Samsung, Huaweii, ZTE cùng bị kiện
InterDigital Inc (IDCC) lại đăng đơn kiện cáo buộc Huawei Technologies, ZTE và Samsung Electronics vi phạm bằng sáng chế vì cho rằng họ đang sử dụng công nghệ của mình cho những tiêu chuẩn điện thoại di động mới nhất.
Đơn khiếu nại lần này được dựa trên đơn kiện đối với Huawei, ZTE và Nokia trong năm 2011, đã đệ trình lên Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ tại Washington. Phiên điều trần sẽ diễn ra vào tháng Hai.
Interdigital cáo buộc 7 loại sản phẩm của Huawei, ZTE, Samsung và Nokia bao gồm điện thoại di động, USB, máy tính xách tay,.. vi phạm bản quyền sáng chế. InterDigital đang tìm cách để ngăn chặn việc nhập khẩu các sản phẩm này vào Hoa Kỳ. Công ty cho biết đã đệ đơn kiện lên tòa án liên bang ở Wilmington, Delaware nhằm đòi tiền bồi thường vì các sáng chế của họ đã bị sử dụng trái phép.
Chủ tịch bộ phận lưu giữ bằng sáng chế InterDigital, Lawrence Shay tuyên bố: “Trong khi hầu hết những người được cấp bằng sáng chế đều đã công nhận và xin cấp phép với chúng tôi, thì với một số trường hợp chúng tôi buộc phải nhờ tới hành động pháp lý”.
InterDigital cũng tuyên bố mở rộng quyền sử dụng bằng sáng chế với nhà sản xuất BlackBerry – công ty TNHH Research In Motion (RIM) để đảm bảo sản phẩm Blackberry có thể sử dụng công nghệ 4G.
Vụ kiện lần trước giữa InterDigital và Huawei vào năm 2011đã khiến công ty Trung Quốc này nộp đơn khiếu nại chống độc quyền lên Ủy ban Liên minh châu Âu buộc tội InterDigital đã có những “yêu cầu bất hợp lý và phân biệt” với phí khai thác giấy phép. Với lần kiện thứ hai này không biết Huawei sẽ có động thái đáp trả như thế nào.
Video đang HOT
Theo Genk
Intel vướng vào vụ kiện bản quyền
Tập đoàn Intel đã thắng vòng đầu tiên của một vụ kiện vi phạm bằng sáng chế mà một số nhà lập pháp cho biết có thể đe dọa nhiều việc làm tại các nhà máy sản xuất của công ty Mỹ này.
Nhà sản xuất linh kiện bán dẫn lớn nhất thế giới đã không vi phạm các bằng sáng chế của X2Y Attenuators LLC. Thẩm phán David Shaw thuộc Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ cho biết trong một thông báo đăng trên trang web của cơ quan. Bước tiếp theo có thể là đánh giá lại các phán quyết của tòa án, nếu Intel bị quyết định vi phạm các bằng sáng chế, họ có thể bị cấm nhập khẩu sản phẩm vào Mỹ.
Các nhà lập pháp ở cả hai đảng chính trị Mỹ đều quan tâm đến kết quả, hàng ngàn việc làm cho người dân Mỹ đang dựa vào kết quả vụ kiện này. Vụ kiện này dấy lên những tranh cãi rộng hơn về việc liệu chủ sở hữu bằng sáng chế nhưng không tạo ra sản phẩm có thể sử dụng quyền cấm nhập khẩu như một lợi thế trong cuộc chiến giá bản quyền.
Hàng ngàn việc làm tại các nhà máy của Intel đang bị đe dọa.
Sau khi người lao động ở Mỹ làm công việc sản xuất ban đầu, Intel sử dụng các nhà máy ở các quốc gia khác để lắp ráp, điều này khiến các chip nhớ và những sản phẩm sử dụng chúng của Intel rất dễ tổn thương bởi lệnh cấm nhập khẩu của ITC. Hewlett-Packard (HP) và Apple (AAPL), 2 công ty sử dụng chip Intel, cũng có tên trong đơn khiếu nại lên ITC.
Các bằng sáng chế X2Y bao gồm cách để khắc phục nhiễu điện từ có thể làm hỏng các thiết bị điện tử. Công ty này đã phát triển phương pháp để cải thiện hiệu suất của các mạch, cấp giấy phép phát minh cho Samsung Electronics, hãng sản xuất chip nhớ máy tính lớn nhất thế giới.
Không vi phạm
Shaw nói rằng Intel không vi phạm 3 bằng sáng chế này, và 2 trong số chúng là không hợp lệ. Phán quyết đầy đủ của tòa án sẽ đến sau khi cả hai bên có dịp để biên tập lại các thông tin kinh doanh bí mật.
X2Y vẫn tự tin rằng Ủy ban sẽ bảo vệ sự sáng tạo thực sự và sẽ tiếp tục thực thi luật sở hữu trí tuệ một cách mạnh mẽ chống lại các hành vi xâm phạm", X2Y cho biết trong một thông báo qua e-mail được phân phối bởi một phát ngôn viên bên ngoài, Anne Standley.
Vụ kiện dân sự mà X2Y đã nộp tại tòa án liên bang ở quê hương của Erie, Pennsylvania, vẫn đang chờ đợi kết quả vụ kiện của ITC. Ủy ban này đã đặt ngày 15 tháng tư là hạn chót để hoàn thành cuộc điều tra.
"Chúng tôi rất hài lòng với kết quả này và sẽ tiếp tục để bảo vệ mình ở vụ kiện đang chờ giải quyết tại tòa án quận của Mỹ", Chuck Mulloy, một phát ngôn viên cho Santa Clara, cơ sở Intel ở California, cho biết trong một thông báo qua e-mail.
Các nhà máy tại Mỹ
Intel có các cơ sở tại Arizona, California, Oregon, Massachusetts và New Mexico. X2Y khiếu nại về các hoạt động của Intel tại những nhà máy thử nghiệm và lắp ráp ở Costa Rica, Malaysia, Philippines và Trung Quốc.
Cơ sở của Intel tại bang Arizona.
"X2Y đã tiếp cận với Intel hơn một thập kỷ trước và giải thích công nghệ của X2Y sẽ giúp phát triển sản phẩm của Intel đến thế nào nếu Intel muốn được cấp phép", công ty này nói trên website của họ. "Intel đã không lấy giấy phép, nhưng lại sử dụng công nghệ của X2Y."
ITC, tổ chức có nhiệm vụ bảo vệ thị trường Mỹ khỏi những cuộc cạnh tranh không lành mạnh, đã siết chặt tiêu chuẩn của họ, yêu cầu những người sở hữu bằng sáng chế phải có "những hoạt động liên quan rõ ràng", nhằm loại bỏ những trường hợp khiếu nại từ những người không có hoạt động kinh doanh thật sự. Shaw cho biết X2Y đã đáp ứng được ngưỡng để ngành công nghiệp trong nước của họ xứng đáng được bảo vệ.
Theo Genk
Samsung 'thở phào' vì không bị cấm bán smartphone tại Mỹ Thẩm phán cho rằng "mặc dù Apple muốn giữ một số tính năng độc quyền cho mình nhưng điều này không đồng nghĩa với việc tất cả sản phẩm có những chức năng ấy đều bị cấm bán vĩnh viễn trên thị trường (Mỹ)". Trong buổi hầu toà vừa diễn ra, vị nữ thẩm phán Lucy Koh có giải thích rằng các mẫu...