Samsung sẽ sử dụng 60 triệu điện thoại ODM vào năm tới để giảm chi phí
Nhằm giảm chi phí sản xuất của một số thiết bị cầm tay của mình, Reuters báo cáo rằng Samsung có kế hoạch gia công sản xuất một số smartphone Galaxy A cho nhà sản xuất thiết kế gốc Trung Quốc (ODM) có tên là Wingtech.
Trước đó, Galaxy A6s là mẫu smartphone đầu tiên của Samsung được xuất xưởng theo phương thức này.
Được biết, Samsung đã đóng cửa các cơ sở sản xuất của mình tại Trung Quốc vào tháng trước và bằng cách dựa vào Wingtech để lắp ráp các điện thoại này, công ty Hàn Quốc hy vọng sẽ giảm chi phí để sản xuất các smartphone tầm trung, giá rẻ.
Theo PhoneArena, Samsung không tiết lộ về số lượng điện thoại này, nhưng theo các nguồn tin cho biết, gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc có kế hoạch đặt hàng khoảng 60 triệu chiếc điện thoại được sản xuất bởi các ODM Trung Quốc vào năm tới, trong tổng số khoảng 300 triệu thiết bị bán ra.
Công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint cho biết các ODM có thể sản xuất tất cả các liên kiện cần thiết cho những mẫu smartphone Samsung giá 100-250 USD với giá rẻ hơn từ 10-15% so với các thương hiệu khác tự sản xuất ở các nhà máy ở Trung Quốc. Một nhà cung ứng khác cho hay, Wingtech có thể có được các linh kiện với giá thấp hơn tới 30% so với số tiền Samsung phải trả ở các nhà máy ở Việt Nam.
Tuy nhiên, chiến lược này của Samsung sẽ đối mặt với một số rủi ro. Có lẽ canh bạc lớn nhất là công ty Hàn Quốc sẽ mất quyền kiểm soát chất lượng của những chiếc điện thoại được sản xuất. Và chiến lược này cũng có thể phản tác dụng vì WingTech cũng sản xuất điện thoại cho một số nhà sản xuất Trung Quốc khác.
Video đang HOT
Bạn nghĩ sao về các smartphone ODM của Samsung như Galaxy A6s hay Galaxy A10s?
Theo FPT Shop
Mất đi thị trường Ấn Độ sẽ là thất bại tiếp theo của Samsung
Ấn Độ trong những năm qua đã tạo được vị thế quan trọng đối với các nhà sản xuất điện thoại lớn trên thế giới.
Quốc gia này đã vượt mặt Mỹ để trở thành thị trường tiêu thụ điện thoại lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Trung Quốc, với tỷ lệ thâm nhập smartphone chiếm 25%. Ấn Độ đang là một thị trường tiềm năng để các hãng lớn phát triển.
Theo dữ liệu từ IDC, thị trường điện thoại thông minh của Ấn Độ ghi nhận mức tiêu thụ kỷ lục với 46.6 triệu chiếc trong quý 3 năm 2019, tăng 9.3% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi thị trường tiêu thụ điện thoại trên toàn cầu đang giữ ở thế cân bằng.
Thật không may cho Samsung khi thị phần của hãng tại Ấn Độ ngày càng có xu hướng suy giảm. Trước đó, Samsung đã đạt được thị phần lên đến 22.6% trong quý 3 năm 2013. Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, con số này đã giảm xuống 18.9%, các lô sản phẩm đã giảm từ 9.6 triệu xuống còn 8.8 triệu chiếc. Samsung hiện đang giữ ngôi vương thứ 2 tại Ấn Độ sau Xiaomi. Nhưng các nhà sản xuất hiện thoại lớn của Trung Quốc như Vivo, Realme và OPPO đang nhanh chóng thu hẹp khoảng cách.
Samsung đã thất bại thảm hại tại thị trường số 1 thế giới - Trung Quốc
Theo báo cáo của IDC và Counterpoint, thị phần của Samsung tại thị trường số 1 thế giới - Trung Quốc, đang ở mức dưới 1%. Quay trở lại năm 2015, gã công nghệ Hàn Quốc đã từng là một thương hiệu lớn thống trị 20% thị trường của quốc gia này. Nhưng chỉ trong 4 năm, thương hiệu điện thoại lớn nhất thế giới đã biến mất hoàn toàn trên bản đồ của đất nước triệu dân.
Không chỉ vậy, Samsung cũng đang nằm trên quỹ đạo đi xuống tại thị trường lớn thứ hai thế giới - Ấn Độ, trong khi các hoạt động kinh doanh tại Mỹ - thị trường lớn thứ ba thế giới, cũng không có gì tiến triển hơn. Nếu tiếp tục đi theo dấu chân thất bại từ thị trường Trung Quốc, Samsung sẽ sớm bị đá ra khỏi hai thị trường lớn và phát triển nhất thế giới. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu đến thị phần toàn cầu và hiệu quả tài chính của công ty.
Cạnh tranh với các thương hiệu điện thoại giá rẻ của Trung Quốc
Tại thị trường Trung Quốc, Huawei đang giữ át chủ bài với 42% thị phần, Vivo (18.3%), OPPO (16.6%) và Xiaomi (9.8%). Không chỉ chiếm ưu thế cao tại thị trường trong nước, các nhà sản xuất này cũng đạt được con số ấn tượng tại thị trường Ấn Độ. Cụ thể, Xiaomi đang dẫn đầu với 27.1% Samsung (18.9%), Vivo (15.2%), Realme (14.3%) và OPPO (11.8%). Nguy hiểm hơn, các nhà sản xuất Trung Quốc cũng đang đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh chóng mặt tại Ấn Độ.
Đối với người tiêu dùng, việc lựa chọn một thương hiệu khác ngoài Samsung là điều không mấy ngạc nhiên. Những thương hiệu điện thoại Trung Quốc cung cấp một thiết bị có ngoại hình tốt, phần cứng mạnh mẽ, hệ thống máy ảnh chất lượng. Và hơn hết, chúng có mức giá hết sức phải chăng. Cùng với đó là số lượng sản phẩm được ra mắt mỗi năm lớn, phủ kín mọi phân khúc, đánh vào toàn bộ mức giá và nhu cầu của thị trường.
Cho đến năm 2019, Samsung mới có xu hướng tạo ra nhiều dòng điện thoại tầm trung Galaxy A và Galaxy M series. Mặc dù hãng đã đẩy mạnh tiến độ ra mắt sản phẩm có trang bị cấu hình tốt, nhưng các hãng điện thoại Trung Quốc vẫn là lựa chọn hàng đầu của đa số người dùng. Hơn nữa, những thương hiệu này cũng phổ biến hơn cả về không gian phân phối hàng cũng như hình ảnh xuất hiện trên quảng cáo.
Năm 2020 có thể là năm xác định của Samsung
Là nhà sản xuất lớn trong lĩnh vực điện thoại thông minh, áp lực buộc Samsung phải duy trì đà tăng trưởng. Một nhiệm vụ khó khi thị trường điện thoại thông minh trên toàn cầu đã bị đình trệ. Một thất bại khác ở thị trường Ấn Độ sẽ ảnh hưởng lớn đế sự phát triển của Samsung trong tương lai.
Măc dù Samsung đang thống trị thị trường tại châu Âu, Hàn Quốc và một phần lớn của Mỹ, tuy nhiên những thị trường này đã bị bão hòa và khó phát triển. Hơn nữa, doanh số có thể tiếp tục giảm khi người dùng đang có xu hướng giữ thiết bị sử dụng lâu hơn. Đây không chỉ là vấn đề liên quan đến ngành điện thoại của Samsung, mà nó còn ảnh hưởng đến các ngành cung cấp khác như chip xử lý, tấm nền hiển thị....
Xét về khía cạnh tích cực, Samsung vẫn là một thương hiệu lớn tại thị trường thứ 4 thế giới - Brazil với 40% thị phần. Mặc dù vậy thì Brazil hay Nga vẫn là một mảnh đất tiềm năng cho các hãng lớn phát triển. Năm 2020 sẽ là một năm mang lại thành công cũng như đột phá của Samsung tại các thị trường này. Samsung liệu có củng cố được vị thế của mình? Hãy cho chúng tôi biết suy nghĩ của bạn nhé!
Theo Thế Giới Di Động
Samsung sẽ chuyển sản xuất bảng mạch in điện thoại tới Việt Nam Quan chức của Samsung đã xác nhận kế hoạch chuyển giao hoạt động sản xuất bảng mạch in (PCB) từ Hàn Quốc về Việt Nam. Dưới áp lực cạnh tranh của các đối thủ Trung Quốc, nhiều mặt hàng kinh doanh của Samsung đang gặp khó khăn. Từ truyền hình, màn hình, điện thoại cho đến cả linh kiện điện tử. Bảng mạch...