung đã tăng 1,3% trong phiên giao dịch hôm thứ 6.
Theo CW Chung, trưởng bộ phận nghiên cứu công nghệ châu Á tại Nomura Holdings, giá các loại chip nhớ, gồm DRAM, flash NAND đã giảm dần trong 3 tháng cuối năm 2021. Theo TrendForce, giá DRAM đã giảm 8%, flash NAND giảm 5% trong quý IV, 2021. Các nhà phân tích dự báo giá chip bán dẫn sẽ giảm nhiều hơn trong nửa đầu năm nay.
Các doanh nghiệp chế tạo chip đang đầu tư nhiều hơn để nâng cao năng lực sản xuất. Năm ngoái, Samsung cho biết sẽ đầu tư hơn 250 tỷ USD trong ba năm tới để sản xuất bán dẫn. Đồng thời, Samsung Electrics công bố khoảng đầu tư trị giá 17 tỷ USD vào Taylor, Texas.
Tập đoàn Intel gần đây đã cam kết xây dựng các cơ sở sản xuất chip mới ở châu Âu với trị giá 95 tỷ USD. Trong khi đó, doanh nghiệp bán dẫn Đài Loan TSMC cũng sẽ chi 100 tỷ USD trong 3 năm tới để nâng cao năng lực chế tạo.
Ford hợp tác GlobalFoundries giả quyết khủng hoảng chip toàn cầu
Ford và nhà sản xuất chip GlobalFoundries hôm 18.11 cho biết họ có kế hoạch làm việc cùng nhau để tăng nguồn cung chip cho các nhà sản xuất xe và ngành công nghiệp ô tô tại Mỹ.
Theo Devdiscourse, hai công ty đã công bố thỏa thuận không ràng buộc có thể liên quan đến việc tăng năng lực sản xuất cho dòng sản phẩm hiện tại của Ford và thực hiện nghiên cứu và phát triển chung trên một số loại chip có khả năng trở thành chìa khóa cho ô tô trong tương lai, chẳng hạn như hệ thống quản lý pin và hệ thống tự lái.
Ford chọn GlobalFoundries làm đối tác giải quyết tình trạng khủng hoảng chip cho ô tô
Khủng hoảng chip toàn cầu đã khiến Ford và các nhà sản xuất ô tô khác phải cắt giảm sản lượng xe trong thời gian qua. Hầu hết các công ty đều hướng những chip nhận được vào các mẫu xe sinh lợi nhất, dẫn đến việc các nhà sản xuất ô tô phải tìm cách tăng cường khả năng tiếp cận chip.
Ford và GlobalFoundries không tiết lộ bất kỳ điều khoản nào của thỏa thuận hoặc cho biết liệu Ford có cung cấp nguồn tài trợ hay các cam kết khác để dự trữ công suất tại bất kỳ nhà máy nào của GlobalFoundries hay không. Hai công ty chỉ nói rằng sự hợp tác chiến lược không liên quan đến bất kỳ quyền sở hữu chéo nào giữa các công ty.
Phó chủ tịch Ford Chuck Grey cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng nhà sản xuất ô tô số 2 của Mỹ đã lên kế hoạch tham gia vào lĩnh vực thiết kế chip của riêng mình và để chúng được sản xuất bởi một đối tác.
Ford và GlobalFoundries cho biết họ cũng nhắm mục tiêu phát triển các chip mới và làm việc với các nhà cung cấp chip xung quanh vấn đề này. Phó chủ tịch cấp cao của GlobalFoundries Mike Hogan cho biết các chip này sẽ được thiết kế và phát triển theo chỉ đạo của Ford và được sản xuất tại Mỹ. Ford đã vạch ra ba loại chip mà hãng sẽ cùng nghiên cứu với GlobalFoundries gồm chip xe tự lái, chip mạng dữ liệu trong xe và chip quản lý pin.
CEO Ford Jim Farley cho biết thỏa thuận với GlobalFoundries là một phần trong kế hoạch tích hợp các công nghệ quan trọng theo chiều dọc của Ford. Thị trường chip tự lái được thống trị bởi Nvidia, Intel và Qualcomm, với một số đã sử dụng công nghệ sản xuất chip tiên tiến mà GlobalFoundries hiện không có khả năng sản xuất.
Lý giải 'cơn khát' chip bán dẫn toàn cầu Ngoài tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, dự đoán sai về nhu cầu thị trường chip được cho là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng hiện nay. Chip bán dẫn là thành phần thiết yếu trong mọi sản phẩm điện tử, dù là một chiếc điều khiển TV đơn giản hay một siêu máy tính được sử dụng...