Samsung khẳng định đầu tư lâu dài tại thị trường Việt Nam
Tập đoàn Samsung đã cam kết đầu tư lâu dài tại thị trường Việt Nam thông qua việc xây dựng hai nhà máy sản xuất smartphone, máy tính bảng tại Bắc Ninh và Thái Nguyên.
Samsung hiện là công ty công nghệ hàng đầu thế giới về smartphone. Để có được những thành công này, Samsung đã tập trung đầu tư cho các khâu nghiên cứu và phát triển (riêng năm 2013 đã chi 13,6 tỉ USD cho lĩnh vực này).
Hiện Samsung có 34 trung tâm nghiên cứu và phát triển trên toàn thế giới, 25% trong tổng số 286.000 lao động làm việc tại các bộ phận này. Hơn 90% linh kiện trong các sản phẩm do chính Samsung sản xuất nên họ có thể chủ động trong các khâu của chuỗi cung ứng, đồng thời giữ được tốc độ cạnh tranh khi mang những sáng tạo công nghệ tới người tiêu dùng.
Trong thời gian qua, Samsung đã xây dựng 2 nhà máy tại Việt Nam, đem lại việc làm cho 54.000 lao động. Tập đoàn này cũng xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển dành cho các sản phẩm di động tại Hà Nội, trong tương lai đây sẽ là trung tâm lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Tại thị trường Việt Nam, mảng điện thoại thông minh có sự cạnh tranh quyết liệt giữa nhiều nhà cung cấp tại nhiều phân khúc sản phẩm khác nhau, nhưng Samsung vẫn dẫn đầu thị trường (gồm cả máy tính bảng) với 30,2% thị phần về giá trị. Tập đoàn này xác định Việt Nam là thị trường năng động với dân số trẻ, luôn đón nhận những trào lưu công nghệ mới, do vậy luôn đưa ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của các nhóm người tiêu dùng khác nhau với những dịch vụ đi kèm phù hợp.
Ngoài dòng sản phẩm điện thoại thông minh là sản phẩm chủ lực, Samsung còn có các dòng sản phẩm chuyên biệt hơn, với màn hình lớn hơn phục vụ nhu cầu đọc, học, giải trí như bút S-pen để ghi chép, chú thích; các sản phẩm máy tính bảng và notes cũng đang được người tiêu dùng đón nhận. Một ví dụ cụ thể, bên cạnh các dòng S3, S4, S5 với giá thành lên đến 700 – 800 USD thu hút một lượng lớn khách hàng, hãng cũng có những sản phẩm phù hợp cho các đối tượng khách hàng khác; ví dụ sản phẩm máy tính bảng Samsung tab 3 lite hướng đến phân khúc học sinh, sinh viên, người tiêu dùng phổ thông là mẫu máy tính bảng bán chạy nhất trong tháng 3-2014.
Samsung có sản phẩm chiến lược gì cho thị trường Việt Nam? Với câu hỏi này, đại diện tập đoàn cho biết, chiến lược chính là đổi mới, sáng tạo dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng. Samsung vẫn hướng vào các nhóm ngành hàng chủ yếu: Smartphone, máy tính bảng, note và bút S-pen, Ở từng ngành hàng này, tập đoàn sẽ đưa ra các dòng sản phẩm khác nhau. Ngoài ra không thể không kể đến việc tập đoàn này đầu tư nghiên cứu kĩ những tiện ích để người tiêu dùng có thể sử dụng với smartphone của mình. Hay nói một cách khác, thay vì nhấn mạnh chúng tôi có bộ vi xử lí mạnh, thời lượng pin lâu thì Samsung giải thích để khách hàng có thể sử dụng ứng dụng giải quyết công việc.
Video đang HOT
Việt Nam là một trong số ít quốc gia mà Samsung đầu tư tới 2 nhà máy bởi có sự ổn định về chính trị, nguồn lao động dồi dào và có nhiều tiềm năng. Các nhà máy này đều sản xuất smartphone, máy tính bảng, linh kiện điện thoại và chủ yếu dùng cho xuất khẩu (hiện xuất khẩu hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới). Trong số này, nhà máy tại Bắc Ninh đã hoạt động ổn định và Samsung cam kết nâng cao tỉ lệ nội địa hóa, cải tiến quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm. Nhà máy tại Thái Nguyên mới hoạt động do vậy nhiệm vụ trước mắt là ổn định sản xuất và mở rộng sản xuất tại đây. Trong tương lai gần, Samsung sẽ tiếp tục phát triển quy mô nhà máy tại Thái Nguyên bằng việc tăng số lượng dây chuyền sản xuất, hoàn thiện cơ sở vật chất. Ngoài ra, tập đoàn này đang xem xét để đầu tư các lĩnh vực khác nhau: Sân bay, hạ tầng viễn thông, xây dựng…
Với những cam kết đầu tư lâu dài, cộng với sự ủng hộ của các cơ quan quản lí các cấp, tập đoàn Samsung đã và đang nỗ lực để tiếp tục duy trì là công ty công nghệ số 1 thế giới tại thị trường Việt Nam.
Theo Hà Nội Mới
Hậu trường sản xuất smartphone lõi tứ RACER
Trước khi tới tay người dùng, điện thoại RACER lõi tứ của thương hiệu điện thoại Việt HKPhone phải trải qua nhiều công đoạn chế tác, kiểm nghiệm độ bền khắt khe.
HKPhone RACER được giới thiệu ra thị trường vào đầu tháng 12/2013 với trang bị cấu hình lõi tứ cùng chip đồ họa mali-400MP cho hiệu năng mạnh mẽ cùng mức giá chỉ 2,89 triệu đồng.
RACER là sản phẩm chiến lược của HKPhone.
Ông Phí Hữu Thanh Long, Giám đốc sản phẩm HKPhone cho biết, RACER là sản phẩm chiến lược của công ty nên ban lãnh đạo đã đầu tư rất nhiều công sức cũng như tâm huyết để "thai nghén" sản phẩm trước khi bán ra gần một năm trời. "Trong đó cực nhọc nhất phải kể đến việc lên ý tưởng thiết kế, dựng cấu hình, chọn công nghệ và nạp ROM cho sản phẩm", ông Long chia sẻ.
Để có được sản phẩm phù hợp với sở thích, nhu cầu sử dụng của đa số người dùng Việt, HKPhone phải thực hiện khảo sát thị trường trên diện rộng, từ đó phác thảo thiết kế bên ngoài và cấu hình bên trong. Toàn bộ khâu thiết kế và dựng cấu hình máy được đội ngũ kỹ thuật người Việt can thiệp sâu cùng đối tác.
Một trong hàng trăm bài thử nghiệm độ bền RACER.
Nhiều phương án được các kỹ sư HKPhone cân nhắc như sử dụng công nghệ cũ giá rẻ hay đầu tư công nghệ tiên tiến đắt tiền. Sau cùng, phương án được lựa chọn là đưa RACER sản xuất trên công nghệ mới cao cấp với số lượng cực lớn. Qua đó, chi phí linh kiện đầu vào, chi phí lắp ráp, thuê nhân công và chi phí nhà xưởng, máy móc được tận dụng tối đa và hiệu quả. Phương án này còn có ưu điểm tăng chất lượng gia công sản phẩm do từng khâu trong việc lắp ráp sản phẩm đã được chuyên môn hóa.
Trước khi tiến hành sản xuất hàng loạt, RACER mẫu được tiến hành làm thử theo nhiều công nghệ khác nhau. Hàng trăm bài test độ bền được tiến hành để chắc chắn công nghệ được chọn đạt tiêu chuẩn.
"Công đoạn thử độ bền sản phẩm được chúng tôi thực hiện gắt gao, tỉ mỉ. Chỉ một trong hàng trăm bài test không đạt yêu cầu, sản phẩm phải được làm lại theo công nghệ khác cho đến khi vượt qua các bài kiểm tra", ông Long nhấn mạnh.
Nhân công có tay nghề cao đang thực hiện lắp ráp sản phẩm.
Dựa trên công nghệ tạo ra chiếc RACER đạt chuẩn, HKPhone tiến hành sản xuất hàng loạt. Đội ngũ kỹ sư và nhân công HKPhone với kinh nghiệm và tay nghề cao làm việc liên tục để kịp tiến độ. Phòng kiểm tra chất lượng hoạt động tối đa công suất để chắc chắn tất cả số máy tới tay người dùng không bị mắc lỗi.
Sau cùng, công đoạn nạp ROM (phần mềm) cho sản phẩm được thực hiện tại Việt Nam bởi 100% kỹ sư người Việt trong suốt 2 tháng. Công việc này đòi hỏi đội ngũ lập trình phải am hiểu người dùng và có đam mê thực sự với công việc. Từ những ý tưởng hạt nhân ban đầu cho đến sản phẩm hoàn thiện, bản ROM trên smartphone Android Việt phải trải qua nhiều công đoạn xây dựng, tùy biến, thử nghiệm kỹ lưỡng.
Đội ngũ lập trình viên tạo bản ROM cho điện thoại HKPhone.
Với quá trình tạo ra sản phẩm nghiêm ngặt kể trên, hãng đã mạnh dạn đưa ra chương trình bảo hành thời hạn lên đến 15 tháng cho RACER. Để tạo vị thế vững chắc hơn tại thị trường Việt Nam, bên cạnh việc giới thiệu những sản phẩm hiện đại giá rẻ, HKPhone cũng đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất thực hiện toàn bộ các công đoạn chế tác tại Việt Nam.
Ngoài ra công ty đã nhân rộng chuỗi showroom chuyên biệt khắp các tỉnh thành trên toàn quốc cùng 4 trung tâm bảo hành tại 3 miền. Bên cạnh việc chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, chương trình dùng thử máy miễn phí 3 ngày cũng thể hiện quyết tâm của HKPhone đem đến sản phẩm và dịch vụ hoàn hảo cho người dùng Việt.
Theo VNE
Trung Quốc yêu cầu Mỹ giải thích về vụ hack Huawei Trung Quốc đã bày tỏ rõ mối lo ngại sâu sắc trước vụ việc Mỹ hack máy chủ của Huawei, một trong những công ty viễn thông hàng đầu Trung Quốc và cũng là nhà sản xuất smartphone lớn thứ 3 thế giới. Trả lời phỏng vấn vào ngày thứ hai (24/3) vừa qua, ông Hong Lei, đại diện Bộ Ngoại giao Trung...