Samsung đóng cửa dịch vụ âm nhạc Milk Music
Samsung vừa đưa ra thông báo chính thức về việc đóng cửa dịch vụ âm nhạc Milk Music, sau nhiều năm hoạt động không hiệu quả.
Theo SlashGear, Milk Music sẽ bị đóng cửa hoàn toàn vào ngày 22.9 tới. Đây là dịch vụ được Samsung ra mắt cách nay hơn 2 năm.
Dịch vụ âm nhạc Milk Music của Samsung sẽ ngưng hoạt động vào tháng tới. ẢNH: SAMSUNG
Milk Music, một ứng dụng stream nhạc của Samsung ra đời hồi tháng 5.2014 để cạnh tranh với iTunes Radio của Apple hay Pandora, Spotify… Tuy nhiên, sau nhiều năm hoạt động dịch vụ này đã không đem lại hiệu quả.
Lúc mới ra mắt dịch vụ, người dùng có thể lựa chọn loại nhạc mình thích trong tổng số khoảng 13 triệu bài hát được Milk Music cung cấp trên 200 kênh khác nhau. Ngoài ra, người sử dụng cũng có thể thiết lập các kênh yêu thích của riêng mình để nghe ngay bài nhạc yêu thích mà không cần phải tìm trong danh sách của các kênh.
Video đang HOT
Thời điểm đó, Milk Music có khả năng làm việc với các siêu phẩm Galaxy S4, Galaxy S3, Galaxy Note 3, Galaxy Note 2, Galaxy Mega, Galaxy S4 mini…
Thành Luân
Theo Thanhnien
Ổ USB không còn là phương tiện lưu trữ độc tôn
Hiện nay, thay bằng dùng USB để lưu dữ liệu hoặc chia sẻ với người khác, người dùng đã có nhiều lựa chọn như ổ cứng di động và các dịch vụ lưu trữ đám mây.
Với ưu điểm thiết kế nhỏ gọn, tháo lắp nhanh cũng như tốc độ và dung lượng luôn được nâng cấp, USB từng là cái tên được ưu tiên hàng đầu trong việc lưu giữ hay chia sẻ dữ liệu, đặc biệt trong khoảng năm 2003 đến 2013. Nhưng từ 2013 đến nay, thị trường chứng kiến sự giảm dần về nhu cầu về ổ USB của nhiều đối tượng người dùng.
Hiện tại, giá của một bút nhớ USB không cao. Ví dụ, một chiếc USB dung lượng 8GB, tốc độ 2.0 của HP chỉ 65.000 đồng, chiếc tương tự tốc độ 3.0 của Kingston cũng khoảng 120.000 đồng. Trong khi đó, các bản từ 16 đến 128 GB từ 125.000 đến khoảng 1 triệu đồng. Mức giá này đã giảm 50 đến 80% so với cách đây 5 năm.
Theo anh Huy, chủ một cửa hàng bán lẻ phụ kiện máy tính trên đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7, TP HCM) hiện tại, khách hàng của họ chủ yếu mua USB với dung lượng từ khoảng 16 đến 64GB, lác đác còn người mua USB 8GB, và chủ yếu là các công ty mua để làm quà tặng cho khách. Thậm chí, cửa hàng cũng lấy USB làm quà khuyến mãi cho khách mua hàng của mình luôn. Tuy nhiên anh Huy cho hay, số lượng bán ra đã giảm nhiều so với những năm trước, có khi chỉ còn 1/3.
Tùng Anh, sinh viên của trường Đại học Nguyễn Tất Thành (đường Nguyễn Tất Thành, phường 13, quận 4, TP HCM) cho biết, anh vẫn dùng USB để in tài liệu, đồ án hoặc lưu trữ hình ảnh, nhạc... Tuy nhiên, bạn bè đã chuyển qua lưu trữ trên smartphone với bộ nhớ khá cao, từ 16GB đến 64GB. Bên cạnh đó, thẻ nhớ ngoài (gắn trong điện thoại) cũng là cách lựa chọn thay vì USB như trước.
Với nhân viên văn phòng, sự phát triển của các dịch vụ lưu trữ online, dữ liệu đám mây cũng khiến họ "quay lưng" với ổ USB. Anh Nguyễn Hải Đăng, phóng viên công nghệ của ICT News, nhận định, USB có lợi thế ở tính cơ động, nhưng hiện nay hầu hết các dịch vụ đám mây đều 'tặng không' người dùng dung lượng lớn, như Google Drive (15GB) hay OneDrive (30GB)... Người Việt luôn đặt yếu tố "miễn phí" lên hàng đầu, cộng thêm yếu tố mạng Internet luôn sẵn, việc sử dụng USB gần như là thừa thãi.
Anh Hà Tùng, đồng sáng lập diễn đàn công nghệ Techrum, cho hay lưu trữ đám mây do an toàn hơn USB xét ở yếu tố bền vững, khả năng lây nhiễm virus rất ít, và có thể truy cập trên nhiều thiết bị và hệ điều hành, gồm cả máy tính và thiết bị di động. Một điểm mạnh khác của lưu trữ đám mây, theo anh là nó được tích hợp với hệ sinh thái nên tiện dụng. Ví dụ, Google Drive tương thích với hệ sinh thái Google, Apple có iCloud, hay dịch vụ của bên thứ ba như Dropbox có thể tự động cập nhật ảnh chụp lên mây, và tương thích với ứng dụng khác nữa... Tài nguyên này sau đó có thể truy cập trên nhiều thiết bị khác nhau mà không cần phải cắm cáp để chép.
Ngoài ra, một yếu tố khiến người ta dần quay lưng với USB là việc nhiều loại USB không tốt có thể hỏng hóc bất ngờ, dẫn đến mất dữ liệu, bị lạc... nên thông tin dễ bị rò rỉ. Còn dữ liệu đám mây rất an toàn, trừ khi máy chủ dịch vụ đóng cửa.
Hình minh họa Dropbox, kho lưu trữ tư liệu trên đám mây của các loại thiết bị.
Tuy nhiên, USB khó có thể biến mất trong khoảng thời gian vài năm tới. Ngoài ưu điểm nhỏ gọn, tiện dụng, dung lượng của USB cũng ngày càng lớn cùng tốc độ tải dữ liệu được nâng cấp, sản phẩm này vẫn là lựa chọn của số đông dân văn phòng. Tuy nhiên, theo anh Tùng, ổ cứng di động trong tương lai có thể sẽ "tiến hóa" để tương đương với USB hiện thời. Khi đó, USB sẽ không còn được trọng dụng nhiều, nhưng không biến mất. Dung lượng bộ nhớ các thiết bị di động trở nên cao hơn cũng cho phép người dùng có thêm một phương thức lưu trữ, tuy nhiên, việc kết nối với máy tính lại rườm rà, dù là không dây hay có dây.
Thu Hằng
Theo VNE
Đĩa 5D cho phép lưu trữ 360 TB, tồn tại được 13,8 tỷ năm Phương pháp được gọi là lưu trữ dữ liệu 5 chiều, được giới thiệu lần đầu vào năm 2013, đang được cố gắng hoàn thiện và mang vào thương mại hóa. Các nhà khoa học tại Đại học Southampton, Anh vừa chế tạo thành công một dạng thức dữ liệu mới, cho phép đưa thông tin vào các cấu trúc nano trên kính....