Samsung giới thiệu ứng dụng Dropship: Share tệp lên đến 5GB, cạnh tranh với AirDrop
Samsung đã tung ra một ứng dụng chia sẻ tệp mới cho phép bạn truyền tệp giữa tất cả các loại thiết bị.
Ứng dụng này có tên là Dropship.
Ứng dụng Dropship ra mắt tại Hàn Quốc
Ứng dụng Dropship tạm thời đang độc quyền cho người dùng Hàn Quốc thông qua Galaxy Store. Dropship cho phép bạn chia sẻ các tệp có dung lượng lên đến 5GB mỗi ngày, bằng cách tải chúng lên từ thiết bị lưu trữ, sau đó tạo mã QR mà những người khác sau đó quét để nhận tệp.
Video đang HOT
Người gửi tệp cần có thiết bị Samsung Galaxy S22 series, chạy trên hệ điều hành mới nahast Android 13 với giao diện OneUI 5. Khách hàng upload sẽ cần có tài khoản Samsung. Người nhận không cần phải có ứng dụng hoặc tài khoản Samsung đã đăng ký, mà chỉ cần quét mã QR để tự động tải xuống tệp.
1 của 2
Đây có lẽ là một động thái nâng cấp truyền dữ liệu để cạnh trang với hệ sinh thái Apple. Với Apple, AirDrop là một phương thức truyền tải nội dung (hình, nhạc, video). iPhone có AirDrop sẽ cho phép bạn dễ dàng chuyển nội dung sang iPhone, iPad hay một chiếc máy tính iMac, Macbook. Ngoài ra, AirDrop không thể dùng với các hệ điều hành khác (điện thoại Android, điện thoại Windows Phone…).
Siêu ứng dụng gặp sự cố, chục triệu người dùng Hàn Quốc 'đứng hình'
Hàng triệu người Hàn Quốc điêu đứng, cuộc sống đảo lộn do siêu ứng dụng KakaoTalk gặp sự cố, phải ngừng hoạt động trong vài ngày.
Thuật ngữ siêu ứng dụng (super app) chỉ nền tảng "tất cả trong một" khi tích hợp nhiều tính năng, tiện ích khác nhau như thanh toán điện tử, nhắn tin, tìm kiếm, giao nhận, đặt xe, đi chợ hộ, tra cứu thông tin hành chính hay giao kết bạn bè...
KakaoTalk là siêu ứng dụng tại Hàn Quốc với khoảng 47,5 triệu người dùng, chiếm 90% tổng dân số xứ Kim chi. Siêu ứng dụng này vốn được người Hàn Quốc dùng để nhắn tin, gọi đặt xe, xem bản đồ, chơi game, theo dõi thời tiết cũng như tích hợp hệ thống thanh toán trực tuyến, dịch vụ tài chính, ngân hàng di động.
Hôm 15-10, một đám cháy bùng phát tại tòa nhà SK C&C, nơi hai trong số các hãng công nghệ lớn nhất Hàn Quốc là Kakao và Naver Corp đặt trung tâm dữ liệu. Sự cố khiến toàn bộ các nền tảng và hệ sinh thái của cả hai đặt tại đây đã phải dừng hoạt động vài ngày.
Người dùng Hàn Quốc "đứng hình" khi siêu ứng dụng KakaoTalk gặp sự cố. Ảnh: AllKpop
Ảnh hưởng bởi hỏa hoạn khiến siêu ứng ụng KakaoTalk không thể hoạt động, dẫn tới làm đảo lộn cuộc sống của hàng triệu người. Người dùng không thể trả tiền cho các vật dụng hàng ngày tại cửa hàng tiện lợi, đặt thực phẩm và hàng tạp hóa, khó đặt taxi theo thói quen, việc xem bản đồ bị vô hiệu hóa...
Thậm chí, việc không thể sử dụng siêu ứng dụng KakaoTalk còn khiến "bên thứ ba" chịu thiệt như chia sẻ của một số tài xế taxi cho biết họ mất hơn 90% thu nhập mỗi ngày.
"Có cảm giác như quay lại thời mạng 2G vậy" - một người dùng KakaoTalk của Hàn Quốc viết trên Twitter, trong khi người khác thừa nhận "cảm thấy khó chịu và buồn hơn khi chúng ta ngày càng phụ thuộc quá nhiều vào những ứng dụng như KakaoTalk".
Sự cố của KakaoTalk phần nào được khắc phục khi vào ngày 17-10 công ty cho biết, đã vận hành lại 12.000 trong tổng số 32.000 máy chủ tại trung tâm dữ liệu ở SK C&C.
Dẫu vậy, theo thông tin từ đài KBS, nhiều nhóm khách hàng đang chuẩn bị một vụ kiện tập thể chống lại Kakao, bất chấp việc Giám đốc điều hành (CEO) Namkoong Whon đã phải từ chức sau sự cố nhằm xoa dịu dư luận.
Bằng Hưng
Người dùng Hàn Quốc tố cáo CEO Google với cảnh sát Một nhóm người dùng tại Hàn Quốc đã tố cáo các lãnh đạo cấp cao của Google, trong đó có CEO Sundar Pichai, với cảnh sát vì hệ thống thanh toán trong ứng dụng. Tổ chức Liên hiệp vì Chủ quyền người tiêu dùng (CUCS) cho biết đã tố cáo CEO Google Sundar Pichai, CEO Google Hàn Quốc Nancy Mable Walker và Chủ...