Samsung, Huawei tự sản xuất phần lớn chip modem
Hai nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới tự cung ứng phần lớn chip modem, vốn giúp thiết bị kết nối với mạng dữ liệu không dây.
Theo Reuters, đây là bằng chứng được đưa ra trong phiên tòa chống độc quyền có liên quan đến nhà sản xuất chip Qualcomm. Phiên tòa giữa Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ và Qualcomm khởi động tại California hôm 4.1. Giới quản lý cho rằng Qualcomm tham gia vào hoạt động cấp phép bằng sáng chế chống cạnh tranh để duy trì thế độc quyền chip modem.
Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Vụ việc hiện được theo dõi sát vì nó có thể giúp giải quyết cuộc chiến pháp lý toàn cầu giữa Apple và Qualcomm. Apple cáo buộc rằng Qualcomm tham gia vào nhiều hoạt động kinh doanh bất hợp pháp, còn Qualcomm cho hay Apple vi phạm hai bằng sáng chế của hãng. Qualcomm nhận được phán quyết có lợi về mình ở Trung Quốc và Đức hồi tháng 12.2018.
Qualcomm cho rằng hoạt động cấp phép của mình tuân theo quy tắc đã có từ lâu trong ngành công nghiệp, và hãng cũng tính phí cấp phép rộng rãi như nhau trong nhiều năm trước khi bắt đầu bán chip. Đây là thị trường lớn với Qualcomm, công ty kiểm soát 59,6% trong thị trường chip modem 4G 15,3 tỉ USD tính đến năm 2017, theo chuyên gia Phil Solis thuộc hãng IDC.
Song Bob Van Nest, luật sư đại diện cho Qualcomm trong vụ án này, cũng tìm cách chứng tỏ rằng Qualcomm không chiếm ưu thế đối với hai nhà sản xuất thiết bị di động lớn nhất thế giới. Ông Van Nest cho biết Huawei tự cung cấp 54% số chip modem gắn vào thiết bị do hãng sản xuất, chỉ nhận 22% số chip từ phía Qualcomm, phần còn lại thì đến từ các nhà sản xuất giấu tên khác. Samsung thì tự cung cấp 52% số chip modem, nhận 38% số chip từ Qualcomm và phần còn lại từ các nhà sản xuất khác.
Samsung và Huawei là hai hãng công nghệ đa dạng và lớn mạnh, làm nhiều sản phẩm khác ngoài smartphone. Ví dụ, đơn vị HiSilicon của Huawei cung cấp chip cho các dòng điện thoại cao cấp như Mate và P. Bộ phận chip của Samsung thì cung ứng bộ xử lý và nhiều thành phần khác cho không ít thiết bị cầm tay do hãng sản xuất. Samsung còn là nhà cung cấp chip nhớ lớn toàn cầu.
Ngoài ra, hai cái tên Hàn Quốc và Trung Quốc cũng là đối thủ đáng gờm của Apple trên thị trường smartphone cao cấp có giá từ 700 USD trở lên. Quý 2/2018, Apple là nhà cung ứng smartphone lớn thứ ba thế giới xét theo số lượng, còn Samsung đứng nhất và Huawei đứng nhì. Apple phụ thuộc hoàn toàn vào chip modem từ Intel và Qualcomm, dù iPhone được phát hành vào năm 2018 chỉ dùng chip modem của Intel.
Theo thanh niên
Kirin 990 sẽ là vi xử lý đầu tiên sử dụng công nghệ cắt tia cực tím của TSMC
Mặc dù mới được ra mắt không lâu, Kirin 980 đã có 2 sản phẩm sẵn sàng để thay thế trong năm sau.
Trong tuần qua, nhiều tin tức về những vi xử lý tiếp theo của Huawei đã được tung lên mạng. Tin đồn đầu tiên là về Kirin 985, một phiên bản nâng cấp nhẹ với xung nhịp mới của chiếc Kirin 980 đang trên thị trường hiện nay. Và tới nay, một sản phẩm còn cao cấp hơn nữa đã được người dùng đồn đoán, mang tên Kirin 990.
Theo đó, đây sẽ là con chip đầu tiên trên Thế giới được sản xuất theo dây truyền cắt bằng tia cực tím rất mới của nhà sản xuất TSMC. Huawei và TSMC là 2 hãng rất thân thiết, các sản phẩm Kirin 960, 970 và 980 đều là các sản phẩm đầu tiên được xây dựng trên tiến trình 16nm, 10nm và 7nm của TSMC. Việc phát triển Kirin 980 đã tiêu tốn của hãng tới 300 triệu USD và tới 3 năm để hoàn thiện.
Kirin 990 vẫn sẽ được xây dựng trên tiến trình 7nm, nhưng với công nghệ cắt tia cực tím (EUV) hoàn toàn mới, và sẽ đi vào sản xuất hàng loạt vào quý 1 năm sau. Bước tiếp theo của TSMC sẽ là tiến trình 5nm, cũng dùng công nghệ cắt UV, nhưng người dùng sẽ phải đợi tới 2020.
Theo Gizchina
Sony có nhận diện khuôn mặt bằng laser mới, vượt xa Face ID của Apple Face ID của Apple có thể nói là phương thức bảo mật an toàn và tiện lợi nhất hiện nay nhưng Sony tuyên bố nhận diện bằng laser sẽ có độ chính xác cao hơn nhiều so với Face ID. Giám đốc bộ phận cảm biến Sony Satoshi Yoshihara cho biết, công ty đang lên kế hoạch tăng cường sản xuất các cảm...