Samsung hướng tới 70% thị trường nội địa
Nửa đầu 2012, nhà sản xuất điện thoại Hàn Quốc đã có được một bước nhảy vọt về thị phần với 66%, so với 52,7% năm trước.
Galaxy S III là một trong những nguyên nhân thành công của Samsung tại Hàn Quốc.
Theo trang tin Hàn Quốc MK, Samsung đang có tham vọng hướng đến con số 70% thị phần điện thoại di động ngay tại quê hương mình.
Dù khá cao nhưng giới quan sát nhận định đây là điều hoàn toàn có cơ sở và có thể xảy ra. Bởi chỉ trong nửa đầu năm 2012, Samsung đã có được đến 66% thị phần điện thoại. Nguyên nhân được cho là lượng doanh số bán ra vượt trội từ chiếc Galaxy S III.
So với các năm trước, 2012 là năm chứng kiến sự phát triển nhảy vọt của thị trường điện thoại di động Samsung. Nhà sản xuất này chỉ có 51,2%, 52,6% và 52.7% thị phần tương ứng trong 3 năm gần đây.
Video đang HOT
Một nguyên nhân thành công khác của Samsung ngay tại Hàn Quốc được cho là sự đầu tư mạnh tay vào hạ tầng mạng LTE tốc độ cao, sau một thời gian khá dài đã bắt đầu thu được kết quả.
Theo VNE
Infographic: Các đại gia bánh kẹo Việt Nam: 4 ông góp của bằng già nửa... 1 ông !
Năm 2011, tổng doanh thu của bốn "ông lớn" trong làng bánh kẹo là Hải Hà, Hữu Nghị, Biscafun chỉ bằng 73% doanh thu của "anh cả" Kinh Đô.
Theo Số liệu của Tổ chức điều phối IBA (GHM) ước tính sản lượng bánh kẹo tại Việt Nam đạt khoảng 476.000 tấn, tổng giá trị bán lẻ là 674 triệu USD. Năm 2012 sản lượng sẽ ở vào khoảng 706.000 tấn, tổng giá trị bán lẻ sẽ ở mức 1.446 triệu USD.
Các nhà sản xuất nội thống lĩnh 75-80% thị phần, và chỉ 20-25% thị phần dành cho các sản phẩm nhập ngoại.
Kinh Đô (KDC) là đơn vị đang giữ vững ngôi đầu về thị phần bánh kẹo Việt Nam (khoảng 30 - 35% thị phần).
Các sản phẩm của Kinh Đô tập trung cho phân khúc trung và cao cấp, thống lĩnh thị phần toàn thị trường có thể kể đến gồm Bánh Trung Thu (76%), bánh mỳ (64%), bánh mặn AFC (56%). Bánh quy ngọt chiếm 30,4% thị phần nhưng đem lại nguồn doanh thu đáng kể nhất (28%).
Công ty này cũng đang đầu tư và phát triển mạnh mẽ sang các sản phẩm trong ngành thực phẩm khác (sữa và đồ lạnh, mỳ gói, dầu ăn) bên cạnh mặt hàng bánh kẹo chủ lực.
Bibica (BBC) bắt đầu nổi tiếng với sản phẩm bánh Hura (năm 2006), hiện đã chiếm 30% thị phần bánh bông lan. Các sản phẩm bánh biscuits & cookies chiếm 20% thị phần bánh khô. Bánh choco-pie và kẹo của Bibica được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng (Bibica hiện dẫn đầu thị phần kẹo).
Ngoài ra, Bibica còn cung cấp một số sản phẩm dinh dưỡng.
Nhãn hiệu Hải Hà (HHC) chủ yếu phục vụ khách hàng bình dân. Kẹo các loại là dòng sản phẩm chủ lực đóng góp khoảng 75% doanh thu cho công ty. Còn lại là bánh kem xốp, bánh quy, craker và bánh trung thu góp hơn 20%. Hải Hà đứng thứ 2 thị phần kẹo với 14% (sau BBC) và chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu ở phân khúc sản phẩm kẹo chew, Jelly và kẹo xốp.
Sản phẩm bánh kẹo của Hữu Nghị đáng chú ý là bánh quy, mứt tết và bánh mỳ công nghiệp. Riêng với bánh mỳ mặn công nghiệp, Hữu Nghị là đơn vị dẫn đầu thị trường (hai nhãn hiệu Lucky và Staff rất được ưa chuộng).
Ngoài bánh kẹo, Hữu Nghị còn sản xuất thực phẩm chế biến (giò, ruốc, thịt nguội, xúc xích, v.v...) và đồ uống có cồn (rượu vang, champagne, vodka), xuất khẩu nông sản.
Các loại bánh mềm phủ socola, bánh cracker và kẹo do nhà máy Biscafun của Công ty CP Đường Quảng Ngãi (QNS) sản xuất được người tiêu dùng nông thôn ưa chuộng (thị trường nông thôn mang lại 60% doanh thu cho nhà máy).
Bánh kẹo chỉ đóng góp lượng nhỏ trong cơ cấu sản xuất kinh doanh của Công ty Đường Quảng Ngãi (đường, mật, nước giải khát, sữa đậu nành...).
Infographic dưới đây sẽ mô tả bức tranh tài chính hiện tại giữa các đại gia bánh kẹo Việt Nam:
Theo vietbao
Ultrabook dần chiếm thị phần của laptop Trong khi doanh số laptop Windows đang bị chững lại thì ultrabook vẫn tiếp tục tăng trưởng và chiếm lấy thị phần. Doanh số ultrabook trong năm nay đã có dấu hiệu khả quan hơn trước. Theo Notebokcheck, dòng sản phẩm này đang chiếm khoảng 11% doanh số các mẫu máy tính xách tay có giá trên 700 USD trong 5 tháng đầu...