Samsung sẽ chuyển sản xuất bảng mạch in điện thoại tới Việt Nam
Quan chức của Samsung đã xác nhận kế hoạch chuyển giao hoạt động sản xuất bảng mạch in (PCB) từ Hàn Quốc về Việt Nam.
Dưới áp lực cạnh tranh của các đối thủ Trung Quốc, nhiều mặt hàng kinh doanh của Samsung đang gặp khó khăn. Từ truyền hình, màn hình, điện thoại cho đến cả linh kiện điện tử. Bảng mạch in kết nối mật độ cao (HDI PCB) là loại linh kiện điện tử rất cơ bản, được dùng phổ biến trong smartphone, thiết bị có màn hình cảm ứng, laptop… Chúng có mật độ mạch kết nối cao hơn so với loại PCB truyền thống.
Theo báo Korea Times, cả Samsung Electro-Mechanics và LG Innotek đều đang gặp rắc rối với hoạt động sản xuất loại sản phẩm này. Chủ yếu do các đối thủ Trung Quốc nổi dậy quá mạnh mẽ, gây sức ép lên hai công ty Hàn Quốc. Ngoài ra, họ cũng phải cạnh tranh vất vả với các cường quốc lâu đời trong lĩnh vực này như Nhật Bản và Đài Loan.
Một sản phẩm HDI PCB của Samsung Electro-Mechanics
Để đối phó, Samsung đã quyết định sẽ chuyển dây chuyền sản xuất về Việt Nam, nhằm giảm chi phí trước các đối thủ cạnh tranh. Một quan chức Samsung Electro-Mechanics cho biết: “Samsung Electro-Mechanicalics đã quyết định chuyển dây chuyền sản xuất PCB HDI từ Busan (Hàn Quốc) về Việt Nam”. Cơ sở tại Hàn Quốc sẽ chịu trách nhiệm chính cho nghiên cứu và phát triển, trong khi Việt Nam sẽ đảm nhận sản xuất hàng loạt linh kiện.
Vị này cũng xác nhận Samsung sẽ cố bám trụ ở đây, vì nhu cầu tương lai với thiết bị mạng 5G và các phương tiện tự hành. “Việc kinh doanh PCB là lĩnh vực mà chúng tôi không thể rút lui. Ngày càng nhiều bảng mạch sẽ được sử dụng trong các thiết bị khác ngoài smartphone như thiết bị mạng 5G, hệ thống điện của xe tự hành”, ông cho biết. Người đồng hương LG cũng có suy nghĩ tương tự. Quan chức của công ty nhấn mạnh họ chưa đưa ra quyết định đóng cửa kinh doanh như truyền thông đăng tải.
Video đang HOT
LG Innotek đang cố níu kéo mảng kinh doanh bảng mạch in
Thay vào đó, LG Innotek sẽ tìm cách cải thiện hiệu suất của mảng này, có thể tính đến một kế hoạch tái cơ cấu mạnh mẽ. Thị phần của LG trong nửa đầu 2019 đã giảm một nửa từ 2,7% xuống còn 1,3%. Công ty đổ lỗi cho sự suy thoái của ngành công nghiệp smartphone khiến doanh số họ đi xuống. Trong khi đó, giá bán linh kiện PCB của Samsung và LG cũng đang lao dốc, giảm biên lợi nhuận vốn đã bèo bọt của mặt hàng này.
Theo VN Review
Người Việt ngày càng chịu chơi mua điện thoại xịn
Tại Việt Nam, cứ hai người cầm smartphone giá trên 15 triệu thì một chiếc là iPhone, chiếc còn lại tới từ Samsung. Người Việt mua điện thoại trên 15 triệu đồng ngày càng mạnh tay.
Theo số liệu mới nhất từ GFK, tháng 8 vừa qua, người Việt mạnh tay chi tiền cho các mẫu điện thoại có giá trên 15 triệu đồng.
Cụ thể, có 78.224 chiếc smartphone có giá trên 15 triệu đồng được bán ra tại Việt Nam trong tháng 8. Con số này tăng 14% so với tháng 7, chỉ có 68.600 máy được bán ra và tăng gần 20% so với cùng kỳ năm 2018.
Apple và Samsung chiếm 99,1% thị phần smartphone trên 15 triệu đồng tại Việt Nam.
Trong khi đó, các phân khúc smartphone từ giá rẻ cho tới tầm trung đều có mức giảm 10-20%. Cá biệt, phân khúc điện thoại thông minh từ 7-10 triệu đồng có doanh số giảm thê thảm đến 50%.
Quay trở lại phân khúc cao cấp, gần như cứ 2 người Việt dùng điện thoại trên 15 triệu thì có 1 chiếc là iPhone, chiếc còn lại là Samsung.
Cụ thể, ở phân khúc trên 15 triệu đồng, Samsung chiếm 54,1% doanh số bán ra. Trong khi đó, 45% miếng bánh còn lại thuộc về Apple.
Như vậy, hai thương hiệu này đã nắm 99,1% thị trường di động cao cấp của Việt Nam. 0,9% thị phần được chia nhỏ cho Huawei, Oppo, Blackberry, Doogee, Redmi...
Tháng trước, con số này là 32,6% thị phần dành cho Samsung và 66,1% thị phần của Apple. Sự giảm doanh số Apple và tăng của Samsung trong tháng 8 khá dễ hiểu bởi sự ra mắt của Galaxy Note10 Series và tâm lý chờ đợi iPhone 11 Series của người dùng.
Bằng chứng là việc Galaxy Note10 có doanh số chiếm 31,9% thị trường. Điều này có nghĩa cứ 3 máy trên 15 triệu được bán ra vào tháng 8 có một chiếc Galaxy Note10 bản 256 GB.
Đứng thứ hai bảng xếp hạng doanh số là iPhone XS Max 64 GB với 11,8% thị phần phân khúc máy trên 15 triệu đồng.
Các mẫu máy khác như iPhone X 64 GB, Galaxy S10 Plus 128 GB, Galaxy Note10 256 GB và iPhone XS Max 256 GB chiếm thị phần lần lượt là 11,8%, 6,1%, 4,7% và 4,6%.
Từ những con số trên có thể thấy người Việt rất thích dùng các mẫu điện thoại màn hình lớn, bất chấp giá cả.
Dễ thấy nhất là việc Note10 có doanh số gấp 6 lần Note10 bản màn hình nhỏ. iPhone XS Max 64 GB bán chạy gấp 3 lần iPhone XS 64 GB hay Galaxy S10 Plus bán nhiều hơn S10.
Bên cạnh đó, người Việt mua iPhone thường không quan tâm đến dung lượng bộ nhớ. Người dùng đa phần chọn bộ nhớ 64 GB với các mẫu iPhone. Trong khi các thương hiệu Android đều đã nâng mức dung lượng tối thiểu lên 128 GB thì Apple vẫn kiên định với 64 GB bán kèm dịch vụ đám mây iCloud.
Theo VN Review
Samsung đầu tư 11 tỷ đô la để phát triển thế hệ màn hình tiếp theo Theo một báo cáo mới nhất, Samsung Display sẽ đầu tư 13.1 nghìn tỷ won (khoảng 11 tỷ USD) để phát triển và sản xuất các sản phẩm màn hình thế hệ tiếp theo nhằm đối phó với áp lực cung cấp và giá cả từ các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc. Cụ thể, công ty Hàn Quốc đã công bố kế...