Samsung tập trung đầu tư vào R&D cho trí tuệ nhân tạo
Bằng việc chiến thắng loạt giải thưởng về công nghệ dịch thuật ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), Samsung cho thấy sự đầu tư mạnh mẽ của mình vào tương lai của công nghệ.
Năm 1944, giữa Thế chiến II, mẫu máy tính hiện đại đầu tiên được phát triển bởi Alan Turing – nhà toán học người Anh.
Dịch thuật sử dụng AI – tương lai ngành công nghệ
Nhờ việc giải mã loạt thông điệp được mã hóa bởi Enigma – chiếc máy mã hóa của quân đội Đức, Alan Turing và đồng đội đã giúp quân Đồng minh nắm được những thông tin trao đổi quan trọng giữa bộ binh, không quân, và hải quân Đức.
Đây là một trong những phát minh, là tiền đề cho việc phát triển công nghệ máy tính của con người sau này. Ông cũng là người mang đến khái niệm trí tuệ nhân tạo với phép thử Turing – bài kiểm tra trí tuệ của máy tính.
Alan Turing (bìa phải) và các cộng sự làm việc bên máy tính Ferranti Mark I, năm 1951.
Từ đó, trí tuệ nhân tạo xuất hiện trong nhiều mặt cuộc sống thông qua 5 lĩnh vực: Robot và phương tiện tự động hóa, thị giác máy tính (computer vision), ngôn ngữ, trợ lý ảo, và học máy (machine learning).
Trong đó, ứng dụng AI vào ngôn ngữ được McKinsey đánh giá là tương lai của ngành công nghệ. Đồng thời, ứng dụng nhận dạng giọng nói và dịch thuật sử dụng AI có thể áp dụng trong quá trình giảng dạy nhờ vào các trợ lý ảo, cho phép xử lý ngôn ngữ đầu vào và tương tác liên tục với các câu trả lời của học sinh.
Dịch thuật sử dụng AI cũng được dự đoán sẽ áp dụng cho ngành y tế, khi có thể nhận dạng giọng nói, dịch ngôn ngữ, hỗ trợ bệnh nhân tìm bác sĩ dựa vào thông tin về triệu chứng, hỗ trợ chẩn đoán và thậm chí là kê đơn.
Video đang HOT
Samsung mở ra kỷ nguyên mới với sự đầu tư mạnh mẽ vào R&D
Viện Nghiên cứu và Phát triển Samsung tại Ba Lan và Trung Quốc mới đây giành chiến thắng tại Hội thảo quốc tế về dịch ngôn ngữ nói (IWSLT) – một trong những chương trình lâu đời nhất thế giới về dịch thuật ngôn ngữ tự động.
Nhóm Nghiên cứu thuộc Viện R&D Samsung Ba Lan.
Trong thử thách “Dịch giọng nói offline” (Offline Speech Translation), Viện R&D của Samsung tại Ba Lan giành vị trí đầu bảng với việc chuyển bài phát biểu tại TED Talk từ giọng nói tiếng Anh sang văn bản tiếng Đức. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng cơ chế mã hóa End-to-End, cho phép dịch trực tiếp từ nguồn âm thanh, giảm thiểu lỗi, cho ra bản dịch chính xác nhất.
Không chỉ phát triển khả năng dịch thuật các ngôn ngữ Latin, các Viện R&D của Samsung cũng đầu tư nghiên cứu dịch các ngôn ngữ tượng hình. Trong thử thách “Dịch Open Domain”, đánh giá khả năng chuyển ngữ từ tiếng Nhật sang tiếng Hoa, Viện R&D của Samsung tại Trung Quốc đạt thành tích cao nhất. Nhóm nghiên cứu nâng cao độ chính xác của bản dịch dựa trên nền tảng từ vựng sử dụng chung của hai ngôn ngữ này.
Đây là kết quả của quá trình đầu tư dài hạn của gã khổng lồ Hàn Quốc cho các Viện R&D trên toàn thế giới. Đại diện Samsung chia sẻ, trong 3 tháng đầu năm, tập đoàn đầu tư 4,37 tỷ USD, tương đương với 9,7% doanh thu cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển trên toàn cầu, tăng nhẹ so với cùng kỳ 2019.
Việt Nam là điểm đến chiến lược tiếp theo được Samsung tập trung đầu tư cho hoạt động R&D. Tháng 3 năm nay, Samsung Việt Nam công bố việc xây dựng Trung tâm R&D quy mô nhất khu vực Đông Nam Á tại Hà Nội, dự kiến hoàn thành cuối năm 2022. Theo đó, Việt Nam không chỉ là điểm sản xuất lớn nhất của Samsung toàn cầu mảng điện thoại di động và lớn nhất Đông Nam Á mảng đồ gia dụng, mà còn là trung tâm chiến lược về nghiên cứu và phát triển của tập đoàn.
Trung tâm R&D mới của Samsung dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2022.
Không chỉ là nơi nghiên cứu và phát triển sản phẩm, Trung tâm R&D của Samsung tại Việt Nam được đặt mục tiêu nghiên cứu các lĩnh vực công nghệ khác như AI, vạn vật kết nối (IoT), dữ liệu lớn ( Big Data), và mạng 5G.
'Thái tử Samsung' có thể công bố kế hoạch đầu tư mới tại Việt Nam
Ông Lee Jae-yong sẽ công tác tại Việt Nam trong 3 ngày, với lịch trình cho thấy ông muốn đẩy mạnh việc nghiên cứu của Samsung tại Việt Nam.
Phó chủ tịch tập đoàn Samsung, ông Lee Jae-yong, đã tới Việt Nam vào ngày 19/10. Theo Yonhap, ông Lee sẽ công tác tại Việt Nam trong 3 ngày.
Ngoài ông Lee Jae-yong, thường được mệnh danh là "thái tử Samsung" vì là cháu nội của nhà sáng lập tập đoàn, đoàn công tác của Samsung còn có 2 lãnh đạo khác. Đó là ông Roh Tae-moon, CEO ngành hàng di động và ông Lee Dong-hoon, CEO Samsung Display.
Ông Lee Jae-yong ra sân bay để bay tới Việt Nam tối 19/10.
Yonhap cho rằng ông Lee sang Việt Nam để "tìm kiếm thêm cơ hội kinh doanh và đầu tư". Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng từng tiếp Phó chủ tịch Samsung trong chuyến thăm vào năm 2018, và gặp ông Lee trong chuyến công tác Hàn Quốc năm 2019.
Phó chủ tịch Samsung cũng sẽ tới thăm trung tâm nghiên cứu của Samsung hiện được xây dựng tại Hà Nội, đồng thời qua nhà máy sản xuất smartphone tại Bắc Ninh và Thái Nguyên.
Có thể, "thái tử Samsung" đang muốn đẩy mạnh nỗ lực nghiên cứu, phát triển tại Việt Nam, đồng thời kiểm tra hoạt động của 2 nhà máy sản xuất smartphone lớn nhất của tập đoàn này.
Vào đầu năm nay, nhà máy Samsung tại Việt Nam đã đạt sản lượng 1,3 tỷ điện thoại sau 12 năm hoạt động.
Trước đó, nguồn tin ẩn danh của Yonhap cho biết có thể ông Lee sẽ công bố kế hoạch đầu tư mới, bao gồm xây dựng nhà máy pin tại Việt Nam. Đại diện Samsung cũng mong chờ sự hỗ trợ từ chính phủ Việt Nam trong việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa hai bên.
Theo Business Korea, ông Lee đã có kế hoạch thăm trung tâm nghiên cứu tại Hà Nội từ tháng 2. Tuy nhiên, lịch trình này đã bị hủy vì dịch Covid-19.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Lee Jae-yong tại Trụ sở Chính phủ vào tháng 10/2018.
Năm 2018, khi tiếp đón Phó chủ tịch Samsung tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị Samsung tiếp tục mở rộng phạm vi, quy mô hoạt động tại Việt Nam.
Thủ tướng khi đó đề nghị Samsung hướng tới mục tiêu đưa những trung tâm sản xuất tại Việt Nam thành "cứ điểm chiến lược lớn nhất toàn cầu tại Việt Nam".
Thủ tướng cũng đề nghị Samsung triển khai Dự án trung tâm nghiên cứu và phát triển Samsung theo đúng cam kết với Chính phủ Việt Nam để góp phần thúc đẩy lĩnh vực nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam; tiếp tục hỗ trợ thiết thực về đào tạo và chuyển giao công nghệ để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ của Việt Nam.
Tháng 9 vừa qua, Bộ Công thương, tỉnh Bắc Ninh và Samsung Việt Nam đã ký biên bản hợp tác 3 bên về chương trình hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Mục tiêu của thỏa thuận hợp tác này là đến năm 2025, tỉ lệ đóng góp của các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh vào giá trị sản xuất công nghiệp do Samsung tạo ra sẽ tăng lên hàng năm thông qua việc thực hiện các chương trình hợp tác.
Thị phần chip Samsung dự đoán giảm trong quý 3 Mặc dù đầu tư mạnh mẽ để cải tiến công nghệ sản xuất chip nhằm cạnh tranh tốt hơn với TSMC, nhưng thị phần Samsung Foundry được cho là sẽ giảm trong quý tới. Doanh số thất vọng của dòng Galaxy S20 ảnh hưởng đến thị phần chip Samsung Theo Sammobile, Samsung Foundry là công ty lớn thứ hai thế giới trong lĩnh...