Samsung đóng cửa nhà máy smartphone cuối cùng tại Trung Quốc như thế nào?
Huệ Châu Samsung là nhà máy điện thoại smartphone cuối cùng của gã khổng lồ điện tử Hàn Quốc ở Trung Quốc, sau khi đã đóng cửa cơ sở tại Thiên Tân vào tháng 12/2018.
Thay vì sản xuất tại Trung Quốc, Samsung đã mở cơ sở sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới ở ngoại ô thủ đô New Delhi của Ấn Độ vào năm ngoái, cũng như đã mở nhà máy lớn tại Việt Nam.
Bên cạnh việc cạnh tranh với các đối thủ đang chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc là Huawei, Xiaomi và Oppo, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung buộc Samsung chuyển hướng phát triển sang Việt Nam và Ấn Độ, theo tờ Techniasa.
Từ hiện tượng đến xu hướng rõ ràng
Đề cập đến sự kiện Samsung đóng cửa nhà máy nói trên, tờ Techniasa xem đây là diễn biến mới báo động về vai trò của Trung Quốc trong hệ thống chuỗi giá trị toàn cầu.
Ở giai đoạn hoàng kim, khu phức hợp của Samsung ở Huệ Châu (nằm phía Bắc đồng bằng sông Châu Giang, tỉnh Quảng Đông), là nhà máy lớn nhất của công ty Hàn Quốc này tại Trung Quốc, sản xuất 1 trong 2 loại smartphone bán ở Trung Quốc.
Giờ đây, các cửa hàng và nhà cung cấp nhỏ bao quanh khu phức hợp rộng lớn – tâm điểm của cộng đồng trong 27 năm qua – đã im lặng và dán thông báo ngừng tuyển dụng.
“Trên thực tế, kể từ tháng Hai, sau Tết Nguyên đán Trung Quốc, nhiều người, và ngày càng đông cư dân của thị trấn Chenjiang ở gần đó, từ doanh nhân, người bán hàng rong, công nhân, chủ nhà đến nhân viên bảo vệ đã đồn đại rằng rằng Samsung sẽ ngừng phần lớn các hoạt động sản xuất trong những tháng tới”, Zhong Ming, một người dân địa phương ở độ tuổi 40, người đã chứng kiến sự phát triển của nhà máy Samsung trong ba thập kỷ qua, trả lời khi tờ Techniasa phỏng vấn.
Huang, người rất quan tâm đến vấn đề đảm bảo việc làm của mình, cho biết rằng số lượng nhân viên đã bị cắt giảm xuống khoảng 4.000 từ khoảng 9.000 lao động của năm 2013 – năm mà Samsung đứng số 1 tại Trung Quốc, chiếm 20% thị phần điện thoại smartphone.
Video đang HOT
Năm ngoái, thị phần của hãng đã giảm xuống chỉ còn khoảng 1% khi đối mặt với các đối thủ Trung Quốc bao gồm Huawei, Xiaomi và Oppo.
Sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á, Ấn Độ và Châu Phi, đã diễn ra ít nhất một thập kỷ, tuy nhiên hiện tượng này tăng tốc rõ ràng kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu áp thuế đối với các sản phẩm của Trung Quốc từ gần một năm trước.
Các đối tác thương mại thường xuyên như Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan (mà Trung Quốc nhập khẩu linh kiện từ các nước này để lắp ráp và sau đó tái xuất khẩu sản phẩm sang thị trường châu Âu và Mỹ), đã giảm.
Theo dữ liệu hải quan của Trung Quốc, nhập khẩu từ Hàn Quốc đã giảm 13,1% trong 5 tháng đầu năm 2019, trong khi nhập khẩu từ Nhật Bản giảm 6,7% và từ Đài Loan giảm 6,9%.
Và lỗ hổng lớn nhất là khi Samsung, khách hàng lớn nhất chuyển hướng quan tâm sang Việt Nam và Ấn Độ. Thay vì sản xuất tại Trung Quốc, Samsung đã mở cơ sở sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới ở ngoại ô thủ đô New Delhi của Ấn Độ vào năm ngoái, cũng như đã mở nhà máy lớn tại Việt Nam.
Và cái bẫy “cô lập”…
Theo tờ Techniasa, sự ra đi của Samsung tại Trung Quốc làm dấy lên mối lo ngại về tương lai kinh tế của nước này trong chuỗi giá trị toàn cầu, đặc biệt là vào thời điểm Hoa Kỳ đang tiến hành một cuộc chiến thương mại chống lại họ.
Tuần trước, Foxconn, nhà lắp ráp iPhone và iPad lớn nhất, đang sử dụng một triệu công nhân tại Trung Quốc, khẳng định đủ tiềm lực bên ngoài Trung Quốc để sản xuất cung ứng các sản phẩm Apple cho Mỹ, nếu cần.
Thông báo đó, cộng với kế hoạch rời khỏi Trung Quốc của Samsung và hiện tượng một số công ty công nghệ Mỹ như Cisco và Oracle có kế hoạch cắt giảm sản xuất ở Trung Quốc, có thể có tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế trong nước và ổn định việc làm của Trung Quốc, cũng như vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu, theo nhận định của các nhà phân tích.
Đối mặt với tình trạng đó, Trung Quốc đã làm gì?
Chính phủ Trung Quốc cam kết với các doanh nghiệp nước ngoài sẽ chào đón và bảo vệ họ. Bắc Kinh cũng vội vã thông qua luật đầu tư nước ngoài. Họ cũng trải thảm đỏ cho các nhà đầu tư lớn.
Ví dụ như Tesla. Nhà máy mới ở Thượng Hải được hỗ trợ bởi các khoản vay hào phóng của các ngân hàng Trung Quốc và thuộc sở hữu độc quyền của Tesla, dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất Model 3 vì cuối năm 2019, chỉ một năm sau khi xây dựng.
Dù vậy, Wang Jisi, một chuyên gia về quan hệ Trung – Mỹ, đã viết trên Global Time hôm thứ Năm rằng, Trung Quốc phải tránh rơi vào cái bẫy “cô lập” của Mỹ và các quốc gia còn lại trên thế giới…
Theo BizLive
Nhà máy smartphone cuối cùng của Samsung tại Trung Quốc sắp đóng cửa
Mới đây, trang South China Morning Post cho biết, Huizhou Samsung Electronics (Samsung Huệ Châu) - nhà máy sản xuất smartphone cuối cùng của Samsung tại Trung Quốc sắp đóng cửa.
Nhà máy Samsung Huệ Châu được thành lập vào ngày 24/8/1992, bốn ngày trước khi Samsung ký hợp đồng liên doanh với chính quyền thành phố Huệ Châu cũng như thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Hàn Quốc
Vào thời hoàng kim, khu phức hợp của Samsung tại Huệ Châu, nằm ở phía bắc của Châu thổ sông Châu Giang, được xem là nhà máy lớn nhất của Samsung tại Trung Quốc, sản xuất 1/5 smartphone bán ra tại Trung Quốc vào năm 2011.
Tuy nhiên, vào ngày 28/2 năm nay, một thông báo ngừng tuyển dụng đã được dán lên cổng ra vào của nhà máy.
Một thông báo ngừng tuyển dụng được dán trên cổng nhà máy vào ngày 28/2/2019. Nhiều xe buýt lớn đang đậu bên trong khu tập thể nhưng không thấy chiếc nào di chuyển vào hoặc ra khỏi cổng
Kể từ tháng 2, sau Tết nguyên đán Trung Quốc, nhiều cư dân ở thị trấn Chenjiang gần đó, từ doanh nhân, công nhân, người cho thuê nhà đến các bảo vệ ở những nhà máy điện tử gần đó đã nghe thấy và lan truyền tin đồn rằng Samsung sẽ dừng một phần lớn hoạt động sản xuất của hãng trong vài tháng tiếp theo.
Samsung Huệ Châu là nhà máy sản xuất smartphone cuối cùng của Samsung tại Trung Quốc sau khi công ty này đóng cửa cơ sở của họ tại thành phố Thiên Tân hồi tháng 12 năm ngoái. Thậm chí, Samsung cũng ngừng sản xuất các thiết bị mạng vào đầu năm 2018 tại nhà máy của mình ở thành phố Thâm Quyến.
Anh Steve Huang, một kỹ sư đã làm việc tại nhà máy Samsung Huệ Châu 17 năm, cho biết hệ thống đèn chiếu sáng ở đây từng được tô điểm với những biển hiệu quảng cáo bắt mắt của Samsung. Bây giờ tất cả đều biến mất. Chưa hết, số nhân viên tại nhà máy đã giảm từ 9.000 người năm 2013, thời điểm Samsung đứng đầu Trung Quốc về thị phần smartphone với 20%, xuống còn 4.000 người.
Năm ngoái, thị phần smartphone Samsung tại Trung Quốc sụt giảm xuống còn 1% trước sự cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu nội địa như Huawei, Xiaomi và OPPO.
Giá thuê một phòng đơn đã giảm từ 500 Yuan (khoảng 1.6 triệu đồng) xuống chỉ còn 200 Yuan hoặc 300 Yuan mà vẫn không thấy công nhân nào đến thuê, một chủ nhà cho biết
Một ông chủ nhà trọ là dân địa phương chia sẻ: "Tháng trước tôi nghe nói vài trăm công nhân đã nhận được khoản tiền bồi thường khoảng từ 10.000 Yuan (khoảng 33.5 triệu đồng) cho tới hơn 100.000 Yuan (335.8 triệu đồng), tùy theo số năm làm việc, và đã rời Samsung".
Samsung Trung Quốc từ chối bình luận bất kể cả truyền thông Trung Quốc và Hàn Quốc tuần trước đều đưa tin việc công ty này cắt giảm hoạt động sản xuất và sa thải bớt công nhân tại nhà máy ở Huệ Châu.
Theo Thế Giới Di Động
Kinh doanh thất bát, LG đóng cửa một nhà máy sản xuất màn OLED cho smartphone, smartwatch Công ty Hàn Quốc đang xem xét việc đóng cửa nhà máy màn hình E2 tại Paju, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc. Theo một số báo cáo mới gần đây, nguyên nhân được cho là do tình trạng thua lỗ kéo dài. Nhà máy này được dùng để sản xuất màn hình OLED cho smartphone, smartwatch, ví dụ Apple Watch. Trong số ba dây...