Samsung muốn dùng thoả thuận giữa Apple và HTC để bỏ lệnh cấm bán
Hồi tuần trước HTC và Apple đã công bố một thỏa thuận về bản quyền có giá trị trong 10 năm, và bây giờ Samsung đang hi vọng sẽ sử dụng nó để ngăn việc cấm bán của sản phẩm của mình. Trong một hồ sơ gửi lên tòa mới đây, Samsung đã yêu cầu tòa án buộc Apple phải nộp một bản sao của hợp đồng với HTC để xem những bằng sáng chế nào đã được đề cập đến. Cụ thể hơn, Samsung muốn biết liệu Apple có cấp quyền sử dụng cho HTC bất kì bằng sáng chế nào mà nhà sản xuất Hàn Quốc từng bị cáo buộc vi phạm hay không, bao gồm luôn cả bản quyền hiệu ứng nảy lên khi cuộn hết trang nội dung và bằng sáng chế cho tính năng dùng hai ngón tay để zoom.
Samsung tranh luận rằng nếu việc này có diễn ra thì hãng muốn yêu cầu của Apple về việc cấm bán các sản phẩm do mình sản xuất phải được hủy bỏ, bởi Apple đã “đặt vấn đề trao đổi (quyền sử dụng bằng sáng chế) để lấy tiền lên phía trước”. Và trong trường hợp này, Apple đã được hưởng lợi từ khoảng tiền 1,049 tỉ USD từ phía Samsung. Phản hồi lại Samsung, nhóm luật sư của Apple đã đồng ý nộp bản thỏa thuận với HTC lên tòa án, tuy nhiên họ cần thông báo cho phía HTC biết trong khoảng thời gian 10 ngày trước khi làm việc này. Mặc dù vậy, Apple từ chối đưa ra khung thời gian chính xác cho động thái gửi hồ sơ này lên tòa.
Trong phiên tòa giữa Apple và Samsung diễn ra trong năm nay, trưởng bộ phận chiến lược và bản quyền của Apple, ông Boris Teksler từng nói rằng Apple thực chất có cấp phép cho các đối tác sử dụng những bản quyền cơ bản và bản quyền về phương pháp tính toán. Tuy nhiên, Apple có “ý định mạnh mẽ” rằng hãng sẽ không chia sẽ những bằng sáng chế liên quan đến trải nghiệm người dùng. Theo Teksler, Apple nghĩ rằng không một công ty nào cần đến những tài sản trí tuệ như thế, trừ khi công ty đó muốn sao chép các thiết bị của Apple.
Apple và Motorola mới đây cũng đang xem xét đến chuyện nhờ một trọng tài để phân xử những rắc rối của hai bên liên quan đến những bằng sáng chế cơ bản.
Theo Tinhte
Apple: Đã tới lúc cần thay máu thiết kế phần mềm?
Vào cuối tháng trước, khi Jony Ive, kỹ sư trưởng phụ trách thiết kế thiết bị của Apple được đưa lên đảm nhận vị trí trưởng bộ phận thiết kế phần mềm, không ít người, cả những người hâm mộ công nghệ lẫn những iFan cứng cựa đều tỏ ra mừng vui khôn xiết.
Sở dĩ có được điều này là do mọi người hy vọng tài năng của "ngài Ive" sẽ giúp người sử dụng vĩnh biệt những lỗ hổng, hay nói chính xác hơn là lỗi về thiết kế giao diện phần mềm trong các thiết bị của Apple.
Video đang HOT
Jony Ive cùng các cộng sự
Từ giữa mùa hè năm nay, chính trong nội bộ Apple, cũng như cộng đồng fan Táo đã bị chia rẽ làm hai trong một cuộc chiến tương đối ác liệt. Một bên thì cố gắng bảo vệ lý tưởng thiết kế giao diện theo xu hướng "skeuomorphic", nghĩa là tạo ra những giao diện ứng dụng giống với những công cụ ngoài đời thực nhất. Số còn lại cho rằng xu hướng này đã không còn chỗ đứng, vì thế nó cần được thay đổi, một hệ thống giao diện hiện đại hơn là điều cần thiết.
Giống đồ vật thật, đẹp hay xấu?
Giờ đây, "chàng gàn" Scott Forstall đã chuẩn bị ra đi, một số người tin tưởng mạnh mẽ rằng, những thiết kế đại loại như màn hình ứng dụng Podcast với hình ảnh một cuộn băng cassette đang bật trong quá trình phát file âm thanh, hay Note với giao diện chẳng khác gì một cuốn sổ ghi vé phạt của các cảnh sát giao thông nước Mỹ.
Sau khi iPhone 5 chính thức ra mắt, không ít những blogger của các trang tin công nghệ lớn trên thế giới như Gizmodo chẳng hạn, đã bắt đầu than phiền rằng chiếc iPhone mới nhất đã khiến họ bắt đầu trở nên nhàm chán. Cụ thể hơn, nhiều người cho rằng, sự thích thú khi trải nghiệm một đời iPhone mới đã chẳng thể nào được như xưa. Và cuối cùng, giọt nước làm tràn ly, đánh dấu sự bùng nổ của cộng đồng trước một iPhone 5 không có gì thay đổi, chính là bài viết của blogger mang tên Farhad Manjoo trên trang Slate với tiêu đề dịch nôm: "iPhone 5 nhạt thếch!" Trong bài viết có đoạn chỉ rõ, "nền tảng di động iOS của Apple đã từng là hệ điều hành di động tuyệt nhất thế giới. Thế nhưng bây giờ, nó cũng chỉ &'tốt' ngang các hệ điều hành khác mà thôi."
Điều này tưởng chừng như "đá nhau chan chát" với chính nhận định của Manjoo ngay sau buổi họp báo ra mắt iPhone 5: "Chiếc điện thoại này quả là một phép màu!" Thế nhưng nhận định này phần lớn dựa vào sức mạnh phần cứng mà iPhone 5 được Apple trang bị. Quả thực mà nói thì, giao diện ứng dụng, hay nói rộng hơn là cả hệ thống phần mềm của Apple trên nền tảng di động đã bắt đầu đi vào lối mòn thiết kế.
Có phải chỉ là vấn đề thẩm mỹ thiết kế?
Tương tự như trên, trong bài viết đánh giá chi tiết iPhone 5, Joshua Topolsky, cựu tổng biên tập trang tin công nghệ nổi tiếng Engadget, nay làm cho The Verge có đoạn:
"Xin các bạn đừng hiểu nhầm ý tôi. iOS là một hệ điều hành di động tuyệt vời và có kết cấu cực kỳ chặt chẽ, tuy nhiên nó cũng đã và đang bộc lộ &'tuổi tác' của chính mình. Tôi có cảm giác iOS của năm 2012 không còn hữu ích như vài năm trước đây, nhất là trong giai đoạn cuộc đua giữa những hệ điều hành di động đã và đang trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Ngày hôm nay sử dụng iOS, tôi luôn trong trạng thái tương đối bất an, không biết mình đang ở đâu và trạng thái của mình ra sao, khi thao tác mở và reload ứng dụng trong iOS 6 diễn ra với tần suất quá lớn. Cảm giác như vậy rất nản."
Vào tuần trước, một blogger công nghệ khác mang bút danh Kontra đã có một bài viết trên blog cá nhân, trong đó có đoạn: "Phần mềm của Apple, đặc biệt là iOS, cần một cuộc thay máu toàn diện cả về trải nghiệm sử dụng lẫn tính mỹ thuật, trong đó trải nghiệm của người sử dụng là cái cần được quan tâm đầu tư sâu sát hơn."
Vì thế, câu hỏi đặt ra cho Apple, hay đúng hơn là dành cho cá nhân Jony Ive, đó là liệu quý ngài Ive có đủ khả năng cáng đáng cả hai trọng trách nặng nề, đó là vừa giữ được nét tinh tế trong thiết kế vốn có của Apple, cũng như tạo ra một làn gió mới trong giao diện người sử dụng iOS nói riêng hay không?
Trong quá khứ cũng như hiện tại, không một điều gì hay một dẫn chứng nào chứng minh Ive không hoàn thành xuất sắc công việc của mình với cương vị một nhà thiết kế phần cứng. iPhone, iPad, và những cỗ máy Mac có thể nói là những thiết kế chuẩn mực của làng công nghệ đương đại, điều này không cần bàn cãi. Và Apple, tin tưởng tuyệt đối vào Ive, đang chơi một canh bạc nơi mà họ tin tài năng của nhà thiết kế 45 tuổi này có thể đem khả năng về phần cứng của mình để thay máu hệ thống giao diện phần mềm đang dần già cỗi của iOS nói riêng.
Tuy nhiên, giao diện phần mềm, như Kontra đã chỉ rõ trong bài viết blog, "không chỉ đánh vào phần nhìn". Nó còn thể hiện tất cả những gì một phần mềm ứng xử với người sử dụng. Vì thế, nếu muốn làm tốt mảng giao diện, theo Kontra, thì Ive cũng phải hiểu tường tận về cách thức hoạt động của những ứng dụng, chứ không chỉ về mặt thẩm mỹ nói chung.
iOS vẫn tồn tại không ít lỗi giao diện
Một ví dụ đơn giản và tiêu biểu nhất khi đem iOS so sánh với Android, HĐH bị coi là "phiên bản copy thiếu sáng tạo iOS", vấn đề ngay lập tức nảy sinh. Sáu chức năng gây tốn pin hạng nhất trong một chiếc điện thoại, đó là WiFi, kết nối 3G, thông báo mới, GPS, Bluetooth và độ sáng màn hình. Việc thiết lập các chức năng này trên iOS yêu cầu nhiều bước chạm màn hình để đăng nhập thực đơn tùy chỉnh. Trong khi đó, với HĐH của Google, bạn chỉ cần vuốt nhẹ từ trên đỉnh điện thoại, và bạn có thể truy xuất hầu hết tất cả những gì mình cần ngay tại đó, mặc dù giao diện vẫn hơi rối mắt.
Vì thế, vấn đề về giao diện của Apple đã không còn chỉ tồn tại ở việc có nên giữ lại triết lý thiết kế "skeuomorphic" (như tôi đã đề cập ở phần đầu bài viết) hay không.
Thay đổi
Tuy nhiên, một tin vui đem đến cho giới hâm mộ công nghệ, có thể năm 2013 sẽ là một năm khởi sắc mà Apple dành tặng cho cộng đồng fan trung thành, vốn đã và đang lung lay vì chiếc iPhone 5.
Vì sao? Hãy xem lại những thứ Apple đã mang lại cho thế giới công nghệ chỉ tính riêng trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến nay. Chúng ta có iPhone 5, iPad thế hệ thứ 4, iPad mini, iMac mới, iPod mới, và cuối cùng là một chiếc laptop mới, MacBook Pro 13 inch màn hình Retina. Về nhân sự, một cú sốc không chỉ cho cả Apple mà còn cho cả thung lũng Silicon nói chung đó là sự (sắp) ra đi của Scott Forstall, thủ lĩnh mảng iOS, một trong những đại công thần đã góp phần giúp Apple có được vị thế như ngày hôm nay. Thay thế Forstall là Craig Federighi, leader mảng OSX. Jony Ive thì chúng ta đã đề cập ở trên.
Trong thông cáo báo chí thông báo về sự xáo trộn nhân sự chưa từng có này, Apple đã đặt tít: "Apple thông báo về những thay đổi nhân sự giúp các bộ phận phần cứng, phần mềm và dịch vụ hợp tác hiệu quả hơn".Blogger John Gruber tin rằng đây là sự thật tương đối phũ phàng mà Apple phải đưa ra. Apple đã phải thay đổi những nhân sự cấp cao để nhiều bộ phận của Apple có thể làm việc với năng suất cao hơn. Như đã phân tích trong những bài viết trước đây, Scott Forstall đã có cả một bảng thành tích dài những lần "chơi không đẹp" với những người đồng cấp. Sự việc tiến triển đến mức mà Ive và Forstall thậm chí còn không thèm ngồi chung phòng họp trong những cuộc họp nội bộ. Chính vì vậy, việc loại bỏ Forstall được ban lãnh đạo Apple coi như là giải pháp cuối cùng để gắn kết cả ba mảng kể trên của Apple lại với nhau.
Tạm kết
Hiện giờ, cá nhân tôi cũng như không ít người khác, trong đó có cả những iFan một thời phát cuồng sau mỗi đêm Apple ra mắt sản phẩm, đều chỉ hy vọng rằng canh bạc mà Apple đặt hết vào "cửa" Jony Ive đem lại thành công cho một Apple đã và đang ở phía sau con dốc thành công.
Theo Genk
Apple tìm cách cấm bán Galaxy S IIII tại Mỹ Chiếc điện thoại quan trọng nhất của Samsung trong năm nay đang là "mục tiêu tấn công" của Apple khi hãng này đang tìm cách ngăn không cho Galaxy S III bán ra tại Mỹ. Trong đơn kiện mới nhất của Apple cáo buộc điện thoại Galaxy S III vi phạm 2 bằng sáng chế liên quan đến tính năng phần mềm của...