Samsung giảm đến 50.000 USD cho một mẫu TV dịp Black Friday
Đây được xem là một trong những mức giảm lớn nhất cho nhóm thiết bị điện tử ở mùa mua sắm 2020.
Nhân ngày Black Friday, Samsung giảm giá mẫu TV 98 inch Q900 từ 100.000 còn 50.000 USD. Sản phẩm dùng màn hình LCD kết hợp công nghệ chấm lượng tử được hãng gọi là “QLED” cùng chip xử lý hình ảnh 8K Quantum Processor, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để nâng cấp nguồn video.
Thiết bị sử dụng đèn nền full-array với công nghệ Direct Array Mobile Dimming giúp tăng cường tương phản. Bên cạnh đó, đáng chú ý là công nghệ Ambient Mode biến TV hòa lẫn, trở thành một phần của căn phòng.
Video đang HOT
50.000 USD là mức giá sale cho dòng TV cao cấp của Samsung.
Dòng TV 8K của Samsung dùng vi xử lý Quantum 8K để nhận diện nội dung chất lượng thấp, sau đó nâng cấp nội dung gốc lên “tương đương mức 8K”. Một nâng cấp quan trọng khác của dòng TV độ phân giải siêu cao này là cổng tín hiệu HDMI 2.1, truyền tải video với băng thông lớn.
Với mức giá sau khi giảm, sản phẩm của công ty Hàn Quốc đã thấp hơn 10.000 USD so với mẫu TV 98 inch Class Z9G Master trong cùng phân khúc của đối thủ Sony.
Phiên bản 55 inch của mẫu TV này cũng đang được giảm từ 3.500 USD còn gần 2.000 USD. Ưu đãi giá này sẽ kết thúc vào ngày 30/11.
Ngoài Samsung, nhiều mẫu TV cũng giảm giá nhân “ngày thứ 6 đen”. Trong đó, có những mẫu rất phù hợp để người dùng kết hợp chơi game với Xbox Series, Play Station như LG 65 inch Class BX Series (còn 1.200 USD), Vizio 55 inch class OLED (còn 900 USD). Người dùng có thể đặt mua sản phẩm trên Amazon hoặc các trang thương mại quốc tế.
Màn hình OLED Trung Quốc 'gắng sức' bắt kịp Samsung và LG
Sau hơn 20 năm làm việc chăm chỉ, các công ty Trung Quốc hiện đã lật đổ Hàn Quốc trong lĩnh vực màn hình LCD, và mục tiêu tiếp theo của họ là màn hình OLED.
Các công ty Trung Quốc muốn nhanh chóng bắt kịp đối thủ Hàn Quốc về màn hình OLED
Theo GizChina, các công ty Hàn Quốc (chủ yếu là Samsung và LG) đã đứng đầu thị trường màn hình trong nhiều năm trước khi để các công ty Trung Quốc vượt mặt trong lĩnh vực LCD, trong đó BOE hiện là nhà sản xuất LCD hàng đầu thế giới, còn các nhà sản xuất Hàn Quốc về cơ bản đã rút khỏi thị trường LCD.
Giờ đây, các công ty Trung Quốc đang có mục tiêu bắt kịp các nhà sản xuất Hàn Quốc về tấm nền OLED cỡ vừa và nhỏ trong hai hoặc ba năm nữa.
Hiện tại, tấm nền OLED chủ yếu được sử dụng trong smartphone và các sản phẩm khác. Các công ty hàng đầu trong thị trường này là Samsung và LG. Trong vài năm qua, Samsung gần như độc quyền thị trường tấm nền di động OLED. Vào cuối năm 2019, Samsung vẫn kiểm soát 88,1% thị trường OLED (dành cho smartphone). Về thị phần của tấm nền, BOE, Huaxing Optoelectronics, Visionox, Tianma và Huiguang Optoelectronics đều chỉ chiếm một phần nhỏ dưới 10%.
Tuy nhiên, tình hình bây giờ đã khác. Các nhà sản xuất Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng mạnh mẽ các dây chuyền sản xuất OLED trong một hoặc hai năm qua. Theo thống kê, hiện tại có hơn 10 dây chuyền sản xuất OLED cho các dây chuyền thế hệ thứ sáu. Hai hoặc ba năm sau, các dây chuyền sản xuất OLED của Trung Quốc, đặc biệt là dây chuyền sản xuất OLED uốn dẻo, có thể bắt kịp Hàn Quốc.
Mặc dù vậy, trong lĩnh vực tấm nền OLED kích thước lớn, các nhà sản xuất Trung Quốc vẫn thiếu sự hiện diện. Trong lĩnh vực này, ngay cả Samsung cũng không thể cạnh tranh với công ty đồng hương LG. Ở lĩnh vực màn hình OLED cỡ lớn, LG vẫn là cái tên duy nhất.
Đại dịch COVID-19 xuất hiện trong sự kiện Apple một cách tinh tế dù chẳng cần nhắc tên Có tới 6 cách để Apple nhắm trực tiếp tới đại dịch COVID-19 nhưng chúng đều được thực hiện rất khéo léo, không cần thiết phải nói ra Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến gần như mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta và kể cả sự kiện WWDC mới đây của Apple cũng không phải ngoại lệ. Là một...