Samsung sẽ không còn độc quyền màn hình OLED cho iPhone
Trong năm sau hoặc 2021, Apple có thể sẽ sử dụng màn hình BOE cho iPhone nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng, giảm phụ thuộc vào Samsung.
Trước đây, BOE được biết đến nhiều hơn với màn hình LCD, tuy nhiên do màn hình LCD ngày càng dư thừa, lợi nhuận thấp, công ty đang chuyển dần sang phát triển và sản xuất màn hình OLED. Sau khi BOE nhận được các hợp đồng sản xuất màn hình cho Huawei Mate 20, ngày càng có nhiều nhà sản xuất smartphone quan tâm đến nhà sản xuất này hơn.
Apple cũng đang đặc biệt quan tâm đến BOE như một nguồn cung cấp màn hình OLED chính cho iPhone. Theo một báo cáo từ Hàn Quốc, màn hình OLED của BOE có thể đối đầu với Samsung và LG trong 2020 hoặc 2021. Thậm chí, các nhà phân tích còn tin rằng BOE sẽ xuất xưởng 45 triệu tấm nền OLED cho iPhone vào 2021. Tất nhiên, Samsung vẫn sẽ giữ phần lớn các đơn đặt hàng iPhone, nhưng đơn hàng của họ sẽ giảm từ 230 triệu vào năm ngoái xuống còn 150 triệu.
Video đang HOT
Vài tháng trước, đã có báo cáo rằng Apple đang thử nghiệm màn hình của BOE cho những chiếc iPhone sắp ra mắt của họ. Báo cáo mới nhất cho thấy kết quả thử nghiệm rất khả quan. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể biết được Apple liệu có sử dụng tấm nền OLED của BOE hay không sau khi iPhone 2020 ra mắt.
Theo FPT Shop
Apple sẽ mua nhà máy sản xuất màn hình để bớt lụy Samsung
Apple có thể mua nhà máy sản xuất màn hình Nhật Bản - Japan Display để đa dạng hóa nguồn cung, bớt phụ thuộc vào Samsung.
Hiện tại, Japan Display vẫn còn nợ Apple hơn 800 triệu USD từ khoản đầu tư xây dựng nhà máy cách đây 4 năm trước với giá 1,5 tỷ USD. Nhà máy này có thể trả được số tiền này bằng cách bán nhà máy cho các đối tác, bao gồm cả Apple.
iPhone hiện tại chủ yếu sử dụng màn hình OLED do Samsung sản xuất.
Sharp đã xác nhận là đang xem xét việc mua nhà máy, có trụ sở tại Hakusan, Nhật Bản. Báo cáo từ Nikkei (Nhật Bản) cho thấy việc bán nhà máy có thể là một phần của thỏa thuận cứu trợ cho Japan Display. Gói cứu trợ này đến từ các nguồn bao gồm Apple, nhà sản xuất hợp đồng Apple Wistron và hãng quản lý tài sản Nhật Bản - Ichigo Asset Management.
Ban đầu, thỏa thuận này chỉ là rao bán các thiết bị. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, thỏa thuận đã được mở rộng bao gồm việc bán toàn bộ cơ sở, cả đất và tòa nhà.
Apple có thể mua nhà máy sản xuất màn hình
Trước đây, Japan Display là một trong những nhà sản xuất màn hình lớn nhất của Apple. Nhưng do không nâng cấp công nghệ lên màn hình OLED từ LCD đã khiến cho nhà sản xuất này bị tụt lại phía sau. Gần đây, công ty đã ghi nhận khoản đơn hàng quý thứ 11 liên tiếp. Một thỏa thuận cứu trợ trước đó đã tan vỡ sau khi một công ty đầu tư Trung Quốc và một số hãng khác từ bỏ đầu tư vào hãng này.
Japan Display hiện đang bắt đầu sản xuất màn hình OLED cho đồng hồ thông minh Apple Watch. Nhà máy này được cho là sẽ giúp Apple đa dạng hóa chuỗi cung ứng, hiện đang phụ thuộc rất nhiều vào LG Display và Samsung.
Bộ ba iPhone năm nay: iPhone 11 Pro, iPhone 11, iPhone 11 Pro Max.
Apple đã ủng hộ Japan Display theo những cách khác. Chẳng hạn, "Nhà Táo" đã đồng ý kéo dài thời gian trả nợ dự kiến cho nhà máy Japan Display. Nếu có được một phần của nhà máy Japan Display, Apple sẽ mang về lợi ích không nhỏ. Mặc dù sở hữu nhà máy Mac Pro của riêng mình nhưng phần lớn việc sản xuất các thiết bị khác của Apple (bao gồm cả iPhone) đều được thực hiện thông qua các nhà sản xuất hợp đồng.
Hiện báo cáo của Google không nói rõ liệu Apple có nắm quyền kiểm soát nhà máy hay chỉ cung cấp một khoản đầu tư cho Japan Display - vẫn được điều hành độc lập hay không. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin này trong các tin bài sau.
Theo Dân Việt
Apple đi trước Samsung 1 năm về công nghệ màn hình OLED trên smartwatch Cách đây vài ngày, Samsung vừa thông báo bán ra đồng hồ thông minh Galaxy Watch Active 2 tại Việt Nam. Một thông tin rất thú vị về màn hình sản phẩm này vừa được hé lộ, đó là nó dùng công nghệ đã có từ Apple Watch Series 4 năm 2018. Trước đây khi so sánh Galaxy Watch Active 2 với đối...