Samsung SDS giảm phụ thuộc vào các công ty ‘chị em’
Samsung SDS Co. mới đây thông báo sẽ mở rộng quan hệ đối tác trên toàn thế giới, nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư và giảm sự phụ thuộc vào các công ty ‘chị em’ cùng thuộc Samsung Electronics.
Biểu tượng của Samsung Electronics
Công ty chuyên về hệ thống CNTT Samsung SDS Co. mới đây thông báo sẽ mở rộng quan hệ đối tác trên toàn thế giới, nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư và giảm sự phụ thuộc vào các công ty “chị em” cùng thuộc Samsung Electronics.
Tại cuộc họp báo tổ chức ở một trung tâm dữ liệu mới đặt tại Chuncheon, cách Thủ đô Seoul 85 km về phía Đông, Giám đốc điều hành (CEO) Hong Won-pyo của Samsung SDS cho biết, công ty của ông đã tăng cường mối quan hệ kinh doanh với các công ty ngoài hệ thống của Samsung thông qua việc tạo nguồn doanh thu mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm điện toán đám mây, nhà máy thông minh, dữ liệu lớn (Big Data) và logistics (hậu cần, kho bãi).
Ông Hong cho biết Samsung SDS đặt mục tiêu tăng tổng doanh số và tỷ trọng của hoạt động kinh doanh ngoài hệ thống Samsung trong năm nay. Song, ông cũng thừa nhận đây là một mục tiêu khá tham vọng.
Như một phần của những nỗ lực đã dạng hóa này, Samsung SDS cho biết sẽ đẩy mạnh các dịch vụ đám mây của mình.
Video đang HOT
Dịch vụ điện toán đám mây cho phép các doanh nghiệp đặt máy chủ, cơ sở dữ liệu và ứng dụng trong môi trường ảo nơi họ có thể truy cập từ xa mọi lúc, mọi nơi mà không cần trung tâm dữ liệu của riêng họ.
Samsung SDS đã nhấn mạnh tới mô hình “đám mây lai”, sự pha trộn giữa đám mây riêng của họ và các dịch vụ tương tự đến từ những nhà cung cấp dịch vụ đám mây hàng đầu thế giới, bao gồm Amazon Web Services (AWS) và Microsoft, để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng.
Bằng cách cho phép các hoạt động công việc di chuyển giữa đám mây riêng và công cộng mỗi khi nhu cầu điện toán và chi phí thay đổi, Samsung SDS cho biết mô hình đám mây lai mang lại cho doanh nghiệp tính linh hoạt cao hơn và nhiều tùy chọn triển khai dữ liệu hơn.
Ngoài ra, ông Hong cũng cho hay Samsung SDS đang mở rộng hợp tác công nghệ với các trung tâm dữ liệu ở châu Âu để cải thiện hiệu quả năng lượng và tiết kiệm chi phí, đồng thời khuyến khích các công ty khác tham gia nền tảng đám mây của mình.
Báo cáo tài chính cho thấy trong năm 2018, doanh thu của Samsung SDS đạt 10.000 tỷ won (8,4 tỷ USD), tăng 8% so với một năm trước đó nhờ nhu cầu mạnh mẽ về dịch vụ điện toán đám mây và phân tích dữ liệu.
Danh mục dịch vụ CNTT của Samsung SSD vẫn phụ thuộc nhiều vào hoạt động kinh doanh với các công ty liên kết của Samsung Electronics.
Tuy nhiên, tỷ lệ doanh thu của Samsung SDS từ những công ty không phải là chi nhánh của Samsung đã tăng từ khoảng 11% trong năm 2017 lên 14% năm 2018. Công ty đặt mục tiêu nâng con số này lên ít nhất 19% trong năm nay
Theo Bnews
Samsung SDS mua 25% cổ phần của tập đoàn CMC, tiếp tục mở rộng hiện diện tại Việt Nam
Khoản đầu tư với trị giá 25% cổ phần của tập đoàn CMC sẽ giúp Samsung SDS, công ty chuyên kinh doanh giải pháp công nghệ của tập đoàn Samsung sớm nắm bắt và mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Samsung SDS, đơn vị chuyên phát triển hệ thống và giải pháp công nghệ của Samsung đã mua lại 25% cổ phần của công ty công nghệ lớn thứ hai tại Việt Nam là CMC với số tiền chưa được tiết lộ.
Theo truyền thông Hàn Quốc đưa tin, thỏa thuận được công bố vào hôm 26/7 vừa qua, thỏa thuận có trị giá ước tính 41,1 triệu USD. Trong khi đó nguồn tin từ CMC chia sẻ với trang Nikkei, giá trị của khoản đầu tư trên không dưới 32,3 triệu USD.
Như vậy đây là một trong những khoản đầu tư lớn nhất vào một công ty liên quan đến công nghệ thông tin của Việt Nam từ một doanh nghiệp nước ngoài.
Cụ thể CMC sẽ chấp nhận có đại diện của Samsung SDS trong công ty. Mặc dù vậy CMC từ chối tiết lộ chính xác số lượng thành viên hội đồng quản trị.
Khoản đầu tư mới sẽ cho phép Samsung có thể tham gia hợp tác cùng CMC trong lĩnh vực IoT, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây và bảo mật thông tin. Ngoài ra, CMC còn sử dụng khoản đầu tư trên để mở rộng kinh doanh tại thị trường Đông Nam Á.
Samsung SDS và CMC bắt đầu hợp tác từ năm 2016 và bước đi mới nhất của SDS chủ yếu nhằm mở rộng sự hiện diện tại thị trường Việt Nam bằng các giải pháp công nghệ của mình và các kênh bán hàng của CMC. Sở dĩ Samsung SDS chọn Việt Nam vì đây là quốc gia dự báo có tốc độ tăng trưởng mạnh trong khối Asean.
CEO Samsung SDS, ông Hong Won-pyo cho biết, việc hợp tác với CMC nhằm mở rộng kinh doanh và chuyển giao công nghệ cho các khách hàng, đối tác tại thị trường Việt Nam.
Tập đoàn công nghệ CMC có trụ sở tại Hà Nội hiện đang tập trung vào các giải pháp công nghệ thông tin và các dịch vụ liên quan đến viễn thông. Trong năm tài chính 2018, công ty đạt doanh thu lên tới 6 ngàn tỷ đồng trong khi lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 300 tỷ đồng.
Samsung hiện đang vận hành hai nhà máy sản xuất smartphone quy mô lớn tại miền Bắc, mỗi năm sản xuất ra được khoảng 150 triệu máy. Ngoài ra Samsung cũng có một nhà máy sản xuất đồ điện gia dụng trong miền Nam. Samsung cũng là một trong những tập đoàn lớn, chiếm tới 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Theo VN Review
Để Samsung tham gia HĐQT, CMC đặt mục tiêu trở thành tập đoàn toàn cầu sau 5 năm Theo Chủ tịch Tập đoàn công nghệ CMC Nguyễn Trung Chính, việc hợp tác với Samsung SDS, công ty thành viên của Tập đoàn Samsung, sẽ cụ thể hóa chiến lược của CMC trong vòng 5 năm tới là trở thành tập đoàn toàn cầu với doanh thu tỷ USD. Samsung SDS chính thức kí hợp đồng hợp tác đầu tư chiến lược...