Samsung mở nhà máy LCD ở Trung Quốc
Dây chuyền sản xuất tại nhà máy LCD đầu tiên của Samsung ở Trung Quốc đã bắt đầu hoạt động, với mục đích tham gia cạnh tranh vào thị trường LCD nội địa nước này.
Samsung cùng với hãng đồng hương LG của Hàn Quốc đều đã xây dựng nhà máy sản xuất màn hình phẳng trị giá hàng tỷ USD ở Trung Quốc, giúp họ cạnh tranh hiệu quả với các thương hiệu ít nổi tiếng tại quốc gia đông dân nhất thế giới.
Samsung có kế hoạch tham gia cạnh tranh với các thương hiệu LCD ít nổi tiếng tại Trung Quốc. Ảnh: Ginger-ninja.
Video đang HOT
Trong bối cảnh thị trường TV toàn cầu đang ngày càng bị thu hẹp và dường như cung vượt quá cầu, các hãng TV của Trung Quốc như BOE và TCL cũng lâm vào tình cảnh cắt giảm chung với các hãng khác trên thế giới. Tuy nhiên, hai nhà sản xuất LCD lớn nhất thế giới này vẫn giành phần lớn thị phần nhờ doanh số mạnh mẽ từ các nhà máy TV nội địa.
Theo hãng nghiên cứu IHS iSuppli, việc mở nhà máy mới của Samsung là một động thái nhằm khắc phục tình trạng lượng TV xuất xưởng trên toàn cầu của hãng trong quý III/2013 lần đầu tiên bị suy giảm so với quý II trước đó.
Trong khi nhu cầu TV tại thị trường Trung Quốc cũng đang bị suy giảm, các nhà sản xuất tấm nền vẫn quyết định mở rộng sản lượng tại đây để khai thác tối đa ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng đang phát triển mạnh của nước này. Bên cạnh đó, nhiều hộ gia đình Trung Quốc vẫn chưa thay thế TV CRT đời cũ của họ bằng những model màn hình phẳng đời mới cũng cho thấy đây sẽ là một thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn.
Hãng công nghệ Samsung cũng cho biết đang có kế hoạch đầu tư thêm vào nhà máy sản xuất LCD của họ tại Tô Châu, gần Thượng Hải (Trung Quốc), vào quý IV này nhằm để tăng sản lượng.
Theo VNE
Doanh số TV bán ra toàn cầu lần đầu tiên giảm
Thay vì tăng trưởng đều hàng năm, lần đầu tiên doanh số TV bán ra toàn cầu trong năm 2012 lại giảm so với các năm trước, số lượng lên tới hơn 16 triệu chiếc so với năm 2011.
Theo thống kê từ IHS iSupply, doanh số TV bán ra trong năm 2012 trên toàn thế giới chỉ còn 238,5 triệu chiếc, giảm khá nhiều so với mốc 254,6 triệu chiếc năm 2011. Ở các thị trường lớn, hầu hết các loại TV dạng đèn chiếu (CRT) đã được thay thế bằng các model màn hình phẳng, tinh thể lỏng và điều này khiến cho sức mua TV mới giảm đi. Điển hình như tại Nhật, sức mua TV mới giảm tới 13,5 triệu chiếc và chiếm phần lớn sự sụt giảm trên toàn cầu năm qua.
Thị trường TV không còn tăng trưởng như những năm trước. Ảnh: Vivamiami.
Năm 2013 cũng được các nhà phân tích dự đoán sẽ không dễ dàng với thị trường TV và dòng sản phẩm này phải tới 2014 và 2015 mới tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, 2015 có thể là năm lập lại kỷ lục về số lượng TV bán ra giống như 2011.
Trong khi TV nói chung không còn được kỳ vọng tăng trưởng nhưng phân khúc Ultra HD TV, những mẫu TV có độ phân giải 4K cao gấp 4 lần Full HD, lại mang tới nhiều kỳ vọng trong tương lai. Theo dự đoán của IHS iSupply, chỉ trong vòng 2 năm tới, người tiêu dùng sẽ bắt đầu thay thế dần TV chuẩn Full HD như hiện tại bằng các dòng sản phẩm Ultra HD.
Bên cạnh đó, công nghệ màn hình OLED thế hệ mới cùng với sức hấp dẫn của vòng chung kết bóng đá thế giới 2014 ở Brazil sẽ là động lực lớn để kích thích thị trường TV tăng trưởng mạnh trở lại. Trong năm 2013, lượng TV bán ra tại Mỹ và Tây Âu có thể sẽ giảm nhẹ nhưng tại Đông Âu và Trung Quốc thì trái ngược lại, có thể tăng lên.
Hiện tại, các nhà sản xuất TV vẫn đạt kỳ vọng cao vào các dòng TV thông minh kết nối Internet, cho phép sử dụng nhiều dịch vụ trực tuyến. Ngày càng có nhiều sản phẩm này hơn được đưa ra thị trường và mở rộng xuống cả dòng sản phẩm cấp thấp.
Theo VNE
Màn hình TFT 12,1 inch đầu tiên cho độ phân giải 4K x 2K Hãng sản xuất Japan Display vừa cho thông báo phát triển màn hình hiển thị độ phân giải cao nhất trên thế giới dành cho tablet, cụ thể ở đây là TFT LCD có kích thước 12,1 inch với độ phân giải 4K x 2K. Độ phân giải của module LCD này là 3840 x 2160 pixel, cung cấp mật độ điểm ảnh...